Philippines phải phá thế trước khi nhổ cọc bê-tông Biển Đông
Thursday, September 12, 2013
Philippines vừa tuyên bố sẽ dỡ bỏ 75 cọc bê tông mà Trung Quốc vừa đóng tại bãi cạn Scaborough, liệu Philippines có thể làm được điều đó hay phải làm gì trước?
Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Jose Luis Alano
“Philippines không thể để mất Scaborough về tay Trung Quốc”
Phát biểu với các phóng viên bên lề Hội nghị các lãnh đạo Hải quân ASEAN lần thứ 7 đang diễn ra tại Philippines, Phó Đô đốc hải quân Philippines Jose Luis Alano hôm 10/9 cho hay, chính phủ nước này đang thảo luận về việc dỡ bỏ 75 cột bê tông do Trung Quốc xây dựng ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
Đồng thời, ông Alano cũng khẳng định mọi chuyện sẽ không được phép tái diễn như tại bãi Đá Vành Khăn trước đây, “Philippines không thể để mất Scaborough về tay Trung Quốc.”
Khi được hỏi liệu Philippines đã để mất bãi cạn Scarborough vào tay người Trung Quốc sau vụ việc xây cột bê tông hay không, ông Alano bác bỏ ngay lập tức.
Với câu hỏi Philippines sẽ hành động thế nào về vấn đề này, Đô đốc Alano đáp rằng: “Điều đó đang được chúng tôi thảo luận. Tôi không muốn tiết lộ trước quyết định của chúng tôi và cũng không muốn một bên nào nắm được kế hoạch”.
Ông cũng cho hay quân đội Philippines đang tiến hành “giám sát liên tục” ở bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, mọi quyền quyết định sẽ thuộc về chính phủ.
Phá thế hải giám
Trong lúc này, Trung Quốc vẫn khăng khăng bác bỏ những cáo buộc của Philippines về việc họ đã thả những khối đá bê tông một cách bất hợp pháp xuống bãi cạn Scarborough.
"Khu vực đó nằm trong các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc. Nó không nằm trong sự tranh chấp”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy.
Trung Quốc hiện giờ đang kiểm soát bãi cạn Scarborough. Luôn luôn thường trực quanh bãi cạn Scaborough một đội tàu hải giám cỡ lớn (thực chất là tàu quân sự được chuyển đổi đơn vị quản lý).
Đồng thời, các tàu chiến thực sự của Trung Quốc cũng đang túc trực ở bãi Đá Vành Khăn, hải quân Trung Quốc luôn tiến hành các hoạt động tuần tiễu của các biên đội tàu chiến trên Biển Đông.
Hình ảnh chụp từ máy bay cho thấy các khối bê tông nằm rải rác tại bãi cạn Scarborough - Ảnh: Bộ Quốc phòng Philippines Suốt từ cuối năm 2012, hoạt động đánh cá của ngư dân Philippines tại khu vực bãi cạn Scaborough đã bị các tàu hải giám của Trung Quốc ngăn cản.Tờ The Philstar ngày 2/5 dẫn nguồn tin từ một số ngư dân tại thành phố Masinloc, tỉnh Zambales cho biết Bắc Kinh đã cử một đội tàu hải giám hùng hậu đứng “dàn” sẵn trong phạm vi 24km quanh khu vực bãi cạn Scarborough. Khi các ngư dân Philippines đến đây đánh bắt, họ bị tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn từ xa.Một nghi vấn được đặt ra: đến các tàu cá cỡ nhỏ cũng không thể hoạt động, liệu tàu hải quân của Philippines có thể đủ khả năng triển khai để nhổ cọc bê tông của Trung Quốc mà tránh một cuộc giao tranh trực tiếp?Hiện tại, Philippines đã đẩy mạnh tốc độ hiện đại hóa quân sự, đồng thời tăng cường các hoạt động huấn luyện, diễn tập với lính thủy đánh bộ của Mỹ. Tuy nhiên, thực lực quân sự của quốc gia này không thể mang ra so sánh với Trung Quốc.Nếu để xảy ra một cuộc giao tranh, mọi nỗ lực đưa tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ra trọng tài quốc tế sẽ đổ sông đổ bể, thậm chí, Philippines sẽ còn mất nhiều hơn trước.Mỹ lặngTrả lời trước báo chí nước này, Phó Đô đốc hải quân Philippines Jose Luis Alano cho biết hiện tại Philippines đã có những cuộc điện đàm trao đổi với Mỹ về hành động ngang ngược mới của Trung Quốc.Tuy nhiên, một thực tế, Mỹ vẫn chưa có động thái chính thức nào cho hành động này. Cũng như từ vài tháng gần đây, dù đã có nhiều hỗ trợ quân sự cho Philippines, nhưng Mỹ vẫn phớt lờ tranh chấp tại bãi cạn Scaborough và không loại trừ khả năng vấn đề Scarborough sẽ tiếp tục không xuất hiện trong các phiên đàm phán quốc phòng Mỹ-Philippines sắp tới.Trong khi đó, một động thái rất đáng chú ý từ phía Bộ Ngoại giao Nga cho thấy quốc gia này có vẻ như đang đồng thuận theo quan điểm của Trung Quốc.Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov 10/9 trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói nước Nga nhấn mạnh, Moscow không muốn bị cuốn vào các vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang hiện hữu của Trung Quốc.Tuy nhiên, ông Morgulov cũng cho biết thêm: “Nga kêu gọi các bên tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông bình tĩnh và giải quyết "trên cơ sở hoàn toàn song phương".
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov.
Đồng thời Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng đưa ra dẫn chứng về tranh chấp lãnh thổ trước đây giữa Nga và Trung Quốc khiến mối quan hệ song phương rất căng thẳng. Tuy nhiên, khi mọi tranh chấp được giải quyết qua đàm phán song phương thì hiện tại, mọi việc đang diễn tiến rất tốt đẹp.Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng trong tranh chấp Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN, các bên cũng nên tham khảo kinh nghiệm này của Nga.Trong khi đó, các quốc gia thuộc ASEAN đang nỗ lực thúc đẩy tiến độ của cuộc đàm phán đa phương về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) với Trung Quốc.Theo: Xã Luận
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment