Nguy cơ châu Á chạy đua máy bay không người lái
Thursday, September 19, 2013
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc leo thang vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc lần đầu tiên điều máy bay không người lái nội địa đến khu vực căng thẳng vào tháng 9. Theo các chuyên gia, hành động này đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á.
Máy bay không người lái Wing Loong do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: FP.
Đã một năm từ khi chính phủ Nhật Bản mua 3 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư nhằm tránh để Thị trưởng Tokyo theo đường lối dân tộc hành động tự do.Động thái này để tránh cho Nhật Bản sa vào cuộc khủng hoảng tiềm tàng với Trung Quốc, nước tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư.Bắc Kinh phản ứng lại bằng cách đưa hàng loạt máy bay và tàu vây kín quần đảo. Sự hiện diện của máy bay và tàu Trung Quốc thường xuyên đến mức Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) cho máy bay tuần tra gần như hằng ngày để đáp trả.Lúc đỉnh điểm căng thẳng, đội máy bay F-15 của Nhật Bản đã cất cánh sau khi Bắc Kinh kỷ niệm 1 năm ngày Nhật Bản mua lại một phần quần đảo tranh chấp bằng cách đưa máy bay không người lái (UAV) lượn lờ trên quần đảo.
Nhiều nhà phân tích lo ngại tình hình càng phức tạp hơn khi hàng loạt quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực đua nhau phát triển UAV cho riêng mình. Trung Quốc đang thực hiện một trong những chương trình chế tạo UAV lớn nhất thế giới; Nhật Bản hiện tìm cách sở hữu đội máy bay trinh sát chiến lược không người lái Global Hawk, Hàn Quốc vừa mua Global Hawk vừa nâng cao năng lực tự chế tạo UAV; Đài Loan tìm cách tự chế UAV thay vì nhập khẩu; Indonesia cũng đang nỗ lực phát triển phi đội UAV…
Theo các nhà phân tích, hành trình dài 100 dặm của UAV đến phía bắc quần đảo là sự kiện rất có ý nghĩa vì nó làm xấu đi mối quan hệ vốn bất hòa giữa Tokyo và Bắc Kinh.Trước sự việc này, quan chức Nhật Bản cho rằng, nên đưa lực lượng của chính phủ lên quần đảo - điều mà Bắc Kinh có thể chưa từng nghĩ tới trong vài năm qua.Theo tạp chí Mỹ Foreign Policy, điều nguy hiểm hơn là UAV Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong môi trường chiến lược châu Á, tạo thêm nguy cơ bất ổn và căng thẳng leo thang trên biển Hoa Đông và biển Đông.Dù không chính phủ nào trong khu vực muốn sa vào chiến tranh, nhưng nhiều chuyên gia lo ngại xung đột quân sự có thể xuất phát từ vụ việc nhỏ khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát.Theo nhiều chuyên gia, UAV rất có thể là sẽ châm ngòi cho xung đột như vậy. UAV có chi phí sản xuất và vận hành thấp hơn so với máy bay có người lái, nghĩa là có khả năng bầu trời châu Á sẽ ngày càng có nhiều phương tiện bay này.UAV cũng có thể khuyến khích những hành động mạo hiểm hơn khi tính mạng của phi công không còn là điều phải bận tâm. Nhưng sử dụng UAV có nhiều ẩn họa, vì bất kỳ sự cố phần mềm hay liên lạc nào đều có thể khiến nhiệm vụ thất bại. Hơn nữa, những người điều khiển thiếu kinh nghiệm hay tính toán sai lầm có thể khiến tình hình căng thẳng trong khu vực thêm nguy hiểm.Đua nhau tự chế UAVCác chuyên gia cho rằng, vấn đề không chỉ nằm ở UAV. Châu Á đang trong giai đoạn có nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội. Dù nước này khẳng định chiến lược của họ chỉ để tự vệ, nhưng đội tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tàu sân bay, tàu chiến của họ mang bản chất tấn công.Sự mất cân bằng về sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương càng bị kích thích bởi các yếu tố mới nổi ở khu vực. Những nước có năng lực và nguồn lực theo đuổi chương trình hiện đại hóa quân đội (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia) đang có nhiều thay đổi đáng kể.Theo các chuyên gia, điều này nghĩa là không chỉ có hai nước lớn tranh giành lợi thế quân sự, mà khu vực châu Á đang chứng kiến cuộc chạy đua kỹ thuật quân sự khiến căng thẳng ngày càng leo thang.Theo giới quan sát, sự thay đổi quân sự nguy hiểm này càng tồi tệ hơn khi kỹ thuật quân sự ngày càng hiện đại, trong đó việc phổ biến nhanh chóng các phương tiện tự động và không người lái, cũng như năng lực thực hiện chiến tranh mạng.Theo các chuyên gia, mối quan ngại lớn nhất không phải sự hiện đại của những công nghệ này, mà là chưa có những quy tắc tốt để sử dụng chúng trong các cuộc xung đột.May mắn là sự tiếp xúc đầu tiên giữa một UAV của Trung Quốc và các máy bay chiến đấu có người lái của Nhật Bản không gây ra sự cố gì đáng kể. Nhưng điều này làm dấy lên nhiều câu hỏi nghiêm túc mà có thể cả hai nước đã tính đến.Điều gì sẽ cản trở UAV của Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn? Hai nước sẽ phản ứng ra sao nếu UAV bị bắn hạ? Những vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào trong bối cảnh khủng hoảng, khi chưa từng có tiền lệ? Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tính đến lựa chọn bắn hạ bất kỳ UAV nào xâm phạm không phận của họ.TRÚC QUỲNH - Báo TIỀN PHONGTheo Foreign Policy
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment