Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay.
Máy bay trực thăng Sea Hawk do Mỹ chế tạo
Trang mạng tài chính, đầu tư kinh tế Mỹ "Motley Fool" ngày 11 tháng 10 đưa tin, ngày 29 tháng 3 năm 1973, Mỹ tuyên bố chiến tranh Việt Nam kết thúc, đã rút khỏi tốp lính Mỹ cuối cùng khỏi miền nam Việt Nam. 41 năm sau, Mỹ dường như đang quay trở lại Việt Nam.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon, Hải quân Mỹ
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ sẽ khôi phục xuất khẩu vũ khí đối với Việt Nam. Họ đặc biệt phủ nhận hành động này có liên quan đến mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc đối với Việt Nam, trong khi đó hành động này là do tình hình trong nước của Việt Nam được cải thiện, chỉ nói một cách mơ hồ là thông qua "lợi ích an ninh Mỹ" để ám chỉ Trung Quốc.
Mùa hè năm nay, tàu chiến và tàu dịch vụ Trung Quốc đã nhiều lần đâm va tàu Việt Nam để yểm trợ cho một giàn khoan hạ đặt (phi pháp) ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có một sự kiện gây chú ý, đó là Trung Quốc (chủ động khủng bố) đã cho tàu của họ đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Tuy các ngư dân trên tàu cá được tàu thuyền Việt Nam ở gần đó cứu, nhưng sự kiện này vẫn đẩy đối đầu, xung đột Việt-Trung leo thang.
Máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano do Mỹ-Brazil hợp tác sản xuất
Hiện nay, theo mạng tin tức ABC và mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, khi Trung Quốc có lập trường (và hành động) ngày càng cứng rắn (ngông cuồng, hung hăng dọa nạt, đe dọa, uy hiếp bằng vũ lực) trong tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, Mỹ có thể sẽ bắt đầu xuất khẩu "tài sản an ninh trên biển" cho Việt Nam.
Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ cho rằng, những "tài sản an ninh trên biển" này "có thể bao gồm các loại máy bay quân sự từ máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano (do Công ty Embraer Brazil và đối tác hợp tác- Công ty cổ phần Sierra Nevada Corporation/SNC hợp tác chế tạo) đến máy bay tuần tra cỡ lớn P-8 Poseidon do hãng Boeing sản xuất.
Mạng tin tức ABC cho rằng, Mỹ còn có thể xuất khẩu cho Việt Nam các tàu như 5 tàu tuần tra tốc độ nhanh mà Việt Nam nhập khẩu của Mỹ vào năm 2013 – năm 2013 Mỹ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD dùng để nâng cao tốc độ cho Cảnh sát biển Việt Nam, khoản tiền này chủ yếu dùng để mua 5 tàu tuần tra của Mỹ. Do bị ảnh hưởng bởi cấm vận vụ khí đối với Việt Nam, khi đó 5 tàu tuần tra nhanh Mỹ cung cấp cho Việt Nam đều là tàu chiến kiểu phi vũ trang.
Mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ chỉ ra, hiện nay, Việt Nam "hoàn toàn không đặt mua bất cứ trang bị nào". Nhưng, xét tới chính sách mới của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra mới chỉ một tuần, tình hình này có thể sẽ nhanh chóng thay đổi. Đối với các nhà thầu quốc phòng Mỹ, thị trường Việt Nam hoàn toàn không phải là một chiếc bánh có thể bỏ qua.
Máy bay chiến đấu phản lực Scorpion của Tập đoàn Textron, Mỹ
Về tài sản không quân, để bảo đảm an ninh trên biển, Việt Nam có thể sẽ mua sắm sản phẩm của hai doanh nghiệp Mỹ, đó là Công ty Boeing - doanh nghiệp sản xuất máy bay tuần tra trên biển P-8 Poseidon tiên tiến nhất thế giới (loại máy bay đang được Hải quân Mỹ trang bị, thay thế cho P-3C và đã bán cho Ấn Độ…) và Công ty Sierra Nevada - doanh nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu cánh quạt Super Tucano. Đối với quốc gia có ngân sách quốc phòng thấp hơn 10 tỷ USD, 2 loại máy bay này đều là sự lựa chọn “hàng tốt giá rẻ”.
Công ty thứ ba có thể được lợi từ Việt Nam là Tập đoàn Textron Mỹ, công ty này có thể cung cấp sự lựa chọn máy bay chiến đấu có lời hơn, tốc độ nhanh hơn so với Super Tucano, đó là máy bay chiến thuật động cơ phản lực 2 động cơ, 2 chỗ ngồi "Bọ cạp" (Scorpion) do Công ty Cessna thuộc Tập đoàn Textron nghiên cứu chế tạo. Việt Nam còn có thể sẽ lựa chọn mua máy bay trực thăng tuần tra trên biển Sea Hawk rất được ưa chuộng trên phạm vi toàn cầu, do Công ty máy bay Sikorsky Mỹ nghiên cứu chế tạo.
Tàu tuần tra bờ biển Cyclone do Mỹ chế tạo
Về tài sản trên biển, đối tác mà Việt Nam có khả năng lựa chọn hợp tác nhất là nhà máy đóng tàu Bollinger (Bollinger Shipyards), nhà máy đóng tàu này là nhà chế tạo tàu tuần tra bờ biển lớp "Cơn lốc" (Cyclone). Ngoài ra, nhà cung ứng vũ khí tiềm năng của Việt Nam còn bao gồm Công ty hàng hải Huntington Ingalls cùng với Công ty Lockheed Martin - doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo tàu tuần duyên Hải quân Mỹ và nhà máy đóng tàu Austal.
Việt Dũng - Báo GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment