Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí cho Việt Nam phục vụ cho chiến lược khu vực, kiểm soát Biển Đông, muốn Việt Nam tối thiểu là cung cấp dịch vụ cho tàu chiến Mỹ.
Từ ngày 13 - 16 tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina TQ)
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 23 tháng 10 có bài viết cho rằng, là đối thủ cũ trên chiến trường, Mỹ và Việt Nam lại nhanh chóng xích lại gần nhau trong thời gian gần đây. Ngày 9 tháng 10, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thăm Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí, ủng hộ Việt Nam tăng cường năng lực an ninh trên biển và giám sát cảnh báo sớm đối với vùng biển xung quanh. Có nhà phân tích cho rằng, để các nước xung quanh Biển Đông phát huy vai trò "kiềm chế ngoài khơi", Mỹ đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước có liên quan.
Mỹ đã thể hiện thái độ rõ ràng
Từ sau khi thất bại trong chiến tranh Việt Năm năm 1975, Mỹ lập tức áp đặt trừng phạt đối với Việt Nam, đặc biệt là cấm vận vũ khí, do đó Quân đội Việt Nam đã trang bị rất nhiều vũ khí từ Liên Xô cũ và Nga. Tuy nhiên, Quân đội Mỹ đã để lại rất nhiều vũ khí của họ khi rút khỏi Việt Nam, vì vậy Quân đội Việt Nam đã sử dụng rất nhiều vũ khí loại này. Năm 1981, từng có phóng viên Anh đặt câu hỏi với người phát ngôn Nhà Trắng về khả năng Mỹ tái khẳng định quyền sở hữu đối với lô vật tư quân sự này, nhưng quan chức Nhà Trắng từ chối trả lời.
Theo báo Trung Quốc, năm 1984, Quân đội Việt Nam và Thái Lan - đồng minh của Mỹ xảy ra "cuộc chiến dữ dội", Washington chính thức tuyên bố lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, do cân nhắc địa-chính trị, Mỹ hủy bỏ trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam, nhưng vẫn bảo lưu quy định cấm vận liên quan đến quốc phòng. Năm 1998, công ty Singapore định bán 200 xe bọc thép có bằng sáng chế công nghệ Mỹ cho Việt Nam, kết quả bị Mỹ chặn lại.
Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina TQ)
Báo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, những năm gần đây, Mỹ thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, Biển Đông đã trở thành lực đẩy quan trọng cho "tái cân bằng" của Mỹ, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Philippines trở thành đối tượng hỗ trợ của Mỹ. Để đánh "con bài Việt Nam" có hiệu quả, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là điều hoàn toàn không bất ngờ.
Trên thực tế, ngay từ năm 2005, 3 tàu chiến Việt Nam đã lắp đặt radar do chi nhánh của Công ty Northrop Grumman (NOC) Mỹ ở Anh chế tạo. Năm 2006, Bộ Quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên mua được một chiếc xe bọc thép không có vũ trang của công ty Mỹ.
Không chỉ có vậy, Mỹ ngầm cho phép đồng minh bán vũ khí với Việt Nam. Năm 2004, nước thành viên NATO Slovenia bán 2 cầu phao cho Lục quân Việt Nam. Năm 2014, công ty công nghiệp vũ khí Israel đã xây dựng nhà máy sản xuất súng trường ở Việt Nam. Rất rõ ràng, nếu Mỹ không nới lỏng cấm vận, Việt Nam hầu như không có khả năng nhận được những vật tư quân sự này.
Tăng cường năng lực kiểm soát biển của Việt Nam
Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia tiết lộ, quan hệ quân sự Mỹ-Việt xích lại gần nhau sớm đã được các nhà sản xuất vũ khí phương Tây có xúc giác nhạy cảm nhận ra. Năm 2012, tại Triển lãm an ninh châu Á tổ chức ở Malaysia, các doanh nghiệp quốc phòng như Công ty Lockheed Martin Mỹ, Công ty BAE Systems Anh, Công ty DSME Hàn Quốc lần lượt tiếp xúc với Quân đội Việt Nam, hy vọng "làm nóng trước thị trường tiềm năng".
Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina TQ)
Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ phân tích, trong chính sách "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", Việt Nam là đối tượng lôi kéo quan trọng. Đây không chỉ là vì Việt Nam sở hữu vịnh Cam Ranh, quân cảng quan trọng nhất Đông Nam Á, điều quan trọng hơn là Việt Nam duy trì lực lượng quân sự lớn nhất ASEAN và tồn tại bất đồng trong vấn đề Biển Đông với các nước láng giềng.
Theo bài báo, nếu như có thể lôi kéo Việt Nam vào "hệ thống an ninh khu vực" của Mỹ, Mỹ có thể kiểm soát Biển Đông ở cấp độ chiến lược, từ đó tiếp tục đóng vai trò người lãnh đạo khu vực ở Tây Thái Bình Dương.
Bài báo cho rằng, trong tình hình thực lực Mỹ giảm xuống một cách tương đối, thực lực các nước mới nổi ở châu Á tăng lên, Mỹ đang tìm cách dựa vào sức mạnh của nhiều nước hơn để kiềm chế sự phát triển của "đối thủ tiềm tàng", chứ không quan tâm đến những lực lượng này có bao nhiêu khác biệt về ý thức hệ với Mỹ.
Theo báo Trung Quốc, để thu được nhiều lợi nhuận hơn từ Việt Nam, ngoài tân trang các trang bị quân sự do Mỹ chế tạo cũ cho Việt Nam, các công ty quốc phòng Mỹ còn trông đợi bán nhiều vũ khí kiểu mới hơn cho Việt Nam, trong đó trước hết là máy bay tuần tra tầm xa P-3C, radar theo dõi bờ biển tầm xa, tàu tuần tra tốc độ cao.
Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina TQ)
Trang mạng "Tổ hợp công nghiệp quân sự" Nga cho rằng, Mỹ nới lỏng bán vũ khí cho Việt Nam sẽ phát huy vai trò trên phương diện nâng cao trình độ thông tin hóa, năng lực giám sát và năng lực tấn công đối hải cho Việt Nam.
Mỹ và Việt Nam có tính toán riêng
Theo báo Trung Quốc, Mỹ nởi lỏng bán vũ khí cho Việt Nam còn hy vọng thu được nhiều lợi ích chiến lược hơn từ Việt Nam. Tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey đã đặc biệt tham quan cảng Đà Nẵng ở miền trung Việt Nam, đó từng là một "lô cốt đầu cầu" can thiệp chiến tranh Việt nam của lực lượng mặt đất Quân đội Mỹ.
Trong khi đó, vào tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đến thăm vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Điều này được dư luận bên ngoài cho là Quân đội Mỹ tìm mọi cơ hội để quay trở lại những "điểm tựa chiến lược" trên Biển Đông này.
Học giả gốc Việt ở Australia Lê Quý Đôn cho rằng, vịnh Cam Ranh và cảng Đà Nẵng đều là những cảng nước sâu tốt nhất thế giới, nằm ở khu vực trọng yếu chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hành trình bay giữa hai đại dương đều không đến một giờ, vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Vịnh Cam Ranh diện tích đạt 100 km2, trong vịnh nước sâu bình quân 16 - 25 m, có thể bỏ neo tàu sân bay và trên 100 tàu chiến cỡ lớn dưới 40.000 tấn.
Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina TQ)
Học giả Lê Quý Đôn chỉ ra, nhìn vào vị trí địa lý, vịnh Cam Ranh gần khu vực điểm nóng Biển Đông hơn so với các căn cứ hải quân hiện có của Mỹ như Changi của Singapore, Yokosuka của Nhật Bản, Busan của Hàn Quốc, Apra ở Guam, ưu thế địa lợi rất rõ ràng.
Một bản báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển cho rằng, khả năng kiểm soát và điều động lực lượng của vịnh Cam Ranh đối với đảo đá Biển Đông cao hơn so với bất cứ căn cứ hải quân nào khác ở khu vực xung quanh. Một khi Mỹ đặt chân thành công ở vịnh Cam Ranh, họ sẽ có thể kiểm soát yết hầu (cổ họng) Biển Đông. Trong khi đó, về lập trường của Mỹ, mức độ tối thiểu là hy vọng Việt Nam đồng ý mở cửa cảng biển, cung cấp dịch vụ cho tàu chiến của Quân đội Mỹ.
Tại Đối thoại Shangri-La vào tháng 6 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố "vịnh Cam Ranh hoan nghênh tất cả các khách hàng thương mại và quân sự". Tuy nhiên, tờ "Thời báo New York" Mỹ chỉ ra, Việt Nam thực tế đang chơi trò chơi "giẫm trứng gà", "Việt Nam giống như chuồn chuồn múa trên vài quả trứng, trong khi đó những quả trứng này chính là nhiều nước lớn, trong đó có Mỹ".
Chuyên gia vấn đề Đông Nam Á, giáo sư chiến lược an ninh quốc gia Zachary Abuza, Học viện quốc phòng Washington cho rằng: "Người Mỹ cho dù cùng múa với người Việt, họ cũng sẽ quan sát phản ứng của nước khác từ trên vai của chúng tôi".
Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina TQ)
Chuyên gia quân sự Carl Thayer Australia cho rằng, quan hệ quân sự Mỹ-Việt "chắc chắn sẽ mở rộng đến lĩnh vực hợp tác kỹ thuật và diễn tập liên hợp thực chất hơn", nhưng đồng thời ban lãnh đạo Việt Nam cũng giữ thận trọng, "kích động quá mức nước lớn xung quanh có thể làm cho Việt Nam sẽ trở thành người thua lớn nhất trong cuộc đấu địa-chính trị".
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết tuyên truyền trên báo Trung Quốc, chỉ có tính chất tham khảo. Còn Việt Nam ứng xử thế nào với các nước lớn, với vấn đề Biển Đông, làm thế nào để đánh bại mọi kẻ thù có mưu đồ xâm lược, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bảo vệ và mở rộng lợi ích quốc gia… thì người Việt luôn đủ thông minh, đủ tài trí, nguồn lực và sức mạnh để giải quyết theo cách riêng của mình.
Bình Đông - Báo GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment