Phản ứng của Mỹ trước hành động của Trung Quôc tại Trường Sa
Wednesday, April 22, 2015
Mỹ tăng gấp đôi quy mô tập trận với Philippines, ủng hộ ASEAN lập lực lượng tuần tra chung, viện trợ Philippines…
Hàng loạt tuyên bố các cấp của phía Mỹ, từ Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng, tới tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Tư lệnh Hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ… cho thấy chính quyền Mỹ ngày càng quan ngại trước hành động của Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo để thành các tổ hợp quân sự ở Trường Sa. Mỹ đã có một số hành động bày tỏ phản ứng của mình.Mỹ-Philippines tăng gấp đôi quy mô tập trận thường niênKể từ ngày 20/4, hàng nghìn binh lính Mỹ và Philippines sẽ tham gia các cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày trong bối cảnh Trung Quốc đe dọa ngày càng nhiều các nước trong khu vực, gia cố cơ sở quân sự tại Đá Vành Khăn, nơi Philippines tuyên bố chủ quyền. Tại cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và Philippines năm nay, số binh lính tham gia nhiều gấp đôi so với năm ngoái với hơn 12.000 lính của cả 2 bên. Đây là dấu hiệu cho thấy 2 nước mở rộng quan hệ đối tác chiến lược trước hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại Trường Sa.Trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung mang tên Balikatan (Vai kề vai), quân đội hai nước sẽ diễn tập đổ bộ từ một căn cứ hải quân, cách bãi đá Scarborough 220 km, khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc từ năm 2012.Hiện Manila đang cần được Washington yểm trợ nhiều hơn về mặt ngoại giao và quân sự để đối phó với những hành động ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm xác định chủ quyền của nước này tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông.Ngày 15/4/2015, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario bày tỏ, Mỹ đang cân nhắc cung cấp một số thiết bị hải quân và không quân cho Philppines, sắp tới ông cũng có chuyến thăm tới Washington để thảo luận về việc này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vài ngày trước đã công bố kế hoạch viện trợ mới cho Philippines.
Balikatan Mỹ-Philippines 2015 tăng gấp đối lực lượng diễn tập đổ bộ chiếm đảo
Trả lời phỏng vấn AFP hồi tuần trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết hình ảnh hai quân đội tác chiến Balikatan “có tính chất răn đe bất kỳ thực thể nào, dù đó là một quốc gia hay là những phần tử Hồi giáo cực đoan”. Ông Aquino khẳng định cuộc tập trận Balikatan là sự kiện thường niên, không nhằm vào Trung Quốc, song ông đã thảo luận về mức độ Philippines phụ thuộc vào Mỹ. Trả lời phỏng vấn AFP, ông Aquino cảnh báo thế giới nên cảnh giác trước những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.Mỹ ủng hộ tàu chiến Nhật Bản tuần tra Biển Đông và ASEAN thành lập một lực lượng tuần tra chungTư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Đô đốc Robert Thomas cho hay, Mỹ ủng hộ mở rộng các nhiệm vụ tuần tra chung giữa Nhật và Mỹ từ Nhật Bản qua vùng Biển Đông. Mỹ cũng chuyến khích Nhật Bản mở rộng tuần tra vùng trời Biển Đông.Trong tháng 3 vừa rồi, Đô đốc Robert Thomas tuyên bố ủng hộ thành lập một “lực lượng biển do ASEAN đứng đầu” tại Biển Đông. Bình luận của ông đã được đưa ra trong một cuộc thảo luận nhóm tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không quốc tế Langkawi về việc làm thế nào để đối phó với nạn cướp biển lan sang khu vực Tây Nam của Biển Đông.Theo Collin Koh, chuyên gia Singapore, sáng kiến tuần tra chung có thể được nhìn nhận dưới hai lăng kính: việc Trung Quốc tăng cường lực lượng ở Biển Đông và sự gia tăng các vụ cướp biển trong khu vực. Lực lượng hải quân có tính linh hoạt cao, đôi khi việc triển khai là mập mờ vì nhiều mục tiêu chiến lược khác nhau. Song hầu hết các nhà bình luận hiện nay đều nhất trí rằng đề xuất này là nhằm vào hoạt động của Trung Quốc củng cố các đảo nhân tạo trên Biển Đông, và bất kỳ lý do nào liên quan đến các vụ cướp biển chỉ là cái cớ. Bắc Kinh nhanh chóng phản ứng, với lập trường chính thức lâu nay là kêu gọi không can thiệp, như thể Biển Đông.Philippines và Nhật Bản đã ủng hộ ý tưởng lực lượng tuần tra chung. Với Manila, đây là một cách để bù đắp sự thiếu hụt năng lực của họ trong khí tài tuần tra trên biển, trong khi Nhật Bản coi sáng kiến đó là một phần trong “chủ nghĩa hòa bình chủ động” được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra, theo đó Lực lượng Phòng vệ sẽ có vai trò an ninh lớn hơn ở nước ngoài. Song, nếu có một bộ phận nào đó trong ASEAN ủng hộ ý tưởng này, nó sẽ không được đưa vào chương trình nghị sự. Thậm chí ngay cả khi nếu được đưa ra thảo luận tại các hội nghị ASEAN, nó cũng sẽ không được thông qua bởi nội bộ ASEAN quá chia rẽ về đề xuất đó. Chẳng hạn như Campuchia và Lào hiện quá lệ thuộc vào Bắc Kinh về kinh tế, cùng với việc Campuchia cách đây không lâu còn nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc. Thái Lan cũng sẽ lãnh đạm với đề xuất này, bởi Bangkok muốn để Washington biết rằng họ bất mãn với những chỉ trích của Mỹ về cuộc đảo chính và sự thiếu dân chủ ở Thái Lan. Singapore đã chính thức không phản ứng trước đề xuất này.Cách đây không lâu Malaysia đã đề xuất ý tưởng về một Nhóm Phản ứng nhanh ASEAN. Nó hoàn toàn tương đồng với ý tưởng mà Indonesia đưa ra đầu những năm 2000 về một lực lượng gìn giữ hòa bình ASEAN thường trực. Kuala Lumpur lâu nay luôn ủng hộ ý tưởng về sự hợp tác quân sự liên khu vực sâu sắc hơn.Các đề xuất nêu trên nếu được triển khai sẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hóa Biển Đông lên một bước cao hơn./.
Hoài Nam-Báo Tổ Quốc
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment