Ở phía Nam châu Á, bên cạnh đối tác – người bạn trường niên Việt Nam, Nga cũng đang hướng đến xây dựng quan hệ tốt đẹp, mang lại lợi ích với Singapore.
Giáo sư Artyom Lukin từ Đại học liên bang Viễn Đông của Nga gần đây (31/3) có bài bình luận trong đó phân tích các động cơ thôi thúc Nga chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á.
Giáo sư Artyom Lukin cho rằng khi phải đối mặt với các vấn đề khó khăn ở khu vực biên giới phía Tây, Nga đã có động thái mới với nhiều hy vọng ở khu vực phía Đông.
Chính quyền Moscow của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra, đồng thời thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á của mình nhằm gặt hái được những thành quả mới từ các đồng minh chính trị cũng như đối tác của mình ở khu vực.
Chiến lược hướng Đông của Nga hiện được cho là đang ở những bước đi đầu tiên dựa trên một số nền tảng có sẵn.
Artyom Lukin cho rằng từ nửa sau của những năm 2000, chính quyền Moscow đã bắn đầu tiến hành các bước đi nghiêm túc nhằm phát triển khu vực Viễn Đông vốn từ lâu luôn bị bỏ ngỏ.
Nga cũng tìm các mở rộng các mối quan hệ hợp tác của mình ở khu vực Đông Á, đa dạng hoá các đối tác làm ăn và dần tách chân ra khỏi các đối tác ở châu Ấu vốn chỉ đơn thuần có hợp tác kinh tế.
Theo Giáo sư Artyom Lukin, ở thời điểm hiện tại, mục tiêu xây dựng và duy trì các mối quan hệ mật thiết với các quốc gia trong khu vực châu Á dường như không được nhiệt tình cho lắm.
Mục tiêu của Nga cũng chưa sản sinh ra được các kết quả thực tế.
Thay đổi để tồn tại
Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Theo chuyên gia Nga, ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine và đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây thì các mối quan hệ của Moscow cũng đã không được như mong muốn.
Trong các mối quan hệ này, đối với Nga, Trung Quốc là một lựa chọn rõ ràng nhất để Moscow quay sang châu Á. Điều này thực sự được kích thích khi chính quyền Bắc Kinh đưa ra các tuyên bố thể hiện sự trung lập khi đề cập đến các hành động của Nga ở Ukraine, đặc biệt là khi Crimea bị Moscow sáp nhập vào lãnh thổ của mình.
Các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin trong các tháng 5 và 11 năm 2011 cũng như hàng loạt các cuộc gặp cấp cao giữa các quan chức và phái đoàn Nga – Trung 1 năm sau đó tự chúng đã đánh dấu sực xích lại gần nhau đang ngày càng phát triển giữa hai nước lớn này
Nga – Trung đã tổ chức nhiều cuộc đàm phát, ký nhiều thoả thuận giá trị cao trong các lĩnh vực quan trọng của xã hội như năng lượng, tài chính, công nghệ cao...
Các mối quan hệ song phương Nga – Trung được tăng cường này cho thấy Bắc Kinh và Moscow sẽ cơ bản hợp tác với nhau trong 30 năm nữa.
Thoả thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD từ miền Đông của Nga đến Đông Bắc Trung Quốc là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.
Bên cạnh đó, nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ các nhà cung ứng của Nga đã tăng đến 36% trong năm 2014.
Các ngân hàng trung ương của hai quốc gia này cũng đã ký kết với nhau một thoả thuận trao đổi tiền têh trị giá đến 25 tỷ USD, trong đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, rút tiền của Nga khi cần.
Thoả thuận tài chính này được ký kết trong bối cảnh các cơ quan tín dụng hàng đầu của phương Tây (Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch) đang dần dần hạ thấp tỷ lệ tín dụng của Nga xuống mức gần như vô giá và vô giá trị.
Trong lúc đó, cơ quan tín dụng của Trung Quốc là Dagong Global đã đề xuất cho công ty năng lượng của Gazprom ở mức AAA, cho phép siêu doanh nghiệp này của Moscow có thể đặt các cổ phiếu giá trị ở Hồng Kông.
Tháng 10 năm 2014, trong khi làm việc với Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng “Nga – Trung là đối tác và đồng minh tự nhiên”.
Tuy nhiên, ở khu vực châu Á, giữa Nga và Trung Quốc vẫn đang tồn tại sự cạnh tranh về mặt lợi ích, đặc biệt là ở vùng Trung Á nơi Trung Quốc đang có sự hiện hiện kinh tế ngày càng lớn khiến Moscow luôn lo lắng và quan ngại.
Để cân bằng lại vấn đề này, Moscow và Bắc Kinh gần đây đã thống nhất cùng nhau tham gia điều phối các sáng kiến kinh tế dẫn đường, cụ thể là Liên minh Á Âu do Nga dẫn đầu và dự an Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa do Trung Quốc lãnh đạo.
Một khía cạnh nữa mà vị chuyên gia Nga cũng đã đề cập đó là, trước nay, Nga vẫn quan ngại sự hiện diện ngày càng nhiều của người Trung Quốc ở Viễn Đông nhưng nay Moscow chủ động tháo bỏ các cản trở cho phép Trung Quốc đầu tư nhiều hơn ở khu vực này với chiến lược táo bạo, chấp nhận rủi ro để tận dụng vốn của Trung Quốc.
Năm 2014, một dấu mốc bắt đầu được Moscow thực hiện đó là việc chính quyền Nga đồng ý bán cổ phần tối thiểu cho các công ty Trung Quốc đang hoạt động ở các mỏ dầu trữ lượng nhiều nhất ở Đông Siberia.
Moscow không những thế còn thể hiện thái độ sẵn sàng cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vai trò kiểm soát – nói cách khác là có thể lãnh đạo các mỏ dầu và khí đốt của Nga (tất nhiên là phải có điều kiện).
Nga ngủ một mắt, thức một mắt
Giáo sư Artyom Lukin cũng nhấn mạnh thêm rằng, mặc dù nhiệt tình với Bắc Kinh như vậy nhưng trong thâm tâm Nga luôn cảnh giác với các hậu quả và nguy cơ khi ôm Trung Quốc quá chặt.
Theo nhà nhận định, nếu Nga tìm kiếm đối tác để đa dạng các mối quan hệ ở châu Á thì Nhật Bản xem ra là một lựa chọn lý tưởng nhất.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần đây cũng rất sốt sắng trong việc cải thiện quan hệ với các quốc gia láng giềng ở phía Bắc, ông cũng đã gặp gỡ Tổng thống Nga Putin vài lần trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2014.
Lãnh đạo Nga - Nhật
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất trong quan hệ với Nga là vấn đề tư thế đồng minh của Tokyo với Washington cũng như yếu tố tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật khi chưa được giải quyết triệt để.
Điều này khiến hợp tác giữa Nhật và Nga trở nên khó khăn khi Tokyo sẽ phải tìm các vượt qua các áp lực từ phía Mỹ đồng minh lớn nhất, đang cung cấp ô hạt nhân bảo vệ Nhật Bản.
Chính quyền Nhật cũng đã ban hành các lệnh trừng phạt chống Nga theo phương Tây. Chính điều này đã khiến cho chuyến công du dự định đến Nhật của ông Putin buộc phải huỷ bỏ.
Nếu các mối quan hệ của Nga với phương Tây vẫn ở thảm cảnh như hiện nay thì ông Shizo Abe chắc chắn sẽ khó khăn khi mời ông Putin đến Nhật Bản trong năm nay.
Việt Nam và các đối tác khác ở châu lục
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang
Không giống như Nhật Bản, Hàn Quốc đã thẳng thừng tuyên bố từ chối trừng phạt Nga liên quan đến vấn đề khủng hoảng và sáp nhập Crimea.
Các cuộc đối thoại giữa Moscow và Seoul dường như đang ở trạng thái rất tốt. Nga hiện đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong “Sáng kiến Á Âu” do Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye khởi xướng.
Còn 1 điểm sáng nữa với Nga ở bán đảo Triều Tiên đó chính là nước Cộng hoà nhân dân Bắc Triều Tiên. Gần đây, quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Nga xuất hiện những tiến bộ và điểm sáng rất đáng kể trong bối cảnh quan hệ Trung – Triều đang nguội dần, thậm chí nó hoàn toàn có nguy cơ tắt hẳn.
Tháng 5 tới đây, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un có thể sẽ đến Nga. Người ta dự đoán, đây sẽ là dấu mốc ghi nhận những đỉnh điểm mới trong quan hệ Nga – Triều.
Bắc Triều Tiên cần Nga để không lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Nga cũng cần Bắc Triều Tiên để đối phó với phương Tây, điều chỉnh quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ở phía Nam châu Á, bên cạnh đối tác – người bạn lâu năm Việt Nam, Nga cũng đang hướng đến xây dựng quan hệ tốt đẹp, mang lại lợi ích với Singapore.
Lãnh đạo Nga - Hàn
Moskva coi Singapore không chỉ là một nhà đầu tư tiềm năng mà còn là cửa ngõ tiến vào Thái Bình Dương, một “cố vấn viên cao cấp” của các doanh nghiệp Nga.
Ở Nam Á, Nga ít nhiều cũng đã gặt hái được một số thành công ngoại giao khi đưa Ấn Độ và Pakistan tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải bất chấp sự miễn cưỡng của Trung Quốc.
Giáo sư Nga nhận định rằng hiện còn có hai câu hỏi lớn cần thời gian để trả lời về chiến lược hướng Đông đang được Nga thực hiện.
Thứ nhất, những lợi ích mới tìm thấy của Moscow ở châu Á có bền vững đến khi nào và nếu Nga thành công trong việc bình thường hoá quan hệ với phương Tây?.
Thứ hai, liệu chiến lược xoay trục của Nga không chỉ nhấn mạnh Trung Quốc mà toàn bộ châu Á liệu có rộng lớn quá?
Cuối cùng, chuyên gia Nga này cho rằng hiện nay rõ ràng có thể nhận thấy sự bất tương xứng trong chiến lược chủ động tích cực hướng tới châu Á và khả năng gánh vác kinh tế.
“Nếu không Nga sẽ phải đối mặt với những triển vọng xấu, trong đó có việc biến mình thành trung tâm cung cấp nhiên liệu thô phục vụ Trung Quốc”. - Giáo sư Artyom Lukin nhận định.
Bình Nguyên - Thời báo Doanh Nghiệp
Comments[ 0 ]
Post a Comment