Bắc Kinh thừa hiểu rằng, nếu tấn công quân sự Myanmar chắc chắn sẽ giống như một gáo nước dội vào giấc mộng đang thành của chính mình.
Thời gian gần đây truyền thông Trung Quốc rộ lên các thông tin về việc quân đội nước này đang có những động thái điều động binh lực xuống khu vực biên giới ở Tây Nam để ứng phó với những diễn biến khó lường ở Myanmar, trong khi đó, thực tế cũng đã xuất hiện nhiều giọng điệu của các học giả diều hâu khuyến cáo Bắc Kinh phải dùng vũ lực với Myanmar để cảnh báo không leo thang xung đột ở Kokang.
Tuy nhiên, theo nhận định của một chuyên gia, Trung Quốc chỉ có thể hoặc buộc phải sử dụng đòn kiểm soát mềm đối với Myanmar bởi Bắc Kinh hoàn toàn hiểu rằng chỉ có như vậy Trung Quốc mới có cơ hội thực hiện được giấc mơ xây dựng và vận hành thêm hai hạm đội hải quân mới là Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Ấn Độ Dương.
Theo thông tin của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), Tập đoàn quân số 14 của quân đội Trung Quốc cách đây vài tuần đã bắn đầu tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở khu vực phía Tây của tỉnh Vân Nam nơi có đường biên giới tiếp giáp với Myanmar.
Cuộc diễn tập này chủ yếu mang màu sắc cảnh báo, ra oai, phô diễn lực lượng bởi nó diễn ra trong bối cảnh giữa Trung Quốc và Myanmar đang có căng thẳng ngoại giao liên quan đến tình trạng xung đột bạo lực đang gia tăng ở khu vực biên giới, cụ thể là giao tranh giữa quân chính phủ Myanmar và lực lượng phiến quân người dân tộc thiểu số ở Kokang.
Bom, đạn pháo từ Myanmar đã có một số lần bay cả sang khu vực địa phận của tỉnh Vân Nam Trung Quốc khiến cho ít nhất 4 nông dân địa phương thiệt mạng trong tháng Ba vừa qua.
Nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh thông qua các động thái quân sự đang gửi đi một thông điệp với Naypyidaw sau khi quân chính phủ Myanmar tiếp tục tiến hành chiến dịch tấn công quân sự nhằm tiêu diệt Quân đội liên minh dân chủ dân tộc Myanmar ở Kokang (đây là một tổ chức đòi độc lập thành lập vào ngày 27/3/2015).
Các nguồn tin mật được truyền thông Bắc Kinh tung ra nói rằng PLA đã bố trí các đơn vị pháo binh, phòng không quanh khu vực biên giới, đồng thời thắt chặt lưu thông ở khu vực, đưa các đơn vị quân sự đã bố trí vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Tuy nhiên, Trung Quốc thừa hiểu rằng, tấn công quân sự Myanmar chắc chắn sẽ đem lại nhiều thiệt lại, đặc biệt là vấn đề địa chính trị. Chính vì vậy, đối với Trung Quốc, việc tăng cường chiến lược kiểm soát mềm dài hạn đối với Myanmar là ưu tiên và có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
Kiểm soát mềm lâu dài được với Myanmar đem lại lợi ích kinh tế, quân sự nhiều hơn là việc đưa quân đánh lại đạo quân của quốc gia từng nhập nhiều vũ khí, mua nhiều hàng do Trung Quốc sản xuất cũng như chịu ảnh hưởng tương đối của Bắc Kinh.
Mạng Sina quân sự của Trung Quốc gần đây cũng có bài bình luận cho rằng: Không giống như các quốc gia láng giềng khác của Trung Quốc là Việt Nam, Campuchia, Nepal và Bhutan, Myanmar nắm vị trí then chốt đối với cánh cửa tiến ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc từ phía Tây Nam.
Đây là lý do vì sao Trung Quốc bỏ rất nhiều tiền của để thuê và sẽ thuê đất của Myanmar để xây dựng một căn cứ hải quân cỡ lớn ở khu vực này.Trung Quốc thực sự muốn có được Myanmar trên mọi mặt, mọi lĩnh vực, trước tiên là xây dựng quan hệ đồng minh quân sự với nước này.
Để thực hiện tham vọng này, những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên viện trợ quân sự, giúp đỡ Myanmar thực hiện các sứ mênh phi quân sự để dần dần thu phục ý chí lãnh đạo Myanmar.
Trung Quốc hiện nay cũng đang sốt sắng đẩy nhanh tốc độ phát triển các dự án xây dựng đường dẫn khí đối giữa hai nước với mong muốn sẽ trở thành đối tác năng lượng lớn nhất của Myanmar.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng thúc đẩy tăng đầu tư tiền bạc vào các dự án xây dựng, phát triển cảng, cơ sở hạ tầng, y tế, viễn thông và năng lượng ở Myanmar nhằm mục đích cho Myanmar thấy được các “lợi ích” khi chơi với Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc có thể xây dựng và bảo vệ được dự án đóng cảng lâu dài ở Ấn Độ Dương thông qua Myanmar trong tương lai thì đây sẽ là điểm tựa cho hải quân tầm xa của Trung Quốc hiện hiện thường trực ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Trung Quốc có tham vọng xây dựng Hạm đội Thái Bình Dương phụ trách tác chiến từ chuỗi đảo thứ nhất gồm quần đảo Kurile , Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines và Indonesia và chuỗi đảo thứ hai từ quần đảo Kuriles quan Nhật Bản, Bonins, Marianas, Carolines, và Indonesia.
Trong khi đó, tham vọng xây dựng Hạm đội Ấn Độ Dương sẽ đảm trách khu vực từ Eo biển Malacca ở Biển Đông đến tận cùng Ấn Độ Dương.
Myanmar trong vài năm gần đây nổi lên như một đấu trường cạnh tranh mới đầy tiềm năng ở châu Á. Không chỉ có Trung Quốc, Thái Lan, người Mỹ cũng muốn có ảnh hưởng vững chắc trên mảnh đất hứa đang trải qua lộ trình cải cách chuyển mình này. Chính vì vậy, nước nào va chạm với Myanmar sẽ phải gánh lấy hậu quả chiến lược lâu dài chứ không chỉ là đơn thuần xuất phát từ những vấn đề trước mắt.
Trong một động thái nhằm làm giảm đi căng thẳng giữa Myanmar và Bắc Kinh, tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc phát đi hôm 2/3/2014 cho biết Myanmar đã lên tiếng nhận trách nhiệm đồng thời xin lỗi Trung Quốc vì vụ thả bom nhầm trên lãnh thổ Trung Quốc khiến ít nhất 5 người chết.
Tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết sự việc thả bom nhầm khiến 5 người dân Trung Quốc thiệt mạng xảy ra trong bối cảnh quân chính phủ Myanmar mở các cuộc tiến công nhằm vào lực lượng liên minh phiến quân mang tên Quân đội đồng minh dân chủ dân tộc Myanmar.
Các cuộc tấn công của quân đội Mynamar vào khu vực Kokang cũng đã khiến cho hàng ngàn người tị nạn có xu hướng vượt biên tràn qua lãnh thổ TQ để lãnh nạn. Trung Quốc đã rất tức giận với vụ việc đồng thời lên tiếng cảnh báo sẽ có phản ứng quyết liệt nếu tình trạng này xảy ra một lần nữa.
Khi gặp gỡ Bộ trưởng ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin tại Bắc Kinh vào ngày hôm qua 2/3, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị đã thông báo rằng TQ và Myanmar đã thành lập một nhóm điều tra chung để tìm hiểu và giải quyết vụ việc.
Bộ trưởng ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin được báo chí TQ cho biết ông đã chấp nhận kết quả điều tra trong đó nói rõ máy báy Myanmar đã thả bom làm nhiều người TQ thiệt mạng. Bộ ngoại giao TQ trong thông cáo đã nói rằng đại diện của Mynamar đã xin lỗi, đồng thời sẽ bồi thường cho các thường dân Trung Quốc.
Hòa Bình - Người Đưa Tin
Comments[ 0 ]
Post a Comment