Đằng sau việc Obama hoãn chuyến thăm Việt Nam
Friday, November 13, 2015
Khởi hành từ Washington, Tổng thống Mỹ Obama sẽ thực hiện chuyến công du châu Á lên đến chín ngày kể từ ngày 14 tháng 11, Obama sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ tham dự Hội nghị G20, đến Philippines dự APEC, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á được tổ chức tại Malaysia và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng, rất nhiều người cho rằng Obama sẽ đến Việt Nam trong chuyến công du châu Á lần này, và suy đoán đó có vẻ như là hợp lý. Nhưng lịch trình của Obama đã thay đổi, Obama vẫn chưa đến Việt Nam trong lần này, lại có rất nhiều đồn đoán về thời điểm tiếp theo và những lý do gì Obama chưa đến Việt Nam.
Khi Obama lên nắm quyền, một sự thay đổi lớn so với cựu Tổng thống George W. Bush, Obama chú ý nhiều hơn đến việc "trở lại Đông Nam Á", sao đó mở rộng khái niệm là "trở lại châu Á", chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương".
Đây là một sự điều chỉnh chiến lược quan trọng của chính quyền Obama kể từ khi ông lên nắm quyền, Đông Nam Á nơi Hoa Kỳ coi là trọng tâm của chiến lược mới ở châu Á-Thái Bình Dương. Cho đến nay, tổng cộng đã có chín lần Obama thực hiện các chuyến công du đến châu Á. Trong số đó, có một lần ông đến thăm ba nước ASEAN: Singapore (2009), Campuchia (2012), Thái Lan (2012); đến thăm bốn nước ASEAN hai lần: Indonesia (năm 2010 và 2011 ), Myanmar (2012 và 2014), Malaysia (2014 và 2015) và Philippines (2014 và 2015).
Obama vẫn chưa có chuyến công du nào đến ba nước ASEAN: Brunei, Việt Nam và Lào. Brunei là quốc gia nhỏ, trong khi Việt Nam và Lào là hai Đảng Cộng sản ở Đông Nam Á và là các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Dân số của Việt Nam hiện nay hơn 90 triệu người, diện tích hơn 320.000 km vuông. Mặc dù Việt Nam có mức độ phát triển kinh tế thấp hơn so với sáu nước ASEAN khác, nhưng lại là một trong bốn nước lãnh đạo ASEAN. Về quy mô dân số, diện tích đất đai, địa chính trị, hoặc sức mạnh quốc gia, thì đặc biệt nhất là sức mạnh quân sự, sức mạnh quân sự của Việt Nam chiếm một vị trí rất quan trọng.trong khu vực Đông Nam Á.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt Nam vào năm 1995, quan hệ hai nước đã có những cải thiện nhanh chóng, để từ kẻ thù trở thành bạn bè và trở thành "quan hệ đối tác toàn diện" đó là một bước ngoặt lớn. Năm 2013, khi Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ, Obama đã công bố kế hoạch đến thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình. Tháng Bảy năm nay, lần đầu tiên Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ và đây được coi là một chuyến thăm "lịch sử".
Năm nay là năm kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ, hai bên đã tổ chức nhiều sự kiện phong phú và đa dạng.
Rất nhiều học giả cũng như các phương tiện truyền thông đều cho rằng Obama sẽ đến thăm Việt Nam trong chuyến thăm châu Á tháng 11 này, đúng dịp kỷ kiệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và là thời điểm quan hệ hai nước lên đến cao trào.
Tổng thống Mỹ Obama năm nay đã quyết định chưa thăm Việt Nam, việc này đã làm cho các nhà quan sát chính trị và ngoại giao bất ngờ.
Nhà Trắng công bố việc chưa đến Việt Nam mà không có lý do rõ ràng và cụ thể, và chỉ có thể giải thích dựa trên sự hiểu biết và suy đoán.
Giải thích về việc hoãn chuyến thăm đến Việt Nam, các cố vấn Mỹ đã đưa ra một số lý do, "do lịch trình quá dày đặc, không thể sắp xếp thời gian" đến Việt Nam. Tuyên bố này rõ ràng chỉ là một cái cớ, rất nhiều phương tiện truyền thông không đồng ý. Không có vấn đề gì với việc lịch trình quá nhiều, một chuyến thăm Việt Nam hai hoặc ba ngày đều có thể sắp xếp được.
Lập luận khác là việc cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, do đó Việt Nam sẽ "không quan tâm". Giải thích như vậy là không rõ ràng, và chỉ có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Nhà Trắng mới biết.
Nhiều nhà quan sát khẳng định rằng, Hoa Kỳ "vẫn đang chờ đợi một số phản ứng dứt khoát hơn từ Hà Nội hay một thái độ tích cực hơn."
Có thể Hoa Kỳ đang chờ đợi kết quả của của Đại hội XII sắp tới...
Năm 2016 cả Hoa Kỳ và Việt Nam bước vào "năm bầu cử", chính vì vậy cho dù là Obama đến thăm Việt Nam sau Đại hội Đảng XII thì chuyến thăm này cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng và không có gì hơn.
Trong khi đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn không thay đổi, độc lập tự chủ, đa dạng hóa hóa các mối quan hệ nhằm để duy trì sự cân bằng tương đối giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
22 tháng 10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong phát biểu trước Đại hội ông đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam cương quyết đi theo chính sách đối ngoại độc lập,"Việt Nam và Trung Quốc, Hoa Kỳ là các mối quan hệ cực kỳ quan trọng, cần phải duy trì quan hệ tốt với hai quốc gia này, chúng ta sẽ có thể duy trì một sự cân bằng, duy trì độc lập..."
Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia, không cho quốc gia nào đóng quân trên lãnh thổ... Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết.
Tuyên bố này đã phác thảo rất rõ ràng lập trường nguyên tắc của Việt Nam về đề ngoại giao và đường lối, và có lẽ sẽ không có một sự điều chỉnh lớn nào sau đại hội.
Tân Hoa Xã
Tags:
VietNam-US
Comments[ 0 ]
Post a Comment