Ngày 23 tháng 5 vừa qua, trong cuộc họp giữa Tổng thống
Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, tổng thống Mỹ đã bất
ngờ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam từ thời Chiến
tranh Lạnh. Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
trong một cuộc họp báo cũng cho rằng, Trung Quốc muốn thấy Việt Nam phát triển
quan hệ bình thường với tất cả các quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ, hy vọng rằng
mối quan hệ đó có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát triển của khu vực.
Biếm họa của Hoàn Cầu khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận hạt nhân dân sự trong những năm trước
Trong khi đó tại Hà Nội, Obama cho biết rằng, đây
không phải là động thái nhằm chống lại Trung Quốc, cũng không phải là để gửi thông
điệp nào đến Trung Quốc, tuy nhiên, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây lý
giải rằng, đây là hành động chống lại Trung Quốc của Hoa Kỳ. Như vậy, Trung Quốc
thực sự có cần phải lo lắng về mối quan hệ Mỹ-Việt Nam? Nhiều nhà phân tích cho
rằng, không cần phải lo lắng.
Thứ
nhất, đó là lòng tin chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là
không có cơ sở, quá nhiều rào cản khác biệt giữa hai quốc gia, như hệ thống
chính trị, tôn giáo, nhân quyền… Cần lưu ý rằng, kể từ khi Obama nhậm chức và đề
xuất chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, tám năm và đến khi gần kết
thúc nhiệm kỳ của mình ông mới sang Việt Nam, chúng ta cần phải kiểm chứng tác
động của việc thực thi chiến lược trên. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đang cố gắng
tìm kiếm các lợi ích riêng cho chính họ, đặc biệt là các lợi ích trên Biển
Đông. Về cơ bản, Hoa Kỳ không thể bắt Việt Nam hành động theo ý họ, và Việt Nam
cũng không muốn làm “con tốt” của Hoa Kỳ.
Thứ
hai, một trong những ưu tiên trong chiến lược quốc gia
Việt Nam là làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Trung Quốc, đó là một trong những
nội dung quan trọng. Việt Nam coi Trung Quốc là một trụ cột ưu tú trong sự ổn định
về chính trị. Việt Nam gần như là một bản sao của phiên bản mở của cải cách của
Trung Quốc, Trung Hoa đánh giá cao mối quan hệ với Trung Quốc, hai bên nhất trí
cho rằng, sự phát triển của mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia có một ý
nghĩa đặc biệt. Mặc dù Hà Nội đưa ra một số biện pháp cải cách chính trị, nhưng
không thể đáp ứng nhu cầu của phương Tây. Quy mô của Việt Nam quá nhỏ, không thể trở
thành một đơn vị tư tưởng độc lập. Việc giữ cho Đảng cầm quyền ở Việt Nam phụ
thuộc một phần đáng kể của sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của Trung Quốc.
Ngoài ra, hai quốc gia có hệ thống chính trị tương tự như nhau, ngoài việc trao
đổi ngoại giao quốc gia giữa hai bên, cả hai quốc gia cũng dễ dàng kiểm soát các
cuộc khủng hoảng, ổn định là một đòn bẩy quan trọng của các mối quan hệ ngoại
giao.
Hơn nữa, những mâu thuẫn lớn nhất tồn tại giữa hai
nước là Biển Đông. Hiện nay, hai nước đã phân định thành công ranh giới trên bộ,
việc phân chia ranh Vịnh Bắc Bộ cũng đã hoàn thành. Việt Nam cũng đang tuyên bố
chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, nhưng Việt Nam hiện nay đang thực hiện việc thăm dò khai thác dầu
khí ngoài đường chín đoạn. Trong khi đó các tranh chấp giữa hai nước không phải
là mặt trận lớn, mặc dù cường độ cao.
Thứ
ba và cuối cùng, tìm một sự cân bằng giữa các cường quốc
chính là sự lựa chọn đầu tiên trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam. chính
sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam là "một độc lập, đa dạng hóa quan hệ
quốc tế." Ở Việt Nam, sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ không
có gì hơn là làm cho Việt Nam có thêm một sự bảo đảm, họ tiếp tục tham gia cùng
Trung Quốc trên con thuyền kinh tế, về mặt ngoại giao có vẻ như họ đang có một
sự bảo đảm từ Hoa Kỳ, và đây cũng là chính sách đối ngoại của các quốc gia
trong khu vực Đông Á.
Henry Kissinger cũng tin rằng, Việt Nam sẽ không bao
giờ làm một “con tốt” cho kẻ khác. Việt Nam là một bậc thầy về cân bằng quyền lực
giữa các nước lớn. Việt Nam nhập khẩu vũ khí chủ yếu là từ Nga, hiện nay họ còn
tăng cường hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, và hiện nay là Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận
vũ khí, Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều hơn một sự lựa chọn. Ngay cả khi Mỹ
không bán vũ khí, điều này cũng không sao. Ngoài ra, hệ thống vũ khí chính của
Việt Nam có nguồn gốc Nga, các tàu của
Nga có thể cập cảng Việt Nam, sự phát triển của quan hệ Mỹ-Việt Nam sẽ không làm
thay đổi mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Nga.
Comments[ 0 ]
Post a Comment