Washington đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Các nhà phân tích tin rằng động thái mới nhất này của chính quyền Mỹ phản ánh sự lo ngại về ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Washington đang cố gắng lôi kéo Ấn Độ cũng tham gia vào cuộc chơi để bao vây Trung Quốc. Việt Nam và Ấn Độ từ trước chưa bao giờ đồng tình với Hoa Kỳ. Nhưng hôm nay điều gì đang thay đổi?
Việt Nam và Ấn Độ đã có một số thỏa thuận với Hoa Kỳ
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến Hà Nội, chú trọng đến các vấn đề hợp tác như, kinh tế và an ninh giữa hai nước, cũng là dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, theo Washington Post.
Theo công bố, Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm trước, nhằm để giúp Việt Nam tăng cường an ninh trên Biển Đông đối phó với những hàng động hung hăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Obama cho biết rằng, việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không nhắm vào Trung Quốc. Theo Tổng thống Mỹ, quyết định này dựa trên mong muốn của Hoa Kỳ nhằm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Đây là một xu hướng chính trị của đảng Dân chủ (sau chuyến thăm Cuba), họ muốn cho cử tri Mỹ thấy rằng, chúng ta có thể giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại với các chế độ “phi dân chủ” bằng các biện pháp hòa bình chứ không phải dùng vũ lực.
Ở Việt Nam đã xảy ra các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc sử dụng một số đảo ở quần đảo Trường Sa và mục đích quân sự. Trong lúc đó chính quyền Hà Nội thông báo Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của mình. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ dường như chia sẻ lợi ích chung là kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam có thể cảm thấy “vui” khi Hoa Kỳ cho phép tham gia vào khối đối tác xuyên Thái Bình Dương. Thỏa thuận này sẽ tạo ra nhiều việc làm mới ở Việt Nam. Tuy nhiên quyết định này cũng bị chỉ trích mạnh ở nước Mỹ.
Tuy nhiên, rõ ràng là chính quyền mới của Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách gắn kết (dụ dỗ) với Việt Nam. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ không thể “cứng” mãi được trước sự “tán tỉnh” của Mỹ.
Trong khi đó, trong tuần vừa qua, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh. Thỏa thuận này làm cho Ấn Độ trở thành một đồng minh tương tự như Israel khi họ cũng có thỏa thuận trên. Tổng thống Obama sẽ ký dự luật sau khi Thượng viện và Hạ viện phê chuẩn.
Theo Firstpost.com, Mỹ muốn bán các hệ thống phòng không cho Ấn Độ hoặc bắt đầu cùng hợp tác phát triển chung. Sự lạc quan này có được là việc Ấn Độ ngày càng lựa chọn các loại vũ khí do Mỹ chế tạo. Giá trị đơn hàng từ 300 triệu đến 14 tỷ USD trong 10 năm qua. Hiện nay, quân đội Ấn Độ đang xem xét việc mua các máy bay chiến đấu F-16 và F / A-18 trang bị cho Không quân Ấn Độ.
Nga đã mất khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tay Hoa Kỳ?
Đáng chú ý, những chính phủ trước đây của và cả Quốc hội Ấn Độ cũng đã phản đối việc thực hiện một thỏa thuận như vậy với Hoa Kỳ, coi đó là hành động phá hủy chính sách không liên kết của Ấn Độ. Tuy nhiên, thủ tướng đương chức Narendra Modi của Ấn Độ không đồng tình với quan điểm trên. Thỏa thuận về dịch vụ hậu cần sẽ cho phép cả hai quốc gia có thể sử dụng nhiều dịch vụ và phối hợp các hành động quân sự với nhau dễ dàng hơn. Ngoài ra, Ấn Độ đã là một thành viên của các cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông trong năm năm qua, nhằm đẩy lùi sự xâm lược của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam.
Tình trạng đối tác giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể được định nghĩa như một đồng minh không thuộc khối NATO. Trạng thái này không có các hiệp ước phòng thủ chung, nhưng nó sẽ cho phép Washington có thể mở rộng các lợi ích khác và khả năng phòng thủ.
Nga có cái nhìn thận trọng đối với sự phát triển quan hệ quân sự và chính trị giữa Mỹ và các đối tác truyền thống như Việt Nam và Ấn Độ. Họ là những đối tác rất quan trọng đối với Nga. Tuy nhiên, Nga không nên bi quan về những động thái trên. Ấn Độ vẫn là khách hàng số một của trang bị vũ khí Nga. Tại Ấn Độ, Nga đã đánh mất một số mảng của thị trường quân sự và vận tải hàng không, nhưng cũng có những mảng rất tích cực trong các lĩnh vực khác của quốc phòng, ông Sergei Lunev, Giáo sư chuyên ngành Viễn Đông thuộc Học viện Ngoại giao LB Nga cho biết với báo Sự thật (Pravda).
Việt Nam cũng tương tự như Ấn Độ trong vấn đề trên. Trong tháng này, đại sứ Việt Nam tại Nga cũng đã cho biết, họ sẵn sàng cho phép Nga trở lại cảng Cam Ranh, nơi mà Nga đang sử dụng như một trạm tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom chiến lược của Nga ở Thái Bình Dương. Năm ngoái, phía Mỹ muốn Việt Nam đóng cửa các cơ sở này, nhưng Việt Nam đã từ chối, chuyên gia Sergei Lunev cho biết.
Các tập đoàn quân sự và chính trị của chúng tôi với Ấn Độ và Việt Nam đang có nhiều hoạt động hơn. Ấn Độ và Việt Nam sẽ phối hợp với Mỹ tạo nên một đòn bẩy áp lực vào Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định", Sergei Lunev kết luận.
Báo Sự thật (Pravda)
Comments[ 0 ]
Post a Comment