Bộ Quốc phòng Việt Nam đã “âm thầm” tổ chức một hội nghị quốc phòng trong tuần này với sự tham dự của các tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ.
Máy bay vận tải C-295M của không quân Việt Nam
Sự kiện này diễn ra ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama và sau khi có những thông tin cho biết, Washington cân nhắc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Hội nghị trên đã diễn ra một cách bí mật ở Việt Nam, cùng với sự tham gia của các công ty tập đoàn vũ hí Mỹ như Boeing, Lockheed Martin. Đây là thời điểm Việt Nam đang thực hiện các chương trình mua sắm trang bị vũ khí nhiều nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh.
Các phương tiện truyền thông chính thống Việt Nam không đưa thông tìn gì về sự kiện này, cùng với việc các phóng viên quốc phòng cũng không đưa tin về diễn đàn trên.
Mọi cố gắng của hãng thông tấn Reuters nhằm để tham dự hội nghị này đều không thành công và Reuters cũng không thể liên hệ với Bộ Quốc phòng Việt Nam để ghi nhận ý kiến về sự kiện.
Việt Nam đã gia tăng những nỗ lực quốc phòng của mình trong khả năng phòng thủ và là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ 8 trên thế giới.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2013
Hội thảo quốc phòng diễn ra tại Hà Nội vào thời điểm chính quyền Hoa Kỳ đang tranh luận về việc chấp thuận yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Việt Nam, lệnh cấm vận là một trong những tàn dư cuối cùng của thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Đã có những tiết lộ rằng, Việt Nam đã thực hiện các cuộc đàm phán với các công ty tập đoàn sản xuất trang bị vũ khí của phương Tây và Hoa Kỳ trong nhiều năm nhằm để tăng cường lực lượng máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay tuần tra, trinh sát cảnh báo sớm, cho dù Nga vẫn là đối tác truyền thống và đang duy trì sự thống trị tại Việt Nam.
Một số nguồn tin trong ngành cho biết, phía Hà Nội quan tâm đến các trang bị vũ khí của Hoa Kỳ nhưng họ đang lo ngại về một lệnh cấm vận khác trong tương lai, ngay cả khi lệnh cấm vận hiện thời được dỡ bỏ.
Người phát ngôn của tập đoàn Lockheed Martin đã xác nhận, tập đoàn này có tham gia hội nghị trên tại Hà Nội. Tập đoàn Boeing cũng tham gia sự kiện và tuyên bố rằng động thái này không trái với lệnh cấm hiện thời của nhà chức trách Hoa Kỳ.
Việt Nam hiện đã trang bị 5 tàu ngầm Kilo trong đơn hàng 6 chiếc từ Nga, những chiếc tàu ngầm này được trang bị loại tên lửa hành trình Klub, họ cũng đã trang bị 2 tiểu đoàn tên lửa đất-đối-không S-300 của Nga. Phía Israel đã giúp Việt Nam sản xuất súng trường tấn công Galil và bán radar AD-STAR 2888.
Hiện tại các nguồn cung cấp các trang bị vũ khí cho quân đội Việt Nam đã được cân đối với ba đối tác chính là Nga, Ấn Độ và Israel. Tuy nhiên các nhà phân tích đều cho rằng, Việt Nam sẽ không xây dựng mối quan hệ liên minh chính thức với bất kỳ quốc gia nào, họ sẽ duy trì chính sách đối ngoại đa phương, tránh lệ thuộc vào một siêu cường nào đó.
Ông Tim Huxley, một chuyên gia an ninh khu vực tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, cho rằng lợi ích của Việt Nam trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí không chỉ là việc họ có thể tiếp cận công nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ, mà động thái này còn giúp họ nâng cao lợi thế nhiều mặt trong các cuộc thương lượng của họ.
"Động thái này phản ánh mối quan tâm về những gì đang xảy ra trên Biển Đông và nhu cầu của Việt Nam trong công tác tái cơ cấu và khả năng phòng thủ, với việc nhấn mạnh và tập trung nhiều hơn nhằm nâng cao hơn nữa khả năng của lực lượng hải quân và không quân," Tim Huxley cho biết.
Một bài báo đăng trên báo Quân đội Nhân dân Điện tử hồi tháng 3 vừa qua dẫn lời thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh, ông cho biết, mối quan hệ Việt – Mỹ thiếu vắng sự hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng và phía Hà Nội muốn Washington “cung cấp thêm công nghệ hiện đại, phù hợp và thích ứng”.
Comments[ 0 ]
Post a Comment