Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tạo một sự khởi đầu mới
cho một giai đoạn mới của mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Điều này được lý
giải là bắt nguồn từ những căng thẳng ngày càng trầm trọng trên Biển Đông. Sau
chuyến thăm Việt Nam, Obama sẽ thăm Nhật Bản để dự hội nghị thượng đỉnh G7. Các
chuyên gia khẳng định xu hướng tái lập quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và không loại
trừ việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam.
Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của Tổng thống Obama trong hai nhiệm
kỳ của ông. Kể từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh, hai quốc gia này đã cố gắng để
bình thường hóa quan hệ, các công ty tập đoàn kinh tế Mỹ có mối quan tâm lớn
đối với “con hổ đang lớn” ở châu Á này, nơi có thể cung cấp hàng hóa với giá
trị đến hàng chục tỷ đô la Mỹ, trong khi chính quyền Obama đang thúc đẩy việc
thành lập một khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên hiện nay có vẻ như hai bên đang đi trên lộ trình mới với các cấp độ
mới cả về quân sự và chính trị và ngày càng rõ ràng. Trước chuyến thăm của
Obama đến Việt Nam, tại Washington đang thảo luận rộng rãi về việc dỡ bỏ hoàn
toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đặc biệt là các hệ thống radar, các
máy bay tuần tra trinh sát biển. Trước đó hai năm, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần
lệnh cấm vận vũ khí đối với các trang thiết bị vũ khí liên quan đến an ninh
hàng hải.
Nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Ilya Usov trao đổi
với "Izvestia" qua điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ
quan điểm của chính sách đối ngoại, đây là sự kiện rất quan trọng đối với Việt
Nam, thậm chí Quốc hội Việt Nam đã chấp thuận những thỏa thuận đặc biệt của
giới lãnh đạo mới đối với Obama.
Trong bối cảnh với sự leo thang căng thẳng trên Biển Đông, một chuyến thăm của
Tổng thống Mỹ đến Hà Nội chắc chắn đây là một sự hỗ trợ lớn trong cuộc đối đầu
với Bắc Kinh. Trong khi Việt Nam cũng chờ đợi việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí,
tuy nhiên đó chỉ là bước đi mang tính biểu tượng, nhằm xóa bỏ những tàn tích
của cuộc Chiến tranh Lạnh, đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ và rằng
Hoa Kỳ sẵn sàng để hỗ trợ cho Việt Nam, chuyên gia Ilya Usov cho biết.
Hiện tại Việt Nam là một trong những khách hàng lớn của các trang bị vũ khí
Nga, như tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và máy bay chiến đấu đa năng, nhưng họ
cũng quan tâm đến các trang bị vũ khí và công nghệ của Mỹ, như radar, máy bay
không người lái và máy bay tuần tra, đặc biệt là máy bay P-3 "Orion"
và P-8 "Poseidon", nhà nghiên cứu Ilya Usov giải thích.
Trong ngắn hạn, người Mỹ không thể thay thế vai trò thống trị của các trang bị
vũ khí Nga ở thị trường Việt Nam. Bời vì có khoảng 80% các trang thiết bị quân
sự Việt Nam đang sử dụng là của Liên Xô và Nga. Hơn nữa, Hà Nội đang tìm cách
đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí. Gần đây, Nga để lọt vào tay Israel đơn
hàng xây dựng một nhà máy sản xuất vũ khí.
Chuyến thăm Việt Nam của Obama sẽ diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng đang
gia tăng trên Biển Đông bởi Trung Quốc, các va chạm gia tăng dần đều liên quan
đến các hàng động quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trước chuyến thăm của Obama
đến Việt Nam chỉ một ngày thì hai máy bay chiến đấu Trung Quốc đã thực hiện
hành vi “đánh chặn” đối với máy bay tuần tra trinh sát của Hoa Kỳ trên vùng
biển quốc tế, gần các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép ở
Trường Sa.
Washington đang cáo buộc Bắc Kinh với hàng động quân sự hóa Biển Đông và các
phản ứng của Trung Quốc buộc Hoa Kỳ phải gia tăng hiện diện về quân sự đối với
khu vực và tăng cường độ tuần tra và các cuộc tập trận. Trong năm 2015, các bên
thậm chí đã thiết lập một đường dây nóng đặc biệt để ngăn chặn những sự cố
tương tự đã xảy ra vào năm 2001, khi một máy bay do thám của Mỹ buộc phải hạ
cánh khẩn cấp khi va chạm với máy bay của Trung Quốc. Tuy nhiên, các sự kiện
gần đây đã cho thấy rằng, đường dây nóng đã ngưng hoạt động khi Bắc Kinh muốn
chứng tỏ sự “bất mãn” của họ đối với các hoạt động của Hoa Kỳ ở khu vực mà
Trung Quốc tự cho là sân sau.
Các nhà quan sát lưu ý rằng, trên bờ biển phía nam của Trung Quốc đang tập
trung các loại vũ khí tiên tiến nhất, bao gồm cả các tàu ngầm hạt nhân và tên
lửa diệt tàu sân bay mới nhất DF-21. Tất cả những động thái trên của Trung Quốc
càng làm cho các quốc gia hàng xóm đang có tranh chấp lãnh thổ càng phẫn nộ.
Ông Alexander Panov, chuyên gia hàng đầu của Viện Mỹ và Canada, cựu Đại sứ Nga
tại Nhật cho biết với "Izvestia" rằng, các yếu tố của cuộc đối đầu
Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông đã có sẵn, và cả hai bên đang đấu trí. Nhưng Mỹ sẽ
không tham gia vào một cuộc xung đột mở, mà sẽ nhấn mạnh vào việc đảm bảo tự do
hàng hải. Với Việt Nam, sẽ không có liên minh quân sự-chính trị, nhưng quan hệ
Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ ngày càng gần nhau hơn, và cũng có thể cung cấp vũ khí.
Trong khi đó chuyên gia Ilya Usov nhấn mạnh rằng, chính sách đối ngoại của Việt
Nam sử dụng một “không” trong nguyên tắc “ba không”, là không liên minh quân sự
với quốc gia nào. Nhưng trên thực tế, Việt Nam (và Philippines) phải dựa vào Mỹ
trong tranh chấp với Trung Quốc. Như vậy, "liên minh" trên thực tế
đang tồn tại.
Sau chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ sẽ bay đến Nhật Bản để tham gia hội
nghị thượng đỉnh G7, nơi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu thế giới
sẽ thảo luận về sự phối hợp của chính sách tiền tệ và tài chính trong điều kiện
có sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.
Sẽ nhiều vấn đề lớn trên thế giới được bàn thảo như chương trính hạt nhân của
Triều Tiên, vấn đề Ukraine và tất nhiên có vấn đề Biển Đông. Họ cần chứng tỏ sự
đoàn kết, và rằng chuyến thăm của ông Abe đến Sochi cho thấy Tokyo thực sự muốn
bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Nga, chuyên gia Alexander Panov cho biết.
Một địa điểm đặc biệt trong tour của Obama là chuyến thăm thành phố Hiroshima
của Nhật Bản, nơi Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống đây năm 1945.
Đây là một “tour diễn” tạm biệt của Obama, và ông đang cố gắng để viết nên lịch
sử. Chuyến thăm Việt Nam, cũng như chuyến thăm Cuba gần đây, đó không chỉ là
một cử chỉ đẹp, mà điều đó còn chứng tỏ rằng, cuối cùng các bên đang vùi lấp
những tàn dư cuối của các cuộc chiến tranh. Và hành động thăm Nhật Bản cũng
vậy, nhưng Obama sẽ không xin lỗi về việc thả bom nguyên tử, nhưng ông sẽ là
tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima, chuyên gia Alexander Panov kết luận.
Comments[ 0 ]
Post a Comment