Việt Nam đã gia tăng mức chi tiêu quân sự đáng kể trong những năm gần đây, với bối cảnh một loạt những căng thẳng ngày càng gia tăng trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Và các quốc gia Đông Nam Á này ( Việt Nam) có thể sớm tung ra các đợt mua sắm trang bị vũ khí lớn, nhằm nâng cấp khả năng phòng thủ của mình. Ngày hôm quan (23/5), Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Việt Nam sẽ chi bao nhiêu cho quốc phòng?
Năm ngoái, mức chi tiêu cho quân sự của Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD, hay chiếm 8% trong tổng chi tiêu của chính phủ, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Đó là một sự gia tăng đáng kể từ năm 2005, khi Việt Nam chỉ chi khoảng 1 tỷ USD, mặc dù các con số đó là còn chưa rõ ràng vì chính phủ Việt Nam không công bố ngân sách quốc phòng của họ.
Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên đến 5 tỷ USD trong năm 2016 này, và ước đạt khoảng 6,2 tỉ USD và năm 2020, đây là ước tính của ông Jon Grevatt, Chuyên viên phân tích Công nghiệp Quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương thuộc IHS Jane.
Những con số này có thể tăng nhanh nhưng đây chỉ là mức chỉ tiêu rất nhỏ so với mức chi tiêu của các cường quốc trên thế giới. Mỹ vẫn đang dẫn đầu thế giới với mức chi tiêu ước đạt 596 tỷ USD, trong khi đó Trung Quốc nằm ở vị trí thứ hai với mức chi tiêu khoảng 215 tỷ USD, theo đánh giá của SIPRI.
Những nhà cung cấp chính của Việt Nam là quốc gia nào?
Trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì việc mua sắm trang bị với khoảng 80% các trang bị vũ khí đến từ Nga.
Việt Nam đã và đang hiện đại hóa khả năng quân sự của mình bằng các đơn hàng gần đây, như các tàu ngầm Kilo, các tàu chiến mặt nước, các hệ thống tên lửa phòng không và phòng thủ bờ biển, cùng với lực lượng máy bay chiến đấu mạnh mẽ do Nga sản xuất.
Moskva dự kiến vẫn sẽ duy trì vị trí dẫn đầu của mình tại thị trường Việt Nam, nhưng các quốc gia châu Âu và Israel đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường tiềm năng này.
"Điều này cũng cho phép Hoa Kỳ có thể có một cơ hội như vậy," chuyên gia Grevatt cho biết.
Mỹ đã bán một số trang thiết bị cũ cho Việt Nam. Lệnh cấm vận vũ khí đã được nới lỏng và gần đây nhất là vào năm 2014. Washington hiện đang chuyển giao sáu tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam, nhằm để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển của họ, nhằm chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
IHS Jane ước tính rằng, Việt Nam sẽ chi khoảng 1,6 tỷ USD cho việc mua sắm quốc phòng trong năm nay, và sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ USD vào năm 2020.
Một số trang thiết bị vũ khí mà phía Việt Nam được cho là đang xem xét việc mua sắm là máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion của Lockheed Martin và hệ thống radar ven biển của Raytheon (RTN), IHS cho biết thêm.
Việt Nam cũng có kế hoạch tăng cường an ninh hàng hải của họ với các máy bay tuần tra, hệ thống radar ven biển... Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam có thể sẽ phải cần có một số sự trợ giúp tài chính để hoàn thành các chương trình việc mua sắm.
Phần lớn các doanh nghiệp quốc phòng dự kiến sẽ thực hiện một số chương trình hợp tác. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình liên doanh, sản xuất, chế tạo các trang thiết bị vũ khí trong nước nhằm nâng cao khả năng năng lực của nền công nghiệp quốc phòng trong nước.
Comments[ 0 ]
Post a Comment