Trung Quốc đã phản ứng với quyết định của Hoa Kỳ về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương hàng thập niên đối với Việt Nam, coi đó như là tình tiết tăng nặng khi các tranh chấp đang gia tăng trên Biển Đông.
Hôm thứ ba (24/5), một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ hy vọng của ông về việc bắt đầu một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ kinh tế và quân sự và ngày càng chặt chẽ hơn với Việt Nam, một cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã được tổ chức tại một tỉnh ở Trung Quốc nằm sát biên giới Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã thảo luận về mối quan hệ giữa hai nước.
Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng thân thiện, sông liền sông, núi liền núi. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thực hiện một loạt các thỏa thuận pháp lý, nhằm nâng cao hợp tác và quản lý biên giới hai nước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết với báo chí hôm thứ ba (24/5).
Cuộc họp kín cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc với dụng ý của Bắc Kinh là nhằm “trấn an” Việt Nam, rằng là hai quốc gia chung ý thức hệ, phải đặt lợi ích chung lên trên hết, gạt đi những bất đồng, nhất là những bất đồng trên Biển Đông.
Bình luận về quyết định của Mỹ khi dỡ bỏ lệnh cấm của họ đối với Việt Nam, bà Hoa Xuân Oánh nhắc lại nhiều lần rằng, Trung Quốc hoan nghênh và bày tỏ hy vọng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có lợi cho ổn định và hòa bình của khu vực.
Phản ứng đó chứng tỏ sự tiến bộ về mặt ngoại giao của Trung Quốc, nhưng triển vọng của mối quan hệ đối tác ngày càng phát triển mạnh giữa Việt Nam và Mỹ sẽ làm Bắc Kinh đau đầu hơn nhiều so với mối quan hệ liên minh giữa Mỹ và Philippines, Giáo sư Trương Minh Lượng một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam, Quảng Châu Trung Quốc, ông cho biết.
Việt Nam có kinh nghiệm cực kỳ lão luyện trong các cuộc đối đầu với Trung Quốc. Họ có một sự tỉnh táo vốn có hơn đối thủ và hiểu rõ đối thủ của họ hơn ai hết. Việt Nam có những chiến lược quan trọng trong việc chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực. Người Mỹ đang khai thác đầy đủ lợi thế này của Việt Nam, Giáo sư Trương Minh Lượng cho biết.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết hôm thứ Tư (25/5), Việt Nam không theo đuổi việc quân sự hóa trên Biển Đông, và sẽ phối hợp với các bên để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với một số nhà báo nước ngoài, Thủ tướng Việt Nam cho biết, tình hình Biển Đông đã phát triển phức tạp, và Việt Nam cần bạn bè khu vực và các đối tác chiến lược giúp để đảm bảo sự hài hòa và tránh bất kỳ sự gián đoạn nào đối với thương mại hàng hải.
"Việt Nam không quân sự hóa, nhưng Việt Nam theo đuổi mục tiêu bảo vệ chủ quyền của chúng tôi, trước hết là với các biện pháp hòa bình, các biện pháp ngoại giao và thậm chí cả biện pháp pháp lý", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Thủ tướng Phúc không đề cập đến Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn, và đã nói rõ ràng rằng ,“pháp lý” như một phương tiện để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.
Vị Xuyên 1989, Ảnh TTVNOL
Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có phát biểu tại Quốc hội Việt Nam, ông Tập đã phát biểu nhiệt tình và nhấn mạnh việc hai nước cùng chung ý thức hệ nên duy trì. Chúng ta phải tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai, và không để cho bất cứ ai cản trở bước đi của chúng ta hoặc làm gián đoạn mối quan hệ giữa chúng ta, Tập Cận Bình cho biết vào thời điểm đó.
Trung Quốc thừa nhận rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang càng ngày càng chặt chẽ hơn, tuy nhiên Việt Nam muốn vẫn duy trì mối quan hệ nghiêm túc với Bắc Kinh, ông Trương Bảo Hối, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á -Thái Bình Dương thuộc Đại học Lĩnh Nam tại Hồng Kông cho biết.
Comments[ 0 ]
Post a Comment