Nga phối hợp với ASEAN cân bằng với cả Mỹ và Trung Hoa
Friday, May 13, 2016
ASEAN - Nga sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác giữa Nga và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, sự kiện sẽ được tổ chức tại Sochi vào ngày 19 và 20 Tháng Năm.
Victor Tarusin, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN cho biết, chương trình Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN sẽ thực hiện ba cuộc họp song song: "Hội nhập kinh tế và tăng cường kết nối", "Năng lượng và tài nguyên cho phát triển" và "Đổi mới và công nghệ thông tin để phát triển".
Theo dự kiến, trong diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng đại diện của các cộng đồng chính trị và các chuyên gia từ Nga cùng các nước ASEAN sẽ thảo luận về các vấn đề quan trọng trong thương mại và hợp tác công nghệ và đầu tư kinh tế, cũng như các vấn đề hiện tại của kinh tế Nga và các nước ASEAN.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có các cuộc tham vấn với các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và ASEAN về hợp tác kinh tế.
Tương tự như một "liên minh", xuất khẩu từ Nga sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ; này bao gồm như thực phẩm, năng lượng, kỹ thuật, dịch vụ giáo dục, y tế và du lịch. Từ đây sẽ cho phép chúng tôi (Nga) đóng một vai trò hàng đầu trong việc hình thành thị trường công nghệ mới, và cũng sẽ kéo các luồng thương mại toàn cầu sang Nga, ông Victor Tarusin cho biết thêm.
Bình luận về sự kiện sắp tới, chuyên gia Bunn Nagara từ Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (ISIS) tại Malaysia, ông lưu ý rằng Sochi thành phố đã tổ chức thế vận hội 2014, là thành phố thích hợp nhất cho các cuộc họp như vậy.
Sochi là một khu nghỉ mát là một một địa điểm tuyệt vời (cho Hội nghị thượng đỉnh) vì nó nằm ở một vị trí đẹp, và quan trọng là ở đây không có áp lực chính trị như ở thủ đô Moskva, ông cho biết với PenzaNews.
Hy vọng rằng Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra một cách tốt đẹp và phục vụ lợi ích của tất cả các bên, Bunn Nagara cho biết.
Phải có đối thoại nhiều hơn nữa giữa các quốc gia trên thế giới, từ đó có thể có thêm sự hợp tác và hiểu biết hơn. Một trong những phương cách tốt nhất để cải thiện các mối quan hệ quốc tế là tăng cường thương mại và đầu tư lẫn nhau, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, trao đổi giáo dục và giao lưu thông qua du lịch. Trong một thế giới đầy bạo lực hư hiện nay, một lĩnh vực hợp tác quan trọng là an ninh như chống khủng bố, Hội nghị thượng đỉnh tại Sochi cũng nên xem xét, chuyên gia Bunn Nagara cho biết.
Theo ông, sự kiện sẽ có ích đối với các tổ chức như SCO và EAEU, hiểu biết thêm một số kinh nghiệm của các nước ASEAN và học hỏi từ lịch sử gần 50 năm của họ.
Hội nghị cũng có thể đóng góp các ý kiến đối với để xuất gần đây của Trung Quốc như sáng kiến "Một vành đai một con đường" và "Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á", chúng liên quan đến tất cả các nước trong khu vực ASEAN, SCO và EAEU, Bunn Nagara cho biết thêm.
Trong khi đó, Giáo sư Dương Bảo Quân từ trường Đại học Thammasat Thái Lan nhấn mạnh rằng, Nga và các nước ASEAN đều cho thấy sự sẵn sàng trong việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác gần gũi hơn.
Trong những năm gần đây, Nga đã chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, Nga đã sẵn sàng với dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại với ASEAN để tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực khác nhau. Vào tháng 8 năm 2015, Nga và ASEAN đã cùng nhau thực hiện hơn 50 dự án đầu tư của Nga thông qua các thỏa thuận bao gồm cả năng lượng và sản xuất máy tính, thông tin và công nghệ truyền thông, giao thông vận tải và hậu cần, y tế và nông nghiệp. Một nhóm phối hợp song phương đã được thành lập, chịu trách nhiệm đối với các dự án ưu tiên đầu tư với một số quốc gia ASEAN. Có 500 doanh nghiệp Nga và ASEAN tham dự diễn đàn doanh nghiệp trong Hội nghị thượng đỉnh, nhà phân Dương Bảo Quân cho biết.
Theo ý kiến của ông, việc tăng cường hợp tác với các quốc gia khối ASEAN lại phù hợp với sáng kiến Liên minh kinh tế Á-Âu của Nga và cũng là một trong những biện pháp để đối phó với các vấn đề kinh tế và quốc tế.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ công bố việc thành lập khuôn khổ và nguyên tắc hợp tác và tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác đối thoại Nga ASEAN, nhưng nhiệm vụ chính của Hội nghị thượng đỉnh là nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Nga và ASEAN. Hai bên có thể đạt được các thỏa thuận cùng có lợi trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga, với các lĩnh vực như lĩnh vực năng lượng truyền thống và tái tạo, an toàn thực phẩm và nông nghiệp, GS Quân lưu ý.
Ông cũng nói thêm rằng, Nga và một số nước thành viên ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh sự sẽ công bố thành lập FTA.
Đổi lại, Thomas Daniel, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) tại Malaysia, nhắc nhở rằng Moskva là một trong những đối tác đối thoại lâu đời nhất của ASEAN.
Theo truyền thống, trọng tâm của các mối quan hệ với các vấn đề chung là lĩnh vực chính trị và an ninh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây mối quan hệ này được mở rộng và phát triển sang các lợi ích chung về kinh tế và một khía cạnh văn hóa-xã hội, đặc biệt là trong khoa học và công nghệ, các lĩnh vực năng lượng, sự phát triển của các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, cũng như du lịch và phát triển nguồn nhân lực. Điều này là tối quan trọng đối với ASEAN, vì tổ chức này đang bắt tay vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và tóm tắt nội dung trọng tâm của tổ chức với ba trụ cột, chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội ", chuyên gia Thomas Daniel cho biết.
Cũng theo Thomas Daniel, các Cộng đồng ASEAN có những điểm khác nhau đáng kể so với mô hình Liên minh châu Âu.
Cộng đồng ASEAN là một phần trong các động thái chiến lược của các nhà lãnh đạo ASEAN, nhằm để đưa các nước Đông Nam Á đi trên một con đường phát triển hòa bình, bền vững và làm cho khối trở nên hấp dẫn như một đối tác chính trị và kinh tế khả thi cho các cường quốc bên ngoài có mối quan tâm đối với khu vực," chuyên gia Thomas Daniel lưu ý.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, ASEAN vẫn là một cơ quan liên chính phủ, phân biệt với cấu trúc siêu quốc gia của EU, và cho thấy sự đồng thuận dựa trên các quyết định mà tất cả các thành viên đều cảm thấy hài lòng, với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và linh hoạt trong việc thực hiện các thỏa thuận chung.
ASEAN muốn làm bạn với tất cả mọi quốc gia, ASEAN sẽ duy trì lập trường trung lập của mình, không nghiêng về phía "Tây" hay "Đông", trở thành trung tâm và đóng góp hơn nữa vào sự tiến bộ của khu vực và cộng đồng thế giới rộng lớn. ASEAN có thể giúp hình thành và phát triển các cấu trúc khu vực lớn hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. ASEAN đã là trung tâm của quá trình ngoại giao quan trọng của khu vực này, nhà phân tích Daniel cho biết.
Trong khi đó, ông Lak Chansok, Giảng viên Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại ngữ, Đại học Hoàng gia Phnom Penh, Nghiên cứu viên tại Viện Campuchia hợp tác và hòa bình, ông cho biết, có rất nhiều câu chuyện kể về việc các quốc gia ASEAN chia thành phe thân Mỹ và phe thân Trung Quốc.
Tong khi Thái Lan và Philippines là những đồng minh an ninh lâu đời của Mỹ. Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Brunei được coi là đối tác kinh tế và chiến lược tốt của Mỹ. Campuchia, Myanmar và Lào được cho là đứng về phía Trung Quốc do một phần là gần lãnh thổ và việc Trung Quốc sử dụng chiêu ''tấn công quyến rũ" hay "quyền lực mềm" đối với các quốc gia này. Vì vậy, đây được coi là những thách thức đối với Nga trong việc gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục các nước ASEAN để hỗ trợ Nga trong khu vực và quốc tế. Các chính trị gia Nga nên học từ các chiêu 'quyền lực mềm' của Trung Quốc và mở rộng hình thức này gia tăng quyền lực và ảnh hưởng văn hóa của mình đối với khu vực, chuyên gia Lak Chansok cho biết.
Tuy nhiên, theo ông, Nga vẫn là một đối tác quan trọng của ASEAN.
Với lãnh thổ rộng lớn của mình, kho vũ khí hạt nhân và lực lượng vũ trang mạnh mẽ, công nghệ hiện đại, công nghiệp quốc phòng hàng đầu, năng lực tên lửa, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có tàu sân bay. Hơn nữa, đối với ASEAN, Nga vẫn đóng một vai trò quan trọng và là cầu nối châu Âu và Thái Bình Dương, Lak Chansok giải thích.
Theo ông, các hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ tập trung vào các vấn đề trên diện rộng, trong đó hợp tác kinh tế và chính trị-an ninh sẽ được coi là quan trọng hơn đối với toàn bộ hội nghị thượng đỉnh.
ASEAN là một thị trường tiềm năng và mới nổi với hơn 600 triệu dân, nơi Nga có thể mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư của mình. Về mặt chính trị và chiến lược, Nga cần và muốn bắt tay với các nước ASEAN để xây dựng một cấu trúc an ninh đầy đủ, hợp tác và bình đẳng trong khu vực, Lak Chansok khẳng định.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, Nga và ASEAN cũng sẽ tập trung vào hợp tác văn hóa-xã hội, trong đó có thể bao gồm cả việc thúc đẩy về nhận thức văn hóa nhằm làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và khối ASEAN, thúc đẩy và tăng cường hơn nữa các hoạt động chung trong các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, an ninh năng lượng, doanh nghiệp nhỏ, du lịch và phát triển nguồn nhân lực, nhằm để nâng cao sự kết nối về con người giữa Nga-ASEAN, thúc đẩy các hoạt động hợp tác khác về các bệnh đại dịch, phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giáo dục, và đặc biệt là kết nối cơ sở hạ tầng ASEAN-Nga thông qua Sáng kiến Liên kết ASEAN ( IAI), chuyên gia Lak Chansok cho biết.
Từ quan điểm thực tế, sự nổi lên của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, cùng với chiến lược "xoay trục châu Á" hay "tái cân bằng" của Mỹ lại là mối đe dọa đối với an ninh và kinh tế của Nga. Vì vậy, ASEAN có thể giúp duy trì sự cân bằng quyền lực cũng như giảm thiểu mức độ rủi ro và nghi ngờ, đặc biệt là giữa các cường quốc lớn trong khu vực, chuyên gia Lak Chansok cho biết thêm.
Đổi lại, Paul Chambers, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Chiangmai, Thái Lan, ông cho biết, các cuộc đàm phán tại Sochi sắc tới sẽ vô cùng quan trọng.
Lần đầu tiên Tổng thống Vladimir Putin sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN. Đây là cơ hội để Nga lôi kéo các nước ASEAN tham gia vào một cuộc đối thoại đặc biệt với Nga, đưa Nga đến gần hơn với ASEAN", nhà phân Paul Chambers cho biết.
Theo ông, Nga quan tâm đến việc thảo luận về các vấn đề như nhập khẩu và thị trường xuất khẩu.
Có một số nguyên liệu từ Nga và ASEAN có thể ngày càng được trao đổi. Trong mối quan hệ đó, thỏa thuận thương mại tự do Liên minh Kinh tế Á-Âu với Việt Nam có thể được nhân rộng đến các thành viên khác của ASEAN hoặc tất cả các nước ASEAN", chuyên gia Paul Chambers cho biết.
Hơn nữa, ông nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác chính trị giữa Moskva và Hiệp hội ASEAN.
Thái Lan muốn một quan hệ thân thiết hơn với Nga, bù đắp lại việc trong quá khứ quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ, như trước cuộc đảo chính năm 2014, và cũng vì người Thái không muốn quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam và Lào đã có quan hệ gần gũi với Nga, nhưng Việt Nam đang mong muốn một mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Moskva, chuyên gia Paul Chambers lưu ý.
Nga phải cố gắng để thúc đẩy thương mại và đầu tư vào ASEAN, hơn nữa các nước ASEAN sẽ chào đón Nga và mối quan hệ sẽ ấm lên cả về chính trị và kinh tế. Bằng cách này, Nga và các nước ASEAN có thể phối hợp với nhau để ngăn chặn phương Tây áp đặt các quy tắc về kinh tế và chính trị theo ý của họ, nhà phân tích Paul Chambers kết luận.
LB Nga có quan hệ đối thoại với ASEAN từ năm 1991, trở thành bên đối thoại đầy đủ của ASEAN năm 1996. Năm 2004, Nga ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), nhằm thúc đẩy nền hoà bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các Bên tham gia Hiệp ước, góp phần vào sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn , các Bên tham gia Hiệp ước sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của nhau.
Tổng kim ngạch thương mại Nga và ASEAN trong năm 2014 đạt 22,5 tỷ USD, và nhiều hy vọng và cơ hội hơn nữa cho cả Nga và ASEAN trong những năm tiếp theo.
Tags:
VietNam-Russia
Comments[ 0 ]
Post a Comment