Từ bài học của cuộc hải chiến Falklands giữa Anh và Argentina có thể thấy rằng, trong các cuộc hải chiến tương lai, lực lượng không quân hải quân sẽ gần như đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến, các cuộc tấn công có thể được thực hiện từ đường chân trời hoặc là ngoài đường chân trời, và trong cuộc chiến này thì các loại tên lửa diệt hạm trang bị trên tàu chiến của cả hai bên dường như không khả dụng. Chỉ cần một lượng nhỏ các loại vũ khí tấn công chính xác cũng có thể gây nên sức tàn phá khủng khiếp.
Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam đã được trang bị hơn 30 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2, đây là một lực lượng tấn công từ trên không rất lớn. So với máy bay Su-30MKK của quân đội Trung Quốc thì Su-30MK2 của không quân Việt Nam đều có khả năng sử dụng được loại tên lửa không đối hạm tầm xa Kh-59. Ngoài ra các máy bay Su-30MK2 của không quân Việt Nam còn có thể sử dụng các loại vũ khí không-đối-hải của Nga, trong khi máy bay Su-30MKK của Trung Quốc không có khả năng trang bị loại tên lửa không-đối-hạm Kh-31A. Nếu Trung Quốc muốn nang cấp Su-30MKK để có thể tác chiến trên biển họ sẽ phải trả một khoản chi phí bổ sung để nâng cấp hệ thống điện tử và mua các loại tên lửa từ Nga. Cùng một loại máy bay chiến đấu, nhưng Nga bán cho Việt Nam loại máy bay có khẳ năng gấp hai lần.
Với hơn 30 máy bay chiến đấu Su -30MK2, thậm chí các máy bay này chỉ cần bay trên không phận Việt Nam lực lượng này cũng có thể thực hiện được các cuộc tấn công chính xác vào các căn cứ hải quân quan trọng của Trung Quốc như căn cứ Du Lâm, các bến đậu của tàu khu trục 052C hay đánh chìm tàu sân bay... Với bán kính chiến đấu 1.500 km của máy bay chiến đấu Su-30MK2 không quân Việt Nam thì các căn cứ tại Trạm Giang, Côn Minh, Nam Ninh... chúng đều nằm trong tầm hỏa lực của không quân Việt Nam. Chỉ cần một lực lượng như vậy là đủ gây ra những cuộc tấn công chết người cho lực lượng hải quân Trung Quốc. Việt Nam không cần phải sử dụng đến các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển như Bastion-P, hệ thống này có thể đánh chìm tàu sân bay của Trung Quốc ngay tại cảng chỉ với hai hay ba quả tên lửa Yakhont/Onyx.
Không chỉ vậy, Việt Nam còn có đến 40 máy bay chiến đấu Su-22 được nâng cấp lên chuẩn M4, có khả năng trang bị loại tên lửa Kh-28 với tầm tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở khoảng cách 110km và loại tên lửa Kh-29T tầm bắn 30km. Mỗi lần nhìn thấy Su-22, hãy nghĩ đến máy bay A4 của không quân Argentina trong cuộc hải chiến Fakland /Malvinas.
Kinh nghiệm của cuộc hải chiến Fakland /Malvinas cũng cho thấy rằng, lực lượng tàu ngầm không chỉ có hiệu quả trong việc phong tỏa, mà còn có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của lực đặc biệt, như phát hiện và cảnh báo khi máy bay A4 tấn công, trong khi tiêu diệt tàu ngầm lại không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
Việt Nam sẽ được trang bị đủ 6 tàu ngầm Kilo 636MV vào năm 2016, những chiếc tàu ngầm này có những khả năng vượt trội hơn những chiếc cùng loại của hải quân Trung Quốc. Hiện tại, trang các trang thiết bị vũ khí của hải quân Việt Nam, thì hiệu suất của tàu ngầm Kilo Việt Nam sở hữu hơn hẳn tàu Kilo 636 của hải quân Trung Quốc, tàu ngầm Kilo 636MV được trang bị loại kính tiềm vọng tốt hơn, ngói cách âm mới... tàu còn được trang bị tổ hợp tên lửa Club-S có thể sử dụng đạn 3M -14E để tiêu diệt mục tiêu mặt đất ở khoảng cách 300 km và đạn 3M-54E để tiêu diệt tàu chiến ở khoảng cách 220 km, ngoài ra tàu ngầm 636MV còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực đã được nâng cấp mới. Trong khi đó hải quân Trung Quốc chỉ có hai tàu ngầm có thể sử dụng loại đạn 3M-54E.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, Ảnh Trọng Thiết
Hải quân Việt Nam với 6 tàu ngầm diesel-điện 636MV cùng với các tàu ngầm mini tự sản xuất trong nước, họ có đủ khả năng để phong tỏa vịnh Bắc Bộ, Vịnh Yalong hay thậm chí là cảng Trạm Giang...
Hiện nay hải quân Việt Nam cũng đã và đang được trang bị với nhiều loại tàu tên lửa khác nhau. Nga đã bàn giao cho hải quân Việt Nam hai tàu khu trục nhỏ Gepard-3.9 vào năm 2012, hai chiếc khác đang được đóng ở Nga, tàu được trang bị loại tên lửa diệt hạm Kh-35 với tầm bắn 150 km. Việt Nam còn đặt hàng từ Hà Lan bốn tàu khu trục Sigma, chúng được trang bị loại tên lửa Exocet của Pháp. Ngoài ra hải quân Việt Nam còn được trang bị 11 tàu tên lửa có sức tấn công khá mạnh như tàu tên lửa BPS-500 trang bị 8 tên lửa Kh-35, tàu tên lửa Molniya trang bị 16 tên lửa K-35. Hiện Việt Nam vẫn đang tự đóng loại tàu tên lửa Molniya để trang bị cho hải quân.
Tàu ngầm Kilo TP. Hồ Chí Minh, Ảnh QĐND
Một bất lợi rất lớn của Trung Quốc khi nổ ra chiến tranh với Việt Nam là các căn cứ hải quân chiến lược của Trung Quốc đều nằm trong tầm hỏa lực của không quân và hải quân Việt Nam, trong khi các tàu chiến lớn và hiện đại của Trung Quốc lại bị phong tỏa và không thể triển khai được ở đây.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội, Ảnh QĐND
Cả hai lực lượng Hải quân và Không quân Việt Nam đều được trang bị những trang thiết bị vũ khí có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ. Hiện nay lực lượng phòng không không quân Việt Nam cũng đã được trang bị hai tiểu đoàn tên lửa phòng không hiện đại S-300PMU1, do đó khi Trung Quốc sử dụng lực lượng không quân để tấn công vào khu vực sân sau của đối phương thì sẽ phải trả giá.
Trong khi đó lực lượng không quân và hải quân của Philippines trang bị lạc hậu và yếu kém hơn nhiều so với Trung Quốc. Tuy nhiên tình hình đang thay đổi dần. Nếu có cuộc chiến xảy ra với Trung Quốc, các quốc gia phương Tây, Hoa Kỳ, Nhật Bản sẽ đứng về phía Việt Nam và Philippines, và thậm chí họ sẽ cung cấp các thông tin tình báo và các trang thiết bị vũ khí cho hai quốc gia này...
Pinkov (Andrei Chang)
Kanwa Defense Review
Comments[ 0 ]
Post a Comment