Thủ tướng Malaysia Najib Razak dường như đã ngả về phía Bắc Kinh khi kêu gọi các bên tranh chấp ở biển Đông cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên để tránh xung đột và ngăn chặn sự can dự của “những quốc gia ngoài khu vực”.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, ông Najib đã nhắc đến vùng phát triển chung tại vùng biển tranh chấp giữa Thái Lan và Malaysia như là tiền lệ có thể áp dụng tại biển Đông.
“Đồng ý chia sẻ thịnh vượng, thay vì để nó chia rẽ chúng ta, thích hợp hơn nhiều so với những giải pháp khác”, ông Najib nói tại thủ đô Kuala Lumpur hôm 4.6.
Việc tranh giành dầu khí và ngư trường ở biển Đông đã đe dọa làm gián đoạn tuyến đường hàng hải quan trọng chiếm 2/3 giao thương của thế giới.
Trung Quốc vốn ủng hộ việc khai thác chung tài nguyên tại khu vực trong khi Mỹ, Nhật và Philippines cổ vũ việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.
Ông Najib nói một bộ quy tắc ứng xử cho các hoạt động tại vùng biển sẽ là “khởi đầu tốt đẹp” cho việc ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ông này cũng cảnh báo rằng việc lôi kéo “những quốc gia ngoài khu vực” có thể “tăng thêm một tầng phức tạp cho tranh chấp”.
“Với các quốc gia châu Á, chúng ta phải tự giải quyết vấn đề. Nếu chúng ta đi xa khỏi con đường đối thoại và hợp tác, chúng ta có thể mở đường cho những bên khác tiến hành những hành động khắc phục để bảo vệ tự do hàng hải và an toàn lưu thông”, theo hãng Bloomberg trích phát biểu của ông Najib.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần qua, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc đã ngang ngược tuyên bố việc tuần tra của Trung Quốc tại biển Đông là “hoàn toàn hợp pháp”.
Ông Thích đưa ra phát biểu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói Washington “kiên quyết chống lại mọi nỗ lực đe dọa để thay đổi hiện trạng” tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Vào năm 1979, Malaysia và Thái Lan đã đồng ý cùng phát triển dầu khí trong vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Khí thiên nhiên từ khu vực hiện chiếm 20% lượng sản xuất trong nước của Thái Lan, theo thống kê của Bộ Năng lượng nước này.
“Thay vì chuyển giao các vùng biển động cho thế hệ kế tiếp, chúng ta nên cố gắng để lại cho họ một vùng biển êm đềm hơn. Chúng ta nên tìm kiếm nền tảng chung cần thiết cho việc thấu hiểu thân tình giữa các bên tranh chấp”, ông Najib phát biểu.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh hôm qua đã bất ngờ để ngỏ khả năng cùng các nước ASEAN tiến hành thăm dò chung ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh trước đây luôn tuyên bố có chủ quyền gần hết.
Bà Phó Oánh phát biểu tại Hội nghị bàn tròn Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 27 ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Theo bà Phó Oánh, Bắc Kinh không bỏ qua khả năng phát triển hợp tác với các nước ASEAN trong việc thăm dò khai thác trong tương lai.
“Trung Quốc luôn mong muốn phát triển chung với các nước ASEAN trong việc khai thác Biển Đông và Bắc Kinh đang tìm kiếm khả năng đó”, bà Phó Oánh trả lời khi được các đại biểu tham dự diễn đàn hỏi về việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng khai thác chung với các nước ASEAN ở Biển Đông,
Bà cũng nói rằng Trung Quốc cần phải giải thích thêm về lập trường của nước này trong vấn đề Biển Đông và rằng ASEAN và Trung Quốc cần thay đổi cách thức phản ứng trong việc đưa ra các tuyên bố liên quan đến vùng biển này.
“Trung Quốc sẽ phản ứng với những hành động vượt quá khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm đưa vấn đề Biển Đông trở lại đúng hướng”, bà nói.
Theo bà Phó Oánh, Trung Quốc và các bên liên quan cần tuân thủ cam kết đưa ra trong DOC và cần sớm cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.
Bà khẳng định quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã đạt được tiến bộ vững chắc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và ngoại giao nhân dân. Trung Quốc trước sau như một ủng hộ việc hội nhập của ASEAN và các nước ASEAN cũng đã có được hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế nhanh hơn so với các khu vực khác. Vì vậy, hai bên sẽ không cho phép bất kỳ vấn đề gì dẫn đến việc đánh giá thấp hoặc làm suy yếu mối quan hệ này.
Hội nghị bàn tròn Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 27 diễn ra trong 3 ngày với chủ đề “Thay đổi chiến lược chiến lược ở châu Á”. Tại hội nghị, bà Phó Oánh đã giải thích cho các đại biểu về khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” và mối liên hệ với châu Á cũng như thế giới.
“Giấc mộng Trung Hoa sẽ mang lại lợi ích cho châu Á và thế giới thông qua việc mở ra những cơ hội mới cho các nước trong việc hiện thực hóa giấc mơ và tầm nhìn của chính họ”, nữ Thứ trưởng Ngoại giao nói, không quên nhấn mạnh thêm rằng “giấc mộng Trung Hoa” có sợi dây gắn kết chặt chẽ với môi trường hòa bình và hợp tác bên ngoài.
“Trung Quốc được hưởng lợi lớn từ môi trường hòa bình và hợp tác trong khu vực và ngược lại, các chính sách hòa bình, ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc cũng là nhân tố quan trọng trong khu vực”, bà Phó Oánh nói thêm.
Theo thống kê, Trung Quốc đóng góp tới 58% trong phát triển của châu Á năm 2012 . Tổng kim ngạch thương mại của nước này với các nước còn lại trong khu vực đạt 1,3 nghìn tỷ USD. Về đầu tư nước ngoài, hơn một nửa trong sô 77 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là rót vào các nước châu Á và Trung Quốc hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam.
Đức Vũ - Dân Trí
Sơn Duân - TNO
ReplyDeleteCách nói của bà oánh này khác với lối trịch thượng của lũ diều hâu dạo rồi;"lưỡi không xương..." có tin được không?hay nói nơi này làm khác các nơi như những tuyên bố được ký đến cấp LĐ đảng & NN sau vài giơ đã làm khác ->tin ai đây?
Chờ xem"lòng tin chiến lược" ra sao đã...
Mọi thứ trên đời này đều có chuẩn mực của nó, một gia đình cũng có tập tục, lề thói của gia đình, một quốc gia cũng có khuôn khổ Luật pháp của Quốc gia, Trên phạm vi rộng của Quốc tế cũng có Luật pháp Quốc tế, dù là ai, cương vị nào , dù nước giàu hay nghèo, mạnh hay yếu cũng đều phải bình đẳng và chịu sự quản lý của Luật pháp, có như vậy mới giữ được môi trường hòa bình, ổn định, tôn trọng lẫn nhau để cùng nhau phát triển ! Hành động của Nhà nước Trung Quốc trong suốt thời gian qua là HÀNH ĐỘNG CỦA KẺ CƯỚP, hành động của kẻ CẬY MẠNH, Ỷ ĐÔNG làm càng, chèn ép kẻ yếu! Việc làm của Trung Quốc giống như một kẻ ăn cướp tài sản của ta bị ta bắt được , chúng cậy mạnh hơn giằng xé , tranh giành...rồi sau đó do bị người ta lên án nên quay lại đòi " chia phần" với chủ của tài sản ấy !!! Chúng ta có thể nào đem tài sản của chính chúng ta để thỏa thuận chia phần cho kẻ cướp hay không ? Chúng ta tại sao có thể đem tài nguyên, khoáng sản, lãnh thổ của ta để chia phần " cùng khai thác, cùng có lợi" theo kiểu của Trung Quốc được. Làm thế nào Trung Quốc cũng muốn phần lợi hơn thuộc về mình. Nếu Nhà cầm quyền Trung Quốc có liêm xỉ, có danh dự, có tính người thì tốt nhất phải công nhận và chấp nhận cái của người khác, đừng nên tranh bừa, nhận ẩu, cướp bậy. Trung Quốc làm tốt điều ấy trước rồi sau đó mới tính đến chuyện cùng hợp tác khai thác theo sự thỏa thuận của nước có chủ quyền, Trung Quốc phải thật tâm , vô tư để công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, bình đẳng với mọi hình thức hợp tác, khi nào Trung Quốc làm tốt điều ấy thì Trung Quốc mới tạo được " Lòng tin chiến lược" khi đó, các quốc gia sẽ mời Trung Quốc cùng hợp tác chứ không cần Trung Quốc đòi hỏi. Trung Quốc là nước có bản chất " Đạt được mục đích bất chấp thủ đoạn", gian manh, xảo quyệt trong tư tưởng bá quyền bành trướng, do vậy, nghe và tin những lời của Trung Quốc nói phải cần một quá trình vài thế kỷ chứ không thể dễ dàng nghe và tin Trung Quốc được. Chúng ta hy vọng và tin tưởng Đảng, Nhà nước Việt Nam có đủ khôn khéo để giữ được môi trường hòa bình mà vẫn giữ được toàn vẹn chủ quyền biển đảo của chúng ta. tuy nhiên chúng ta không thể lơ là mất cảnh giác trước Trung Quốc, đừng bao giờ để Trung Quốc có cơ hội lập lại như năm 1988 ở Trường Sa. Chúng ta cũng có thể ra tay trước, nếu tình thế đã không còn để cho ta lựa chọn, Dù hy sinh chúng ta cũng phải bảo vệ biển đảo, lãnh thổ của chúng ta bất cứ giá nào ! Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-la 12 rất rõ ràng, cụ thể. Nó không những là thông điệp gửi cho nhà cầm quyền Trung Quốc mà qua đó nhân loại trên thế giới đều hiểu được Việt Nam.Đó cũng là " Bình ngô đại cáo" của Việt Nam trước tình hình biển đảo của Việt Nam đang đứng trước mối đe dọa thôn tính. Ngày xưa chống lũ giặc Tàu phương bắc chỉ có 1 nước Đại Việt, ngày nay trước sự ngông cuồng và ngạo mạn của Trung Quốc, chống Trung Quốc không thể chỉ đơn độc 1 Việt Nam./.
ReplyDeleteNhững phát biểu của Hồng Lỗi, La Viện chỉ ở trên truyền hình Trung Quốc, nếu Hồng Lỗi hoặc Tướng La Viện mà đứng trước dân làng quê tôi mà nói những câu ngang ngược như vậy...có lẽ không có đường về ! Nếu có về được thì có lẽ mồm của Hồng Lỗi cũng bị câu liêm của bà con xẻ mép rộng ra vài tấc !
ReplyDeleteTrung Quốc sẽ mạnh lên và lấn tới, nếu Asean có nhiều nước như Campuchia và Malaysia. Trung Quốc sẽ hạ giọng nếu Tất cả Asean đều giống như Philippin !
ReplyDelete