Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự trên biển
Tuesday, June 18, 2013
Đà leo thang tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Nam (Biển Đông) song hành với việc Bắc Kinh đẩy mạnh mở rộng hiện diện quân sự trong khu vực. Các phương tiện truyền thông Philippines báo tin rằng Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các chủ thể quân sự trên đảo Hoàng Nham.
Cuộc xung đột của Philippines và Trung Quốc về quyền sở hữu hòn đảo này đã bùng phát hồi mùa xuân 2012. Ngày 10 tháng Tư, lực lượng tuần tra biển Philippines đã cố bắt giữ mấy con tàu đánh cá của người Trung Quốc trong khu vực quần đảo Hoàng Nham (còn gọi là bãi cạn san hô Scarborough Reef). Hai tàu Trung Quốc đã ngăn cản không để phía Philippines bắt những con tàu cá này.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền của mình đối với diện tích gần 150 km vuông, vin vào cớ là các đảo này do người Hoa phát hiện hồi thế kỷ 13 dưới thời triều đại nhà Nguyên. Manila không chấp nhận lập cứ lịch sử này và sẽ khiếu nại với luật pháp quốc tế. Lập trường của chính quyền Philippines dựa trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Theo văn kiện này, ranh giới khu kinh tế biển của đất nước xác định trong phạm vi khoảng cách 200 hải lý tới đất liền. Thế mà bãi đá ngầm Scarborough nằm cách đảo Luzon, hòn đảo chính của Philippines chỉ có 124 hải lý.
Trung Quốc dự định tăng cường hiện diện quân sự tại vùng biển đảo tranh cãi, điều đó cho thấy rằng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ Bắc Kinh không định chỉ hạn chế bởi phương pháp ngoại giao, - ông Vladimir Portyakov Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét.
“Đây lại là một tình tiết nữa trong sự bùng phát những năm gần đây, làm trầm trọng thêm cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á về vấn đề chủ quyền trên một số hòn đảo trong vùng biển Hoa Nam (Biển Đông). Tôi nghĩ rằng đây là vụ việc còn kéo dài hơn nữa. Trong các lập trường có nhiều sắc thái tiểu dị liên tục thay đổi. Nhưng lập luận của Trung Quốc đã rõ - một trong những cơ sở chính là về mặt lịch sử các quần đảo này từng thuộc Trung Quốc. Vì vậy, theo quan điểm của phía Trung Quốc, nguyên tắc gần gũi về địa lý không đóng vai trò quan trọng. Tôi muốn lưu ý đến lập trường của Nga. Mới vài ngày trước đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LB Nga Igor Morgulov lần đầu tiên đã tuyên bố rõ ràng và chính thức rằng Nga sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột ở biển Hoa Nam (Biển Đông)”.
Không phải là tất cả cường quốc đều giữ lập trường kiềm chế như vậy. Ngày càng nổi rõ sự can thiệp của Hoa Kỳ vào những tranh chấp lãnh thổ, động thái hoàn toàn tương ứng với chiến lược "trở lại châu Á" mà Tổng thống Barack Obama đã công bố. Trong tuần đầu tiên của tháng Tám này, tại Philippines sẽ đón nhận con tàu tuần tra Mỹ với độ tự động lớn thuộc lớp Hamilton mà Manila mua, vốn trước đây thuộc sở hữu của lực lượng Cảnh sát biển Hoa Kỳ. Hai năm về trước Philippines cũng đã đưa tàu chiến mua của Hoa Kỳ vào thực hiện nhiệm vụ tuần tra xuang quan vùng quần đảo tranh chấp. Trong tháng Năm, để dành hỗ trợ cho Philippines, Washington đã phái tàu sân bay Nimitz đến khu vực xung đột.
Như nhận xét của giới quan sát viên, sự gia tăng mức độ tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột tiềm ẩn đầy rẫy vấn đề, và không chỉ trên bình diện làm nóng thêm mâu thuẫn với Trung Quốc. Tình hình ngày càng trở nên phức tạp hơn, vì tranh chấp lãnh thổ lôi cuốn cùng lúc mấy nước đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, kể cả Đài Loan, vốn có truyền thống xem Washington như là chỗ dựa về bảo đảm an ninh. Sau khi xảy ra vụ việc binh sĩ Philippines nổ súng bắn vào ngư dân Đài Loan, Hoa Kỳ sa vào tình thế nan giải khó xử, vì cả Đài Bắc và Manila đều ngóng đợi tuyên bố ủng hộ từ phía Washington. Như đang thấy, tình huống như vậy hẳn là sẽ còn phát sinh cả trong tương lai, vì thế giải pháp sáng suốt nhất chỉ có thể là không nên “đổ thêm dầu vào lửa” xung đột, mà là cần khích lệ xúc tiến cuộc đối thoại với sự tham gia của tất cả các bên tranh chấp.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment