Khi một dân tộc một quốc gia sẽ trở thành nạn nhân của chiến tranh trên mạng truyền thông đại chúng
Thursday, June 20, 2013
Sự khởi đầu của thế kỷ XXI được đặc trưng bởi việc xuất hiện một loại hình chiến tranh mới, mà trong đó thắng lợi đạt được không phải nhờ tiêu diệt các lực lượng vũ trang và nền kinh tế của đối phương, mà thông qua tác động lên tâm lý tinh thần của lực lượng thù địch.
Nếu theo cách phân loại các cuộc chiến tranh trên quan điểm sự thay đổi của các hình thái xã hội và các công nghệ được sử dụng, thì hiện nay chúng ta đã bước sang kỷ nguyên của những cuộc chiến tranh thế hệ thứ bảy - chiến tranh mạng thông tin, là thành quả của các nhân tố sau:
- Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật máy tính và truyền thông đa phương tiện, điều này làm gia tăng vai trò thông tin trong đời sống xã hội , mà hiệu quả ảnh hưởng của nó hơn hẳn nhiều dạng tác động vật chất khác nhau;
- Ứng dụng những thành tựu của ngành tâm lý học trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi của con người và điều khiển họ bằng những động cơ thúc đẩy đã cho phép tạo ra tác động định trước ở những nhóm đông người;
- Các thành quả nghiên cứu chế tạo những phương tiện tác động phi sát thương, thay thế các loại vũ khí truyền thống.
Mối đe dọa tiềm tàng nhưng hiệu quả
Một cuộc chiến tranh truyền thống chống một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, ở thời đại của chúng ta là cực kỳ nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu công nghệ chính trị hiện nay, phục vụ cho những lợi ích của giới thượng lưu cầm quyền ở các nước Phương Tây, đang cố gắng chuyển cuộc xâm lăng từ không gian vật chất vào không gian ảo. Trước hết thực hiện việc thay đổi định hướng hoặc xóa bỏ những giá trị truyền thống của nhân dân, để cuộc tiến công thông tin từ bên ngoài được xã hội hiện hữu coi như phù hợp với khao khát tiến bộ của mình. Cuộc xâm lăng từ bên ngoài trong nhận thức của quần chúng có vẻ như biến đổi một cách văn minh xã hội lạc hậu thành một xã hội khác, đứng ở cấp độ phát triển cao hơn.
Syria, nơi “Mùa xuân Ả Rập” đi qua
Các công nghệ chiến tranh mạng đã được hoàn thiện từ những năm chiến tranh lạnh như những hình thức triệt hạ toàn diện kẻ thù trong lĩnh vực địa chính trị. Cuộc chiến tranh mạng thông tin là việc phá hoại và sau đó tiếp tục phá hủy những đặc tính cơ bản của một dân tộc, được thực hiện chủ yếu ở hình thức bí mật. Tùy thuộc vào nhiệm vụ tác động cụ thể mà lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của đời sống xã hội của đối phương có thể trở thành mục tiêu ưu tiên của cuộc xâm lược bằng công nghệ thông tin.
Mục tiêu của cuộc chiến tranh mạng thông tin là thu hút sự chuyển giao phần lớn các nguồn lưu trữ thông tin chiến lược của đất nước cho kẻ thù địa chính trị. Đồng thời “việc chuyển giao” những tài nguyên này cho kẻ xâm lược thường do giới lãnh đạo cao cấp của quốc gia nạn nhân thực hiện với sự tự nguyện ở mức độ đáng kể, bởi vì họ coi việc này không phải là hành động chiếm đoạt, mà là phương pháp phát triển. Điều này sinh ra sự phức tạp trong việc phân biệt công nghệ và các phương pháp tiến hành cuộc chiến tranh mạng thông tin khi so sánh với một cuộc chiến tranh truyền thống, và cả việc thiếu phản ứng kịp thời trước tác động của kẻ xâm lược, bởi vì từ phía nạn nhân không có bất kỳ biện pháp được nào được đưa ra nhằm đối phó với các tác động đó.
Ngoài ra, nếu những hậu quả của các cuộc “chiến tranh nóng” gây tranh cãi và chỉ trính (ví dụ như các cuộc Chiến tranh thế giới I và II), thì những hậu quả của cuộc chiến tranh mạng thông tin không thuộc diện xem xét lại cho tới khi các tác giả của nó những kẻ xâm lược chưa bộc lộ một cách thô thiển trận địa của mình.
Những dấu hiệu bị tiến công
Những chiến trường thông tin bị phát hiện bằng cách nào thì hiện nay chưa được làm rõ. Sự phức tạp của vấn đề là tiền tuyến của cuộc chiến tranh mạng truyền thông nằm trong không gian tâm thức xã hội loài người, ở đó đã diễn ra sự thay thế những giá trị cơ bản của dân tộc nạn nhân bằng những định hướng tâm lý và những bịa đặt của kẻ thủ mưu. Tri thức của quần chúng không đủ khả năng nhận biết được những tác động sẽ khắc sâu vào trí nhớ của mìn bằng virus tinh thần. Các cơ quan lãnh đạo chính trị, tư tưởng và văn hóa đã trở thành mục tiêu của cuộc chiến tranh mạng thông tin, khi không có đủ trình độ chuyên môn để phát hiện ra cuộc xâm lăng thông tin và tổ chức chống trả kẻ thù mạng một cách hợp lý, sẽ không tránh khỏi thảm bại trong cuộc chiến bàn phím, micro và các camera siêu nhỏ.
Trên thực tế cuộc chiến tranh mạng thông tin được thực hiện trên toàn bộ các hệ thống xã hội, mà trước hết là các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức tôn giáo, các cơ quan văn hóa, các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã hội được nước ngoài tài trợ. Thậm chí những người hoạt động khoa học làm việc theo sự ủy nhiệm của nước ngoài cũng góp sức vào việc phá hoại nhà nướ c. Tất cả họ thực hiện cái gọi là cuộc tiến công có điều phối, gây ra những đòn phá hoại đánh vào nhiều điểm trong hệ thống xã hội của đất nước dưới những khẩu hiệu phát triển dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Nhờ có các công nghệ chính trị hiện đại và kinh nghiệm tác động vào nhận thức của quần chúng đã tích lũy, cuộc chiến tranh công nghệ thông tin có thể tiến hành diệt chủng mà không cần sử dụng đến các phòng hơi ngạt và thủ tiêu người hàng loạt. Chỉ cần tạo ra những điều kiện để làm giảm tỷ suất sinh và tăng tỷ lệ tử vong là đủ.
Một đặc điểm khác của các cuộc chiến tranh mạng thông tin là không có hệ thống thang bậc cứng nhắc trong cấu trúc đội hình tấn công của kẻ xâm lược. Sự không đồng nhất của nó được thể hiện ở tính độc lập đáng kể của các thành tố quốc gia và phi quốc gia trong cấu trúc nói trên, nơi không có những mối liên hệ theo ngành dọc được thể hiện một cách rõ ràng. Thay vào đó có rất nhiều mối quan hệ mạng chằng chéo, mà hoạt động lại không thường xuyên. Việc thiếu hệ thống thang bậc và không thường xuyên hành động đã gây khó khăn cho việc làm rõ sự tồn tại thực tế và phương thức hoạt động của cấu trúc mạng như thế.
Những nguồn động lực cho chiến tranh thông tin
Nguồn năng lượng đối với các cấu trúc mạng đang được nghiên cứu, có thể gọi là “nhiên liệu”, là thông tin luân chuyển trong các cấu trúc đó, còn “các loạt đạn bắn thẳng” xuất phát từ chủ nhân của những điểm đầu mối. Những server của các mạng xã hội Facebook và Twitter, nằm dưới sự kiểm soát của các cơ quan mật vụ Mỹ là ví dụ cụ thể.
Như tờ báo Anh The Guardian đưa tin thì, ở Mỹ việc tuyên truyền có sử dụng Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác đang được tiến hành. Trung tâm điều hành chương trình nêu trên là căn cứ không quân “Mc Dill” ở bang Florida, ở đó có trên 50 nhân viên điều phối, mỗi người trong số đó kiểm soát khoảng 10 “chi nhánh ảnh hưởng”, đăng ký tại nhiều nước khác nhau trên thế giới và tiến hành cuộc chiến tranh thông tin theo tất cả những quy tắc công nghệ tấn công chính trị phá hoại các quốc gia được coi là thù địch. Giá trị của chương trình nêu trên theo ước tính của tờ báo Anh vào khoảng 2,76 triệu đô la, dự kiến có sẵn cho mỗi người trong số các quân nhân cho một cuộc chiến tranh thông tin một câu chuyện bịa đặt thật thuyết phục và những biện pháp bảo vệ để không bị vạch mặt. Theo lời Thư ký báo chí của Bộ chỉ huy trung tâm các lực lượng vũ trang Mỹ Bill Speaks, bất kỳ tác động nào vào khán, thính giả Mỹ đều bị nghiêm cấm bởi các quy tắc, để thực hiện được điều này việc sử dụng tiếng Anh bị loại trừ. Thông tin được đưa ra trong hệ thống chỉ bằng tiếng Ả Rập, Urdu, Pustu, Farxi và một vài ngôn ngữ khác tùy thuộc vào các nước nhắm tới.
Việc làm sáng tỏ và phân loại các hoạt động của cuộc chiến tranh thông tin là nhiệm vụ của cơ quan tình báo mỗi nước quan tâm tới an ninh mạng của nước mình. Điều này rất quan trọng, bởi vì tính chất không rõ ràng của cuộc xâm lăng thông tin khiến cho xã hội không coi nó như một mối đe dọa trực tiếp đối với sự tồn vong của quốc gia. Các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan tình báo cần phải làm sáng tỏ những mối đe dọa này, thông báo các nguy cơ cho tổ chức lãnh đạo đất nước để nhà nước áp dụng những biện pháp phù hợp.
Các lĩnh vực và phương pháp
Cuộc chiến tranh thông tin được tiến hành trong những không gian sau:
Không gian địa lý: nhằm thiết lập quyền kiểm soát chủ quyền lãnh thổ thông qua các hệ thống thông tin và trinh sát toàn cầu (trong đó có cả các hệ thống truyền thông vũ trụ), thúc đẩy và ủng hộ các phong trào ly khai và hoạt động mang tính khủng bố bằng những hình thức khác nhau trên lãnh thổ đối phương, thực hiện việc lôi kéo kẻ thù vào những cuộc xung đột cường độ thấp, đồng thời tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng và “cách mạng sắc màu”;
Không gian kinh tế: thông qua việc lôi kéo và ràng buộc đối phương bằng những khoản vay khó có khả năng thanh toán, áp đặt cấm vận, tổ chức trừng phạt về kinh tế và khiêu khích;
Không gian tư tưởng: bằng cách vu cáo, xuyên tạc thông tin, mà lẫn lộn các khái niệm, đưa các vi rus tinh thần và những câu chuyện bịa đặt vào nhận thức của dân chúng đối phương; không gian mạng nhờ những cuộc tấn công của hackers và bí mật cài đặt virus máy tính vào các hệ thống máy tính, viễn thông và các cơ sở dữ liệu.
Dù cho mục đích cuối cùng của cuộc chiến tranh mạng thông tin có là gì đi chăng nữa, thì nhiệm vụ đầu tiên cũng luôn luôn là cản trở, gây nhiễu, ngăn chặn dân chúng tiếp cận nguồn thông tin đáng tin cậy. Tầm quan trọng của nhiệm vụ này được giải thích bởi, tính linh hoạt và chất lượng của những biện pháp được vận dụng ở tất cả các cấp độ đều trực tiếp phụ thuộc vào sự đầy đủ và độ tin cậy của thông tin được đưa ra.
Những phương pháp tác chiến thông tin chủ yếu.
1. Giấu kín thông tin quan trọng nhất về tình hình thực tế trong lĩnh vực liên quan.
2. Nhúng thông tin có giá trị trong khoảng rộng của cái gọi là rác thông tin theo nguyên tắc “giấu lá trong rừng”.
3. Đánh lộn sòng các khái niệm hoặc bóp méo ý nghĩa của chúng.
4. Thu hút sự chú ý vào những sự kiện ít giá trị.
5. Sử dụng những khái niệm, quan điểm thu nhận được từ công chúng nhưng không có cả định nghĩa và ý nghĩa.
6. Truyền bá thông tin tiêu cực mà khán, thính giả tiếp nhận tốt hơn thông tin tích cực.
7. Viện dẫn những sự kiện đã mất ý nghĩa thực tế, và đồng thời dựa trên những nghiên cứu xã hội và thị trường đã được tiến hành không chính xác.
8. Đưa những điều kiêng kỵ vào những dạng thông tin nhất định, mặc dù mọi người đều biết rất rõ. Điều này được thực hiện để tránh việc thảo luận rộng rãi các vấn đề và chủ đề đặc biệt đối với những cấu trúc nhất định.
9. Bịa đặt công khai nhằm mục đích không để xảy ra phản ứng tiêu cực của dân chúng và dư luận nước ngoài.
10. Trong kho vũ khí của các cuộc chiến tranh thông tin có những phương tiện như “ bom thông tin” và “mìn thông tin”. Loại thứ nhất là ngòi nổ kích hoạt sự tăng gia tốc kiểu “tuyết lở” của một quy trình trong xã hội, trong khi đó loại thứ hai đã được cài đặt trước và sẽ phát nổ trong khi quá trình vừa bắt đầu đang diễn ra để đưa nó tới một đoạn kết hợp lý. “Những quả mìn thông tin” là sự rò rỉ từ các cơ quan chính thức của nhà nước hoặc từ những website kiểu như “Wikileaks”.
Một ví dụ về việc sử dụng công nghệ của cuộc chiến tranh mạng thông tin tương tự là những cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các quốc gia Trung Đông. Nếu trong trường hợp của Tunisia và Ai Cập các công nghệ này thể hiện chưa đầy đủ, thì ở Libya đã diễn ra “qui trình tổng duyệt” của các cuộc chiến tranh thế hệ thứ bảy.
“Cuộc cách mạng” Libya đã được trình chiếu trên màn ảnh các phương tiện truyền thông đại chúng toàn thế giới như một sự dối trá nào đó, “một bản copy không có bản gốc” được photoshop, diễn biến của nó được truyền đi bởi các phương tiện truyền thông toàn cầu chẳng có gì khớp với thực tiễn, mà chính xác hệt như kịch bản do các nhà công nghệ chính trị Phương Tây xây dựng theo mô hình Holywood.
Xã hội của các nước thuộc thế giới Ả Rập bị các cuộc tiến công thông tin từ các mạng xã hội Facebook và Twitter xúi giục tiến hành những cuộc biểu tình “cách mạng” đã tạo ra làn sóng cách mạng ở Trung Đông. Sự bùng nổ xung đột trên đường phố A Rập đã chỉ ra rằng, các mạng xã hội đã trở thành “loạt súng đại bác” làm nổ tung bầu không khí bất an của Trung Đông. Trên thực tế ở tất cả các quốc gia bị lôi kéo vào vòng xoáy của các sự kiện này, những đám đông chống đối phá phách cuồng nộ đã được tổ chức nhờ vào thủ đoạn gửi các thông tin về những cuộc mit tinh và những hành động phản kháng đã được ấn định thông qua các mạng xã hội, hộp thư điện tử và điện thoại di động. Bên cạnh đó cần phải nhớ rằng, những server quản lý các mạng Facebook, Twitter, Hotmail, Yahoo và Gmail điện tử nằm ở Mỹ và bị mật vụ Mỹ kiểm soát. Điều này cho phép tổ chức việc gửi thông tin trước cho “khách hàng” được lựa chọn là các chi nhánh ảnh hưởng của mình ở các nước Đông Ả Rập, theo tín hiệu từ bên ngoài tập trung vào thời điểm cần thiết tại địa điểm cần thiết một số lượng người đông, sử dụng cho việc này là công nghệ được gọi là đài phát thanh xaraphan (áo choàng dân tộc của phụ nữ).
Syria sau Mùa Xuân Ả Rập
Đại đa số người dân của đường phố A Rập không biết nhiều về Internet, về các mạng xã hội và thường là không gắn liền với máy vi tính và điện thoại di động, sẵn sàng đập vỡ các tủ kính bày hàng, đốt cháy những chiếc ô tô và ném đá vào cảnh sát, bởi vì họ cảm nhận được khả năng trả thù một chính quyền gắn liền với sự đói nghèo, mà những chính thể cầm quyền đã bắt họ phải gánh chịu. Những cơ quan an ninh của các nước bị xâm lược trên mặt trận thông tin tỏ ra không đủ sức đương đầu với bạo lực ở hình thức tổ chức phong trào phản kháng mới đối với họ, ngay lập tức mang đặc điểm không điều khiển được kiểu tuyết lở. Dường như đã không có khả năng dự đoán được khởi đầu của những vụ lộn xộn đường phố, cũng như các nguồn phát tán những thông tin xúi giục, còn việc ngắt kết nối vào Internet và thông tin di động sau khi những vụ lộn xộn bắt đầu đã không giải quyết được điều gì, bởi vì quá trình mang đặc điểm của một vụ cháy rừng. Việc đó tương tự như đổ dầu vào lửa.
Chỗ dựa xã hội
Thế giới hiện nay đầy rẫy những người rất dễ bùng nổ với đời sống nội tâm không hài hòa. “Những lưu manh trẻ”, như các nhà nghiên cứu xã hội thường gọi họ, là một đám đông được coi là phi giai cấp với nguồn gốc xã hội không rõ ràng, thiếu nhận thức đúng đắn về đạo lý và định hướng chính trị. Hoạt tính của những phần tử như thế trong cuộc sống hàng ngày trải rộng từ cơn sốt thương mại tới việc đầu cơ trên các thị trường chứng khoán và ngoại hối. Khi tình huống cách mạng phát triển, trong con người họ tư tưởng chống đối chế độ bị kích động mạnh lên, phát triển dựa trên những sự suy diễn không tưởng.
Điều này đã từng xảy ra trong vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi một thanh niên Tunisia có trình độ cử nhân đã bất đắc dĩ phải đi buôn rau quả. Những người như thế ở tình trạng thường xuyên phải tìm kiếm chỗ đứng của mình trong cuộc sống, về thực chất đang trở thành những con rối, rơi vào ảnh hưởng của của các mạng xã hội, của tâm lý đám đông hoặc hệ tư tưởng phản kháng của những phong trào cấp tiến. Và nếu họ không có một nền tảng tư tưởng tinh thần nội tâm vững chắc, thì không thể hình dung được, những động cơ nào sẽ kích động các hành vi vào thời điểm tiếp theo.
Bóc trần những sự kiện tương tự, các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin trong các mạng xã hội đang làm cho tình trạng của căn bệnh loạn thần kinh nguy kịch thêm. Điều này được hỗ trợ bởi những tấm ảnh không rõ ai chụp và chụp ở đâu bằng camera của điện thoại di động, những thông tin về số nạn nhân đông đảo, bị chết bởi các lực lượng vũ trang của chính phủ, nhưng không được trình chiếu rõ “ vì những lý do nhân đạo”, các phóng sự dường như từ những thành phố mà quân nổi dậy đã chiếm được, những loạt bắn vô tội vạ từ súng máy phòng không để tạo giả tình hình chiến sự, những mảnh vỡ dường như từ xác máy bay của không quân chính phủ oanh kích quân nổi dậy bị bắn rơi, hành động “chạy sang” phía nhân dân của con trai Gaddaphy, sự đào tẩu của các nhà ngoại giao Libya sang Mỹ và Pháp. Nhưng nếu chăm chú theo dõi thì thấy rằng, trên các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra cuộc chiến tranh thực sự được lắp ghép và chỉnh sửa trên máy tính và nhúng vào không gian thực tế với vai trò là sự nhai lại thông tin để làm căn cứ cho những nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Nếu Tunisia và Ai Cập là những thử nghiệm đầu tiên của các đạo diễn vở kịch cách mạng giả hiệu ở bên kia đại dương này, thì Libya là một chiến dịch chiến đấu tiến công tổng lực đầu tiên của cuộc chiến tranh mạng thông tin thế giới, được Phương Tây tiến hành chống lại các chế độ mà họ không ưa thích. Nếu ở Balcan, ở Afganistan và Iraq Washington sử dụng tất cả các phương tiện và phương pháp chia lại thế giới trên phạm vi toàn cầu, nhằm mục đích thay đổi các nhà lãnh đạo ở những quốc gia là lợi ích chiến lược của Mỹ, thì ở các nước Trung Đông Phương Tây đã tính toán để đưa vào chính quyền các lãnh đạo thuộc thế hệ mới, thay thế cho những người đã từng được học tại Liên Xô, những người chủ trương kỹ trị hình thái Phương Tây và trí lực Phương Tây, có nhiệm vụ củng cố địa vị của Mỹ và đồng thời đẩy lùi Trung Quốc, Châu Âu và Nga ra khỏi khu vực Trung Đông. Đây là bằng chứng về âm mưu thực hiện chiến lược mạng thông tin “sự hỗn loạn có điều khiển”, đã thể hiện là phương tiện mới bảo vệ sự thống trị toàn cầu của Mỹ với những chi phí tài chính thấp nhất, nếu không tính tới những khoản chi trong việc đưa tàu sân bay tới bờ biển Libya và các tổn phí của nền kinh tế thế giới vì giá dầu mỏ tăng cao.
(Nguồn: “Bình luận quân sự” Nga)
Tác giả: Vladimir Zolotariev
Biên dịch: Đỗ Ngọc Inh - QuocPhongAnNinh
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment