Trung Quốc sẽ dồn toàn bộ trọng tâm chiến lược vào Biển Đông
Friday, June 14, 2013
Bài báo đề cập đến vai trò của máy bay cảnh báo sớm cũng như triển vọng phát triển của Trung Quốc và thực hiện nhiệm vụ trên hướng biển Đông.
Ngày 13 tháng 6, tờ "Phương Đông" Trung Quốc có bài viết cho rằng, với việc đóng vai trò trung tâm trên bầu trời thời hiện đại, máy bay cảnh báo sớm sẽ trang bị radar cảnh báo sớm tầm xa, dùng để tìm kiếm, theo dõi các mục tiêu trên không hoặc trên biển, chỉ huy và có thể dẫn đường cho máy bay thực hiện nhiệm vụ tác chiến, giống như "đôi mắt" và "bộ não" của cụm máy bay chiến đấu.
Một chuyên gia quân sự từng nói: "Một quốc gia nếu sở hữu máy bay cảnh báo sớm tốt, cho dù máy bay tác chiến chỉ bằng 1/2 của kẻ thù, cũng có thể giành thắng lợi trong chiến tranh".
Từ khi Trung quốc nhập khẩu tàu sân bay Varyag từ Ukraine đến nay, ở Trung Quốc đã liên tục diễn ra các cuộc tranh luận về việc trang bị loại máy bay cảnh báo sớm nào cho tàu sân bay nội địa của Trung Quốc trong tương lai.
Năm 2012, mẫu thử nghiệm máy bay cảnh báo sớm phiên bản hải quân JZY-01 đã lần đầu tiên bay thử, làm cho Trung quốc trở thành quốc gia thứ năm trên thế giới nghiên cứu chế tạo được máy bay cảnh báo sớm hải quân cánh cố định.
Cùng với việc tranh chấp các vùng biển xung quanh Trung Quốc gần đây liên tiếp xảy ra, loại máy bay cảnh báo sớm vẫn chưa được định hình cuối cùng này được dư luận đặc biệt quan tâm.
Bài báo cho rằng, máy bay cảnh báo sớm dòng E-2 Hawkeye do Mỹ chế tạo là máy bay cảnh báo sớm hải quân chuyên dụng thế hệ thứ hai được Mỹ chế tạo cho tàu sân bay, nó đã đại diện cho trình độ công nghệ cảnh báo sớm hải quân cao nhất trên thế giới hiện nay.
Không chỉ có vậy, máy bay cảnh báo sớm E-2 mặc dù đã được sử dụng rộng rãi trên đất liền, tính năng ưu việt của nó trở thành nguyên nhân quan trọng để Israel có thể liên tiếp giành được thành quả tác chiến trên không mang tính áp đảo trong cuộc chiến tranh Trung Đông.
Bố cục có tính đại diện nhất của E-2 chính là bố cục 4 đuôi buông, so với bố cục 1 hoặc nhiều đuôi buông thì bố cục này có thể thích hợp hơn cho môi trường bay phức tạp trên biển và cất/hạ cánh phức tạp trên tàu sân bay.
Máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Hải quân Mỹ
Điều này đã giải thích vì sao với tính chất là một loại máy bay hải quân có tần suất hoạt động tương đối cao, máy bay cảnh báo sớm E-2 từ khi bàn giao cho Hải quân Mỹ sử dụng vào ngày 19 tháng 1 năm 1964 đến nay, rất ít xuất hiện sự cố bay hoặc cất/hạ cánh.
Trên máy bay cảnh báo sớm nội địa Trung Quốc có số hiệu "máy bay thử nghiệm JZY-01", Trung Quốc cũng đã áp dụng bố cục 4 đuôi buông (4 cánh thăng bằng phần đuôi) tương tự. Cách làm này báo hiệu, Trung Quốc một mặt đã nắm được công nghệ liên quan của bố cục đặc biệt này, có thể bảo đảm độ tin cậy sử dụng của công nghệ này; mặt khác, sử dụng bố cục này báo hiệu Trung Quốc đã định vị máy bay cảnh báo sớm hải quân của mình vào vị trí tương đồng với Mỹ.
Việc xác định và đạt được trên 2 phương diện này có nghĩa là, máy bay cảnh báo sớm hải quân của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển tốc độ cao, trong đó máy bay cảnh báo sớm số hiệu "máy bay thử nghiệm JZY-01" chẳng qua chỉ là một sự kiện cột mốc của quá trình này.
Với tính chất là tiêu chí cho sự phát triển tốc độ cao của máy bay cảnh báo sớm hải quân Trung Quốc, sự xuất hiện của máy bay cảnh báo sớm JZY-01 còn báo hiệu, Trung Quốc ít ra trong cơ cấu sức mạnh chiến đấu trên biển dài hạn, hoàn toàn không sử dụng thiết kế tương tự máy bay cảnh báo sớm Ka-31 (có năng lực cảnh báo tương đối có hạn) làm trụ cột cho sức chiến đấu trên biển trong tương lai của Trung Quốc.
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc (tưởng tượng)
Khoảng cách có hiệu quả của hệ thống thông tin máy bay chiến đấu hải quân thường ở tầm cao 400 km, tầm thấp 200 km, còn bán kính tác chiến thường là 800-1.500 km. Có chuyên gia chỉ ra, toàn bộ trọng tâm chiến lược của Trung Quốc trong tương lai nếu muốn chuyển tới biển Đông, nếu trên tàu sân bay không có máy bay cảnh báo sớm, thì phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu hải quân chỉ có thể đạt 200-400 km, tiềm năng của nó không thể phát huy, chỉ giới hạn ở thực hiện nhiệm vụ tác chiến phòng không hạm đội.
Máy bay cảnh báo sớm JZY-01 bay thử thành công lần đầu tiên là một đột phá quan trọng, báo hiệu Hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng dựa vào năng lực của họ để tiến hành theo dõi, do thám có hiệu quả đối với toàn bộ các vùng biển do họ tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp), đồng thời báo hiệu Trung Quốc có thể theo dõi và ngăn chặn hiệu quả các cuộc tập kích của Mỹ và đồng minh châu Á cùng các nước Đông Nam Á tại các vùng biển xung quanh Trung Quốc, từ đó bảo đảm cho Trung Quốc kiểm soát được các tuyến đường hàng hải quốc tế mang tính then chốt như ở biển Đông.
Mặc dù thông qua những hình ảnh "mờ ảo" của máy bay thử nghiệm cảnh báo sớm JZY-01 thấy được hình dáng “hải quân lớn” Trung Quốc trong tương lai, nhưng chỉ nhìn vào bố cục cơ bản của chiếc máy bay cảnh báo sớm này thì vẫn tồn tại hạn chế nhất định, trong đó có tính đại diện nhất là bánh đáp của nó.
Trung Quốc không áp dụng thiết kế của máy bay cảnh báo sớm Ka-31?
Ngoài ra, nhìn vào sự phát triển tổng thể lực lượng tác chiến trên không của Trung Quốc, trong khi không quân vẫn ở giai đoạn đầu hoạt động của máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu, đối với Hải quân Trung quốc (hiện chưa trang bị máy bay chiến đấu cánh cố định), trong tương lai gần chắc chắn khó mà thực hiện được hiệp đồng tác chiến hiệu quả cao giữa máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm tương tự như Hải quân Mỹ.
Hai điểm này có nghĩa là, mặc dù máy bay cảnh báo sớm cao cấp của Trung Quốc tương tự như E-2 do Mỹ chế tạo có nghiên cứu phát triển thành công trong tương lai gần, thì nó cũng sẽ chưa thể trang bị cho Hải quân Trung Quốc trong thời gian tới.
Sự phát triển của máy bay cảnh báo sớm đã trải qua ba thế hệ, chức năng không ngừng hoàn thiện. Thế hệ thứ nhất là "máy bay chở + radar" đã thực sự trở thành "đôi mắt" của cụm máy bay; thế hệ thứ hai là máy bay cảnh báo sớm chủ lực hiện có của các nước, đó là "máy bay chở + radar + thông tin + chỉ huy dẫn đường", đảm đương nhiệm vụ nặng nề của một trung tâm chỉ huy không chiến; còn máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo sẽ là "máy bay chở + nhiều bộ cảm biến + mạng + quản lý chiến trường", có đặc điểm là "mạng hóa", "đa nguyên hóa", "nhất thể hóa", "nhẹ hóa", trở thành trung tâm tuyệt đối của "tác chiến trung tâm mạng" trong toàn bộ quân đội.
Viện sĩ Vương Tiểu Mô, "cha đẻ máy bay cảnh báo sớm" Trung Quốc đầu năm nay trả lời phỏng vấn cho biết, mục tiêu thiết kế máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc là có thể phát hiện các mục tiêu tàng hình như F-22.
Máy bay tàng hình là "một thanh kiếm giơ trên đầu" của quân đội các nước trong hơn 20 năm qua. Nếu mục tiêu trên được thực hiện thì rõ ràng sẽ cải thiện rất lớn trạng thái chiến trường của Quân đội Trung Quốc.
Chuyên gia hàng không Tống Tâm Chi cho rằng: "Radar của máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo cần có khả năng tích hợp nhiều chức năng như trinh sát môi trường chiến trường, dò tìm mục tiêu tàng hình tốc độ cao, nhận biết mục tiêu, chống đánh chặn, trinh sát điện tử, tự vệ điện tử và thông tin số hóa". Điều này làm cho vị thế của máy bay cảnh báo sớm càng trở nên nổi bật - với tư cách là điểm nút then chốt giành lấy thông tin, chỉ huy kiểm soát trên chiến trường trong tương lai, nhưng để thực hiện được thì độ khó chắc chắn sẽ tăng mạnh.
Cùng với việc từng bước phổ cập các loại vũ khí trang bị có tính năng tàng hình như máy bay, tàu chiến, tên lửa hành trình và tên lửa chống bức xạ, máy bay cảnh báo sớm không những đối mặt với môi trường chiến trường phức tạp hơn, mà còn đối mặt với các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Quân Mỹ đã có người bắt đầu đặt câu hỏi rằng máy bay F-22 dựa vào "siêu khả năng" tàng hình và tuần tra siêu âm, không sử dụng radar khi đánh lén liệu có khả thi trên chiến trường?
Trung Quốc đang "khuấy đục" biển Đông
Đông Bình - GDVN
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment