Mất Myanmar,Trung Quốc dồn lực khống chế Biển Đông?
Saturday, June 22, 2013
Sau khi để mất "cái đuôi" Myanmar, dường như Trung Quốc đang dồn toàn lực trên biển Đông.
Cách đây 2 năm, Myanmar vẫn còn là quốc gia tập quyền cô lập, và có thể nói là “cái đuôi” của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện tại, quốc gia này đã mở rộng cánh cửa, bầu không khí cải cách rộn ràng ở khắp nơi. Các nhà đầu tư trên toàn cầu đổ về thị trường niềm năng với 60 triệu người tiêu dùng và cơ sở hạ tầng đang cần xây dựng gấp rút để đuổi kịp với thế giới này.
Việc Myanmar tiến hành các hoạt động cải cách, mở cửa, mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là hai nền kinh tế hàng đầu Mỹ và Nhật Bản được cho là một trong những nguyên nhân làm giảm sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tháng 5 vừa qua, khi Tổng thống Thein Sein trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Myanmar thăm Nhà Trắng trong gần 50 năm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Thein Sein vì lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc cải cách kinh tế và chính trị, trong cuộc hội đàm lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo tại Nhà Trắng vào.
Ông Obama cho hay mối quan hệ từng không tốt đẹp giữa Myanmar và Mỹ giờ đây đã thay đổi vì “Tổng thống Thein Sein cho thấy Myanmar đang trên con đường cải cách kinh tế và xã hội”.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới tại Yangun nhân chuyến công du 3 ngày tới Myanmar, Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp Myanmar phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng nhà máy nhiệt điện, mạng lưới viễn thông tốc độ cao, nhà máy nước, cũng như hệ thống pháp lý của quốc gia này.
Tổng thống Myanmar Thein Sein và người đồng cấp Mỹ Barack Obama bắt tay tại Nhà Trắng ngày 20/5.
Theo ông Abe, thông qua việc hỗ trợ Mianma phát triển, Nhật Bản có thể thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của mình. Trước đó, Thủ tướng Abe đã tới thăm Đặc khu kinh tế Thilawa và chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ (MoU) giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Myanmar về việc phát triển khu vực này.
Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Myanmar trong năm 2012 đạt hơn 1,4 tỷ USD. Đầu tư của Nhật Bản vào Myamar kể từ khi Myanmar mở cửa cho đầu tư vào cuối năm 1988 đến tháng 3/2013 đã lên đến 270,283 triệu USD, đứng thứ 11 trong số các nước đầu tư vào Myanmar.
Tại diễn đàn kinh tế này, các nhà lãnh đạo quân sự của Myanma trong bộ trang phục dân tộc, nhiệt tình chào đón lãnh đạo các công ty đến từ Thái Lan, Việt Nam, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản (số lượng nhà đầu tư Nhật Bản chiếm rất lớn).
Sự thiếu vắng của các nhà đại diện cho Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận, nguyên nhân là do các bộ trưởng và nghị sĩ của Myanmar nhắc đến phương thức quan hệ với người bạn cũ Trung Quốc - sẽ cố gắng tỏ ra lịch thiệp trong hoàn cảnh công khai, nhưng khi chỉ có mặt hai bên lại hết sức gay gắt. Một cố vấn bộ trưởng Myanmar nói: “Chúng tôi nói với người Trung Quốc rằng chúng tôi vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, sau đó chúng tôi mời họ đi”.
Đến ngày thứ 2 của hội nghị, các diễn đàn đồng loạt đưa tin China Mobile đã từ bỏ kế hoạch kế hợp với Vodafone để mở rộng mạng lưới di động tại Myanmar vì không có hy vọng chiến thắng.
Dường như đã chấp nhận thực tế mất ảnh hưởng ở Myanmar nên Trung Quốc dồn toàn lực trên biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc: Lực lượng xung kích trong tranh chấp biển đảo.
Thời gian vừa qua Trung Quốc lại liên tục có những động thái căng thẳng, gây leo thang trên biển Đông. Một mặt nước này phát hành bản đồ đường lưỡi bò trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc.
Các nhà quan sát đã đánh giá đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh và gọi đây là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt”.
Không những thế, nước này còn liên tiếp có những những hành động tập trận quy mô lớn, cử tàu cá, hải giám ra biển Đông quấy phá hoạt động đánh bắt cá của ngư dân ở những vùng đang có tranh chấp, thậm chí ngay cả trong vùng thuộc chủ quyền của nước họ.
Trong 5 tháng đầu năm 2013, các hoạt động của ngư dân trong vùng biển tranh chấp đã gây ra một số sự cố nghiêm trọng…làm gia tăng căng thẳng giữa các bên tranh chấp.
Ngày 20/3, một số tàu Trung Quốc bắn cảnh cáo vào 4 tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, khiến cho một chiếc bốc cháy. Việt Nam lên án vụ việc này là “sai trái và vô nhân đạo”, nhưng Bắc Kinh từ chối lời kêu gọi của Hà Nội đòi bồi thường cho ngư dân.
Các cuộc đụng độ tiếp tục giữa tàu công vụ Trung Quốc và các tàu đánh cá nước ngoài trong vài tháng tới là không thể loại trừ. Ngày 16/5, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá 3 tháng ở phía bắc của vĩ tuyến 12 - một lệnh cấm mà Việt Nam đã liên tục bác bỏ là vi phạm chủ quyền.
Một tuần trước đó, một hạm đội gồm 30 tàu cá và tàu hậu cần của Trung Quốc đã ra khơi từ đảo Hải Nam trên một sứ mệnh 40 ngày đến Trường Sa. Các tàu cá này cùng với các tàu công vụ Trung Quốc đã châm ngòi cho đợt “vây hãm” binh sĩ Philippines đồn trú ở Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Mặc dù ASEAN và Trung Quốc đạt được thỏa thuận bắt đầu đàm phán về COC, diễn biến trong nửa đầu năm 2013 cho thấy quỹ đạo chung của tranh chấp Biển Đông là tiếp tục di chuyển theo chiều hướng đối đầu và Trung Quốc được cho rằng sẽ không từ bỏ tham vọng biến biển Đông thành "ao nhà" của mình.
Lan Anh - ĐVO
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment