Theo Gerhard Will, EU do dự ở Biển Đông vì 28 thành viên lo ngại sẽ vấp phải phản ứng từ Trung Quốc.
Cảnh sát biển Việt Nam quyết tâm bám biển trong những ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và kéo theo 1 đội tàu hộ tống hùng hậu, bao gồm cả tàu quân sự để uy hiếp.
Tờ DW của Đức ngày 12/8 bình luận, EU đã tăng cam kết của mình tại Đông Nam Á trong nhiều năm. Kể từ năm 2012 EU đã thông qua hướng dẫn về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu ở Đông Á với mục đích tưng cường giao lưu với khu vực, trong đó ASEAN được xem như đối tác tự nhiên của EU.
Lý do chính cho sự quan tâm đặc biệt của EU đến khu vực Đông Nam Á chính là những lợi ích kinh tế đáng kể, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa EU và ASEAN năm 2013 lên tới khoảng 167 tỉ Euro. EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của khu vực sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Cuộc xung đột trên Biển Đông và chủ nghĩa dân tộc gắn liền với nó được xác định trong chiến lược của giám đốc điều hành Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu David O'Sullivan là yếu tố nguy cơ lớn nhất. "EU có lợi ích cao trong khu vực và chúng tôi rất quan tâm đến những phát triển gây căng thẳng gần đây".
Mặc dù EU không đứng về bên nào trong các nước tuyên bố chủ quyền, nhưng liên minh này có một cái nhìn rõ ràng về cách thức tranh chấp nên được giải quyết, cụ thể là thông qua hợp tác trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Thế mạnh của Liên minh châu Âu như là một thành viên tích cực và xây dựng của Diễn đàn An ninh khu vực ARF có thể trở thành lời nói dối, O'Sullivan nói. Đúng là EU không có một vai trò hàng đầu trong các vấn đề an ninh khó khăn, trong khi EU không có tài sản hoặc căn cứ quân sự lớn trong khu vực.
Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục thể hiện quan điểm hung hăng hiếu chiến trên Biển Đông tại ARF.
"Chúng tôi được coi là tham gia, nhưng không đe dọa. EU hoạt động nhưng không có một chương trình nghị sự địa chính trị", O'Sullivan bình luận. Đối với các nhà quan sát như Gerhard Will, môt chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Quốc tế và vấn đề an ninh Đức (SWP), EU đang thiếu hẳn 1 chính sách ở Biển Đông.
"Không phải tất cả các vấn đề có thể được giải quyết bằng một hội thảo. Ở một mức độ nhất định, hội thảo, hội nghị là một chiến thuật nghi binh từ các biện pháp cụ thể", Gerhard Will bình luận, EU nên định vị mình rõ ràng hơn, đặc biệt là liên quan đến luật pháp quốc tế.
Philippines hiện đang tìm kiếm một điều gì đó rõ ràng hơn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trước một tòa án quốc tế, EU nên làm rõ rằng điều này là cách giải quyết vấn đề đúng đắn.
Theo Gerhard Will, EU do dự ở Biển Đông vì 28 thành viên lo ngại sẽ vấp phải phản ứng từ Trung Quốc. Đó là một điểm yếu của EU rằng họ không muốn gặp khó khăn và không bất kỳ nước nào theo đuổi 1 chiến lược rõ ràng, Gerhard Will nhận định.
May Britt Stumbaum, Giám đốc dự án EU-Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm đồng ý với quan điểm này. Eu thiếu tự tin và tham vọng lãnh đạo, đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Châu Âu đang mất đi chương trình nghị sự toàn cầu và không bảo vệ được quyền lợi riêng của mình.
Hồng Thủy - Báo GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment