Dạo quanh các diễn đàn, trang mạng xã hội, không khí tranh luận về các đề tài vũ khí, khí tài quân sự luôn luôn nóng bóng, với các thông tin nào rò rỉ là độc giả “đớp lấy đớp để” và tranh nhau bình luận. Đại loại như: “Việt Nam có cái gì?” “Việt Nam sẽ mua gì?” v.v…
Về phần tôi, tối nay, sau khi “lều báo hỏa tốc” đăng tin này: “Mỹ có thể dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam” (http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-co-the-do-bo-mot-phan-lenh-cam-ban-vu-khi-cho-viet-nam-vao-thang-9-3028693.html).
Tôi thiết nghĩ, có lẽ cũng nên lên tiếng nói sơ sơ với mọi người về quan điểm, phân tích của mình, về tình hình mua bán vũ khí, khí tài của VN và đôi lời đến những người hay theo dõi bài viết của tôi. Bài viết của tôi:
Trước là về chuyện bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam. Sau là về tình hình vũ khí của Việt Nam, cũng như mối quan hệ mua bán vũ khí giữa Việt Nam với Nga, với Mỹ trong tương lai.
Thêm vào đó, không thể thiếu về tình hình hợp tác quân sự của VN với các nước như Irael hay thú vị hơn là Nhật Bản.
Bài viết của tôi, tất nhiên không phải của một dân chuyên về vũ khí, quân sự, nên cũng mong bạn đừng đòi hỏi quá nhiều về những chi tiết (thêm vào đó, vì lý do nhạy cảm của vấn đề bảo mật thông tin, vốn sống còn của đất nước chúng ta, tôi sẽ không nói cụ thể cho bạn nghe VN có cái gì, dù tôi có biết bao nhiêu đi chăng nữa). Tôi viết chỉ hi vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về tình trạng khí tài quân sự của Việt Nam, khả năng mua sắm, mối quan hệ giữa VN với các nước, mong rằng các bạn sẽ không bối rối trước vô số quan điểm mua sắm vũ khí của các “chuyên gia núp sau bàn phím” trên mạng, từ đó, trang bị cho mình sự hiểu biết sơ đẳng về các mối quan hệ mua bán vũ khí mà Việt Nam có được.
I/ Lý do Mỹ không muốn bán và tình huống Mỹ buộc phải bán:
Bạn nghĩ gì ?? Liệu Mỹ có dỡ lệnh cấm bán vũ khí hoàn toàn cho VN hay ko? Riêng phân tích của tôi, thì tôi nghĩ là CHẮC CHẮN MỸ SẼ DỠ TOÀN BỘ LỆNH CẤM BÁN VŨ KHÍ CHO VIỆT NAM.
Lý do ban đầu Mỹ chặn không bán cho VN, nó bao gồm vô số lý do lắt nhắt, tạm liệt kê vài cái như sau:
Đã từng chiến thắng Mỹ, điều mà chưa quốc gia nào làm được (làm mà cả thế giới thấy và tâm phục khẩu phục như VN). Vừa sợ hãi, vừa ghét bỏ, nên không bán.
Là kẻ thù về mặt ý thức hệ: Cộng Sản vs Tư Bản.
Sợ một ngày nào đó, chính những vũ khí này dùng để chống lại Mỹ, trong một cuộc chiến tương lai với Việt Nam. (hì hì, bạn nghĩ có không?)
Đây là lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí bằng cách tháo dỡ lệnh cấm hẳn hoi cho một nước XHCN, vốn là kẻ thù không đội trời chung, nên Mỹ đang đo lường các phản ứng của đồng minh và các nước. Vì vấn đề sẽ mang tính tiền lệ. Tức là các nước cũng ồ ạt nhao nhao lên dỡ lệnh, bán vũ khí cho VN, hoặc là, các nước bị Mỹ cấm cũng ào ạt đòi Mỹ dỡ lệnh cấm, gây bối rối khó xử cho Mỹ trên phương diện quốc tế.
Tuy nhiên, tại sao tôi dám tự tin Mỹ sẽ xóa bỏ lệnh cấm?
Nếu ai đó học văn hóa, họ sẽ hiểu rằng, tính cách của người Mỹ nói chung là THỰC DỤNG ! Và từng cá nhân, tổ chức, con người mang dòng máu “melting pot” này đều có tính thực dụng trong đấy.
Thứ nhất, Mỹ không quan tâm đến cái quá khứ thắng thua VN, miễn sao cái hiện tại này Mỹ có lợi.
Thứ hai, Mỹ về thực chất không quan tâm tới cái khỉ gì gọi là Cộng Sản cả! Bởi lẽ suy cho cùng, Mỹ không ghét chủ nghĩa cộng sản, mà cái Mỹ ghét là nguy cơ đằng sau chữ “Chủ nghĩa Cộng sản” (xin đính chính lại, chính phủ Mỹ và giai cấp tư sản lắm tiền nhiều của sau lưng cái chính phủ này ghét, chứ người dân thì chưa hẳn, họ không ghét, họ với suy nghĩ thực dụng của mình, họ chỉ đơn thuần không tin một xã hội đẹp thế tồn tại trên cõi đời). Chỉ đơn thuần chủ nghĩa CS là thằng sẽ móc hết tiền cho túi bọn TS chia đều ra cho mọi người. Mà mất tài sản thì nó ghét. Thế thôi!
Và mỗi khi bạn đặt câu hỏi: chính phủ Mỹ sẽ làm gì trước sự kiện A,B,C blah blah blah …. ? thì bạn hay nhớ lại một điều và chỉ một điều duy nhất thôi: THỰC DỤNG!
Micheal Moore (cha đẻ bộ phim tài liệu “Farenheit 11-9” và “The Capitalism – ALove Story”) đã từng nói: “Chủ nghĩa tư bản sẵn sàng bán cho người khác sợi dây thừng để treo cổ chính mình, miễn là họ có lợi nhuận”. Vâng, câu nói đó không sai, nó đã lột tả được tính thực dụng này.
Mỹ không cần quan tâm anh theo ý thức hệ nào, chế độ nào, tư tưởng nào, tôn giáo nào. Chính phủ Mỹ chỉ quan tâm 1 điều là nhưng thứ anh theo đó, nó có đem lại lợi ích cho Mỹ hay không, và nó có cản con đường tham vọng tìm kiếm lợi nhuận không mệt mỏi của Mỹ hay không mà thôi.
Bởi chủ nghĩa thực dụng đó, Mỹ CHẮC CHẮN SẼ BÁN VŨ KHÍ CHO VN, bởi vì:
Giới tư bản lái súng của Mỹ vô cùng nóng lòng bán vũ khí cho 1 quốc gia đang kề gần bờ vực của chiến tranh, hay chỉ đơn thuần 1 quốc gia mà ngửi thấy mùi căng thẳng với láng giềng là lái súng Mỹ mò vào. Và rõ ràng, Việt Nam đấu với “quốc thù” Trung Quốc là một cơ hội trời cho để bán vũ khí. Không cần Mỹ phải kích động biểu tình, không cần thay chế độ, không cần đem dân chủ đến gõ cửa từng nhà, mà vẫn có nhu cầu mua vũ khí. Đây là cơ hội hiếm có. Và không nóng lòng sao được, khi mà đồng minh của Mỹ như: EU (Pháp, Ba Lan, Cộng hòa Séc) và Irael tưng bừng mua sắm các hợp đồng tính từ chục triệu đô la trở lên với VN. Làm sao Mỹ bỏ hợp đồng tốt cho đồng minh xơi được ? Chính tư bản công nghiệp (phe lái súng như Lookeed Martin, Boeing, Northgroup Gruman, v.v… ) sẽ là đám đang lobby hành lang kịch liệt nhất để nghị sĩ lưỡng viện bỏ phiếu thông qua việc này. Hành động thông qua bán vũ khí sẽ còn nóng bỏng hơn cái “qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn” gì gì đó cách đây mấy năm của Mỹ. Tư sản Mỹ thao túng cả vũ đài chính trị suốt hàng mấy trăm năm tồn tại của lịch sử nước Mỹ, làm sao chúng nó để hiến pháp và luật kéo lùi khả năng buôn bán của chúng nó được. Phải lobby hành lang thôi!!
Bản thân chính phủ Mỹ cũng muốn lệnh cấm phải được dỡ bỏ. Bởi vì hơn bất cứ ai hết, Mỹ muốn mượn tay VN tiêu diệt TQ! Và muốn thế, phải vũ trang cho VN, VN càng mạnh, tỷ lệ rủi ro chiến tranh xảy ra ở biển Đông càng ít, vì nếu có chiến tranh. Lẽ dĩ nhiên TQ sẽ phải đương đầu 1 đạo quân thiện chiến số 1 thế giới! À nhầm, số một Châu Á thôi! Và bạn cũng đừng quên, VN là một quốc gia thông minh, sáng tạo, sử dụng vũ khí hiệu quả nhất thế giới. Chỉ bằng vài cái tên lửa Sam bèo nhèo mà B-52 còn rớt, thì mấy con J20 và mớ tàu sân bay sẽ rụng như sung và gãy làm đôi! Khi chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ tìm cách đẩy chiến tranh về phía VN trước (nếu chiến tranh vào Philipine và Nhật thì chả khác nào bảo Mỹ đưa đầu ra hứng) Lẽ dĩ nhiên, VN cũng làm ngược lại. Thêm vào đó, không điều gì làm Mỹ cảm thấy thú vị hơn khi thấy hải quân TQ tan nát bằng chính vũ khí của mình. Vừa phá hủy được chiến hạm kẻ thù, vừa tìm hiểu năng lực vũ khí mình được phát huy hết khả năng trong tay người sử dụng giỏi nhất, vừa nghiên cứu cách đánh 2 phe, vừa có cơ hội bán thêm vũ khí sau đó, vừa rút kinh nghiệm trong nâng cấp, chế tạo vũ khí. Còn điều gì tuyệt vời hơn thế? Bán cho mấy thằng ngu Ả rập ư? Vũ khí sẽ cháy và hỏng trước khi tụi nó kịp xài. Bán cho đồng minh bợ đít ư? Còn lâu mới nhìn thấy Anh, Pháp, Đức, Nhật, dùng tới vũ khí Mỹ, vì có chiến tranh nó đẩy Mỹ đi đầu phong trào, chúng nó núp bóng đi sau, và xài vũ khí y chang như Mỹ xài. (mọi chi tiết cứ liên hệ vụ Irắc trước đây trong “chiến tranh vùng vịnh” và cuộc không kích Lybia)
Tôi xin nhắc các bạn rằng, trên đây tôi chỉ nêu ra 2 lý do cơ bản nhất, dễ hiểu nhất, và xin lưu ý với người đọc, nó không phải tất cả. Còn vô số lí do lặt vặt khác để Mỹ nói chung và các tổ chức của Mỹ nói riêng muốn bán vũ khí cho VN, tuy nhiên, vì nhiều lý do tế nhị, và phần vì tôi cảm thấy không cần thiết (cũng như các bạn không cần biết). Nên tôi chả nêu thêm làm gì. Chỉ hai lý do cơ bản như trên đủ để buộc lòng Mỹ phải bán rồi.
Nhưng, thế rồi, các bạn sẽ hỏi tiếp là:
II/ Chú Mẽo sẽ bán gì và Vịt đây sẽ mua gì đây? Mối quan hệ vũ khí của VN với hai đại gia Nga và Mỹ ra sao? Đôi chút về sức mạnh đến từ vũ khí của Nga và Mỹ:
Đầu tiên, để tôi mô tả sơ qua về tình hình chém gió đến mức độ hoang tưởng của một bộ phận thanh niên trẻ trâu trên facebook và các diễn đàn nổi tiếng ở VN. Và mức độ “thủ dâm tinh thần” này thấy nhanh nhất ở mục comment của phần quốc phòng, báo đất Việt. Ví dụ như sau:
“Tuyệt! Tôi mong VN sẽ mua được P-3C4 Orion”
“Ôi, ước mơ được thấy quân đội VN bay bằng F15/F18”
“Chúng ta nên trang bị hệ thống phòng không Patriot của Mỹ”
Hay có đứa còn hoang tưởng hơn: “Mua mẹ nó vài quả bom hạt nhân là ok rồi”
Nói chung, cái tình trạng lảm nhảm, chém gió về quân sự của “các cháu” thần dân mạng đã quá đỗi quen thuộc.
Đám chém gió có 3 loại như sau đây:
Loại thứ nhất là các tình báo, các lực lượng được chỉ thị của quân đội, nhàn rỗi, tiêu tốn thời gian rảnh của mình buổi tối (vì chả thằng nào có gấu cả! hoặc mới bị gấu chó đá!) nên theo chỉ thị cấp trên, lên facebook, quansuvn, báo Đất Việt, vozforum và vô số các trang mạng khác. Phải gọi là… “chém linh tinh theo lệnh của Đảng”, “nói tào lao theo lệnh Nhà nước”, tạo ra vô số loại tin đồn nhằm đầu độc và gây nhiễu loạn, tung hỏa mù hết hệ thống do thám tình báo của Trung Quốc, lẫn Mỹ và lẫn … độc giả Việt vốn lắm chuyện đang kê gạch ngày đêm ngồi moi móc nguồn tin trên internet.
Loại thứ hai là biết sơ sơ, đó là các chú bộ đội ưu tú, ở các vị trí từ cấp úy trở xuống trong quân đội. Biết thì sơ sơ (cơ mà có biết nhiều cùng không dám nói nhiều, vì nói nhiều khéo thành “liệt sĩ” trong thời bình. Thi thoảng xót quá “vãi” ra vài câu comment bóng gió) nên nói qua loa. Các chú bàn tán xôn xao như thể ngồi “chung mâm” với bộ chính trị và cứ bố nào cũng ngỡ mình hàng “ủy viên quân ủy trung ương”.
Loại cuối là loại … chả biết mẹ gì, ngồi đọc báo, rồi lọ mọ dò wikipedia coi thông số kĩ thuật vũ khí rồi bắt đầu cãi nhau, chém gió. Mặc dù cả đời có khi còn chưa thấy cái máy bay quân sự thật nó tròn méo ra sao, cũng như trình con ông cháu cha vẫn chưa đủ quen biết để kê đít vào buồng lái, rồi tin vào ba cái lều báo kèm wiki thần thánh, lên mạng cãi nhau điên loạn. Số khác thì toàn IP ở Cali, Texas, Úc, Pháp ngồi ảo tưởng về vũ khí VN. Còn ngoài đời thì ngồi trước bàn phím “cứu thế giới”, cầm súng trong Call of Duty, lái máy bay trong Battlefields, , bắn xe tăng ở World of Tank, blah blah blah Loại này nhiều cực! Thôi “tắt máy học bài đi cháu”
Trước đây, trong một bài viết về cách nạp thông tin trong thế giới hỗn loạn này, hình như tôi đã nhắc các bạn trước khi đọc thì phải nghĩ xem nó nói cái gì ? Động cơ nói là gì? Nói có đúng hay không?
Trước khi nói, thì cái não cũng phải nghĩ chứ?
Vụ mua P-3C4 Orion theo một người bạn quen biết của tôi (vâng, lại là quen biết), nói rằng, Mỹ chủ ý tung tin đồn VN mua loại máy bay chống ngầm này để làm TQ lo lắng, hay gây chia rẽ tình cảm của Nga với VN, đồng thời thử phản ứng của Việt Nam với hàng hot của Mỹ. Còn về quan điểm của tôi, có thể VN sẽ mua hoặc không. Chi tiết sẽ nói bên dưới.
Mua máy bay F15, F18? Tại sao cần phải mua mấy cái cục rác này về khi mà máy bay Sukhoi bộ đội Việt Nam lái thành thạo hơn, máy bay cơ động hơn, dễ dùng hơn? Hàng Nga bảo trì cũng đơn giản ít phức tạp hơn hàng Mỹ?
Mua hệ thống phòng không Patriot ? Con lạy các cụ, hệ thống đánh chặn này của Mỹ nó phải nằm trong 1 tổ hợp các hệ thống Mỹ trang bị rải rác quanh các căn cứ quân sự và lãnh thổ đồng minh nó, mua về gắn quanh biên giới VN phỏng có ích gì? Đó là chưa kể: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ phải đi mua lại mấy hệ thống S300 của các cháu “cựu Xã hội Chủ nghĩa” để về mổ ra nghiên cứu, sau đó nâng cấp thêm cho Patriot đấy ạ. Cho đến bây giờ, hệ thống Patriot vẫn thua xa các hệ thống tên lửa của Nga. Ở đó mà tinh tướng!
Mua bom hạt nhân? Loại comment này thì khỏi nói rồi, Mỹ ngu sao bán cho kẻ thù ý thức hệ? Mà dẫu nó có bán, nó cũng cài kíp nổ để cần thì nó “bùm” ngay trên lãnh thổ VN cho nhanh, nếu Mỹ và VN xảy ra xung đột. Thêm vào đó, nếu cần “trồng nấm” thì mình không thiếu quốc gia năng lực hạt nhân hơn hẳn Mỹ. Bạn biết tôi đang đề cập đến ai rồi đấy.
Vậy nên, khi đọc các bài báo, họ khuyến khích mua gì gì đi chăng nữa thì không thằng viết báo nào ngồi chung mâm với “Quân ủy trung ương” nhé. Và ủy viên quân ủy trung ương không hơi đâu đi đọc lều báo Đất Việt hay trang mạng vietnamdefence.
Ủa, vậy ruốt cuộc VN mua gì ta? Mỹ sẽ bán gì ta ơi?
Trước khi suy nghĩ thêm, bạn hãy nhớ cách “đi chợ” của lãnh đạo Việt Nam qua 2 công thức sau, (tuy nó chỉ là phân tích của tôi, nhưng tôi đảm bảo tư duy của lãnh đạo VN sẽ không thoát ra khỏi 2 cái công thứ sau) :
1 là: “Việt Nam chỉ đi mua bên ngoài những thứ gì mà trong nước không thể tự sản xuất và Nga không có thiết bị tương đương hoặc tốt bằng.”
2 là: “Nếu phải ưu tiên lựa chọn giữa 2 người bán, VD: Irael và Mỹ (trong trường hợp hàng hóa tốt ngang nhau). Việt Nam chắc chắn sẽ ưu tiên cho con buôn nào bán cả hàng kèm theo bản quyền thiết kế, dây chuyền sản xuất sau khi Việt Nam mua một số lượng nào đó.
Nghe có vẻ chung chung, tuy nhiên, bạn cứ lựa theo công thức đó thì kiểu gì cũng lòi ra những thứ VN thực sự sẽ mua.
Trước hết, bạn sẽ hỏi từ đâu mà xuất hiện 2 công thức mua bán trên của tôi?
Khi nói đến mua vũ khí, bạn phải quan niệm một điều, vũ khí là một món hàng hóa đặc biệt. Không phải chỉ có tiền là mua được. Nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, và trên hết, là mối quan hệ chính trị đặc biệt giữa nước bán và nước mua. Bởi lẽ đặc thù của vũ khí là con dao hai lưỡi, nó có thể bắn vào chính bạn nếu bạn không chọn đúng người để bán, vì “súng đạn thì không có mắt” mà. Bạn thử nghĩ chuyện gì xảy ra nếu xung đột biên giới Xô-Trung trước năm 1979, Trung Quốc dùng xe tăng mua hoặc sản xuất theo dây chuyền Liên Xô lắp đặt để bắn vào quân đội Sô Viết? Và chuyện này đã xảy ra rồi bạn nhé.
Vì lẽ đó, mua vũ khí xảy ra ít nhất là tình huống dưới đây, tất cả đều dựa trên sự gần gũi về mặt chính trị:
_Vũ khí mua vừa tốt, vừa rẻ, vừa nhiều tính năng “tiềm ẩn” hay ho, bonus thêm một mớ phụ kiện và khuyên dùng lặt vặt khác nếu đây là một đồng minh thân thiết, có truyền thống. VD: Mối quan hệ VN và Nga.
_Vũ khí mua phải hàng vớ vẩn, đẹp mã, quảng cáo thì hoành tráng, hàng mẫu thì xài ngon, còn hàng triển khai hàng loạt thì rõ lởm, tính năng kém, chưa kể, có khi còn bị cài chip, loạng quạng war với nước bán, nó nhấn nút thì “bùm”! Điển hình là mối quan hệ bán hàng giữa nước Nga hiện nay với Trung Quốc.
Bạn nghĩ cùng là mua hệ thống S300 thì VN với TQ sẽ giống nhau?
Bạn nghĩ là tàu Kilo của Trung Quốc với VN như nhau?
Và bạn đọc báo, bạn nhìn comment và tin vào lời của mấy thằng loại thứ 3 phía trên tôi nói ngồi than vãn ?
Không, bạn nhầm cả rồi! Không có một thằng ngu nào bán hàng xịn nhất, tốt nhất hay nhất cho một cái thằng hàng xóm: vừa lưu manh, vừa có tiền sử đánh nhau với mình, vừa có năng lực ếch nhái bất hợp pháp, vừa hăm he nhìn vào Viễn Đông nhà mình, vừa lừa đảo mình trong các hợp đồng mua bán cả. Nếu là bạn, liệu bán có muốn bán hàng cho cái thằng như thế không? Nếu bạn buộc phải bán để kiếm cơm, liệu bạn có muốn bán cái tinh túy nhất, cái tốt nhất trong công nghệ của bạn cho một thằng chỉ đi ăn cắp và sao chép thôi rồi hứa hẹn bụp vào mặt bạn hay không? Chắc chắn bạn sẽ trả lời là không, và đương nhiên người Nga có hiền lành và “ngố” mấy cũng sẽ trả lời tương tự.
Và bạn nên nhớ, bất kì một món vũ khí nào cũng có rất nhiều biến thể. Bề ngoại thì khí tài cùng dòng nhìn y chang nhau, nhưng bên trong, khác gì thì chỉ có trời mới biết được. Cùng 1 hệ thống S300, năng lực khác nhau, bán cho Trung Quốc khác, bán cho Việt Nam khác. Nga chắc chắn làm thế, và Mỹ cũng sẽ hiểu mọi điều tôi nói tương tự phía trên, thế nên, bán cho kẻ thù ý thức hệ như VN, không đời nào nó bán cho cái hàng tốt nhất.
Mỹ sẽ chỉ bán những biến thể mà nếu có chiến tranh xảy ra, nó có khả năng khắc chế được mớ vũ khí đó, nó mới bán.
Nếu có ai đó nghĩ rằng: “Phải chi Việt Nam thành đồng minh thân thiết hay đối tác chiến lược toàn diện của Mỹ thì nó sẽ bán cho hàng xịn nhất!” Không, không, bạn quá ngu.
_ Điều bạn vừa nói, nói chỉ đúng Nga thôi, vì Nga là thằng chơi đẹp và sống bằng tình cảm, nên Nga nó sẵn sàng cho Việt Nam những gì tình túy nhất, tốt nhất của nó,vì trong lòng dạ 2 đứa, Việt Nam và Nga là bạn tốt của nhau, mặc cho tình hình chính trị, chém gió gì trên báo chí, mặc cho bao nhiêu vụ biển Đông, mặc cho mấy cái ống dẫn dầu vài ngàn tỷ đô la của Nga vào TQ thì 2 đứa vẫn sẽ là bạn tốt (và chúng nó toàn hỗ trợ nhau trong BÓNG TỐI). Việt Nam không có tiền mặt, mày đổi bằng cái gì mày có mà tao cần, trả từ từ, thế là đủ.
_ Còn Mỹ, nó là thằng chơi sòng phẳng và sống bằng sự thực dụng. Sòng phẳng tức là tôi bán hàng cho anh, anh cứ móc tiền tươi ra mà trả, thực dụng tức là tôi làm gì đó cho anh, chỉ khi nào cái tôi làm cho anh đem lại nhiều lợi ích cho tôi hơn cho bản thân anh, lúc đó tôi mới làm. Vì lẽ đó, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ chắc chắn không bao giờ phản bội Mỹ như Anh, Pháp, Nhật, Úc, v.v… nó đều không bao giờ bán đi tinh hoa của nó. VD: máy bay tàng hình F22-Raptor, B1 Lancer, B2 Spirit chưa bao giờ các nước được mua dù có bao nhiêu thỉnh cầu đi nữa (và Mỹ cố tình chế ra biến thế F35 để bán cho các nước nhằm vẫn rút được tiền mà không mất đi những công nghệ tốt nhất, tối tân nhất trong F22). Trong khi, Nga sẵn sàng bán máy bay tàng hình PAK FA-T50 cho Ấn Độ và Việt Nam (tin này bạn sẽ không thấy được trên bất cứ một tờ báo nào đâu, còn tôi đảm bảo nó sẽ xảy ra). Vậy liệu làm đồng minh của Mỹ, về mặt mua sắm quân sự, liệu có lợi hơn làm đồng minh của Nga không? Trong khi Việt Nam đã từng là “con cưng của khối Xã hội chủ nghĩa”, niềm tự hào của Liên Xô.
Hãy nhớ 1 câu tôi nói thế này: “Mỹ chỉ có đồng minh chứ không có bạn”. Bạn có thể cứu ta khi ta hoạn nạn, nhường cơm sẻ áo và thông cảm với ta. Còn đồng minh tức là “cùng mình” chỉ “cùng mình” khi có chung lợi ích, chung mục đích, còn xung đột lợi ích là quay mũi dùi về nhau ngay. Trong quan hệ quốc tế, NGOẠI GIAO PHƯƠNG TÂY (lưu ý, không phải ngoại giao thế giới hay ngoại giao của Việt Nam) có câu nói nổi tiếng: “không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn” là ám chỉ chính trường hợp này.
Vậy, nếu bạn là một lãnh đạo Việt Nam, về mặt tư duy mà nói, bạn sẽ chọn gì? Chọn một đồng minh, người mà chỉ đến với mình vì lợi ích, hay chọn một người bạn sẽ giúp đỡ mình khi khó khăn? Áp dụng ra chính cuộc đời của cá nhân bạn, người bạn hay nói chuyện là bạn hay là đồng minh của bạn? Tôi để các câu hỏi này lại cho bạn tự suy nghĩ và trả lời với bản thân nhé!
Từ đó, bạn có thể hiểu và rút ra được mối quan hệ với Mỹ và Nga, chỉ cần tính riêng mặt vũ khí và quân sự thôi cũng đủ thấy bên nào hơn bên nào. Bên nào đem lại nhiều lợi ích hơn cho Việt Nam này. Cũng vì lẽ đó, đừng nhao nhao lên, hay quá xuýt xoa khi VN mua được vũ khí Mỹ, bạn nhé, vì ở một mức độ nào đấy mà nói, nó không phải là hàng ngon nhất vì ngon nhất Mỹ không móc ruột ra cho.
Về phía Việt Nam, đầu tiên, ngay khi lệnh cấm vận vũ khí được gỡ bỏ:
_ Việt Nam sẽ nhanh chóng nhào đi gặp các lái súng của Mỹ để nâng cấp hàng loạt kho vũ khí của Việt Nam Cộng Hòa bỏ lại, số lượng rất lớn. Từ xe tăng, máy bay, súng đạn, có thể là cả tàu chiến. Nâng cấp và dùng lại bất cứ gì có thể (tính VN là tiết kiệm mà đạt hiệu quả là chơi thôi). Nâng cấp toàn bộ khí tài quân sự cũ của Mỹ đang xuống cấp từng ngày là ưu tiên đầu của Việt Nam khi lệnh cấm vận dỡ bỏ. Trước đây cũng ta cũng có nâng cấp, nhưng chỉ ở mức độ lẻ tẻ, và toàn mua sang tay. Tức là mua của những đồng minh của Mỹ bán lại cho chúng ta, tất nhiên là với giá cao hơn mua trực tiếp, hoặc là nhờ đồng minh của Mỹ rành về quân sự nâng cấp giúp thành các biến thể sửa chữa lại của nước dùng. Ví dụ nhờ Irael nâng cấp lặt vặt chẳng hạn.
_ Các loại tàu chiến mặt nước cỡ lớn: Các hợp đồng kiểu này sẽ xảy ra trong tương lai, chủ yếu là tìm cách mua vài cái tàu lực giãn nước lớn rồi xin luôn cái thiết kế đóng tàu cơ bản. Việt Nam sẽ còn mua bán nhiều thứ dính về hải quân. Tôi sẽ nói thêm ở phía dưới bên cạnh vũ khí săn ngầm.
_ Các vũ khí và hệ thống thiên về năng lực săn ngầm, vì cơ bản, VN yếu điều này, bởi lẽ Nga cũng không có các thiết bị săn ngầm tốt. Thành thật mà nói, theo phân tích của tôi, về mặt hải quân Nga cũng không thực sự mạnh. Các tàu chiến trên mặt nước của Nga cũng không quá tốt. Bạn biết tại sao không?
Vì 2 lý do, phần là học thuyết quân sự của Sô Viết trước khi và Nga sau này, phần khác vì địa lý của nước Nga. Nói về học thuyết quân sự, có sự khác biệt giữa Nga và Mỹ như 2 màu trắng đen rõ rệt, học thuyết của Nga là thiên về phòng thủ, còn của Mỹ thiên về tấn công. Khi phát triển vũ khí, họ đều dựa theo nền tảng học thuyết để phát triển các loại vũ khí phù hợp với học thuyết, vì học thuyết phản ánh cách thức bảo vệ đất nước nên cần phải có sự phối hợp và đồng bộ đến từ vũ khí.
Vì học thuyết phòng thủ, ít gây hấn, nên Nga phát triển cực mạnh về tên lửa, các hệ thống phòng không và máy bay tấn công và đánh chặn trên bầu trời, cơ mà vì phát triển năng lực tên lửa mạnh quá, nên tên lửa Nga trở nên quá mạnh mẽ và nguy hiểm, riết tên lửa chiến lược trở thành tên lửa dùng để tấn công phủ đầu luôn, không cần phòng thủ. Đó là lý do tại sao về tên lửa và hệ thống phòng thủ, đặc biệt là phòng không, thành thật mà nói cho các bạn: Mỹ xách dép không nổi với Nga, đừng lấy Tomahawk ra dọa! Vì yếu tố địa lý Nga, toàn đất bằng phẳng, rộng, lạnh, nên phát triển xe tăng càn lướt, chống đỡ, hỏa lực mạnh, động cơ mạnh để đi trên mọi địa hình, thêm vào đó, vì giỏi phát triển xe tăng nên tự nghĩ ra cách chống tăng, nên lại phát triển rất mạnh về súng chống tăng các loại, đâm ra Nga rất có truyền thống chế các loại đạn xuyên giáp cho súng chống tăng. Chưa hết, yếu tố địa lý Nga, nếu xét về biển, toàn là đóng băng! Vì đóng băng nên các hoạt động mua bán, trao đổi, thương mại diễn ra trên biển cũng khó khăn, dẫn tới từ xưa không phát triển mạnh về tàu bè, mà tàu bè buôn bán không mạnh thì cũng chả sinh ra các hạm đội tàu chiến mạnh mẽ (vốn xưa dùng phần nhiều để bảo vệ đội thuyền buôn), nên các học thuyết quân sự về hải chiến cũng không giỏi, không tốt (kết quả là Nga thời sa hoàng thua Nhật về các trận hải chiến, lẽ quá dĩ nhiên, vì Nhật là quốc gia biển đảo, tàu là thứ đầu tiên phát triển). Tất cả những điều đấy, dẫn đến tình cảnh là Nga chẳng mạnh về hải quân, do có đầu tư đâu mà mạnh? Hạm đội thì lèo tèo, lúc phát triển hải quân thì khi nâng cấp, khi bỏ không, cũng chả màng tới chế tạo. Vẽ bản thiết kế xong xếp vào kho là chính. Học thuyết hải quân cũng phòng thủ tuốt. Nên thực sự, nếu nói về mặt tàu mặt nước. Theo góc nhìn của tôi, Nga hôm nay hay Liên Xô hôm qua, cực kì yếu. Băng không, lấy gì mà chạy? Tuy nhiên, cái khó sau khi ló hết cái ngu (kém đầu tư hải quân) nó bắt đầu lòi ra cái khôn. Băng đi không được thì đi dưới băng! Thế là hàng loạt nghiên cứu tàu ngầm ra đời, tàu ngầm mới đi được dưới băng, có lẽ về trình độ chế tạo tàu ngầm thì Nga khá tốt, có thể so sánh với Đức, Nhật.
Bàn về Mỹ, một thằng lịch sử non choẹt vài trăm năm, nhưng lại chuyên đi gây chiến, ức hiếp các nước, thế nên học thuyết quân sự thiên về tấn công và chiến tranh ra đời. Thế nên, Mỹ cực mạnh và thiên về máy bay ném bom (B52 là ví dụ rõ nhất), tiêm kích tấn công. Nên về mặt không quân Mỹ tỏ ra khá thắng thế, tuy nhiên, hãy nhớ là Nga mạnh về phòng không nhé (dẫn chứng là vũ khí Sô Viết đã phòng thủ thành công Việt Nam trận Điện Biên Phủ trên không – Linebacker II ). Tất nhiên, mỹ cũng mạnh về các loại bom ném thả, (ngược lại Nga mạnh về các loại mìn, bẫy dưới đất). Tiếp đó, các bạn cũng đừng quên chủ nghĩa tư bản muốn buôn bán hàng hóa nên phải đi đây đi đó rất nhiều, và hãy nhìn lên bản đồ nước Mỹ xem, 2 mặt đông tây chiếm trọn biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cộng thêm sự hiếu chiến vốn có của chủ nghĩa tư bản, nên Mỹ phát triển mạnh về lực lượng hải quân, chục hạm đội, hàng trăm tàu chiến, hàng chục tàu sân bay suốt lịch sử của mình. Còn về mặt học thuyết quân sự hung hăng gây chiến thì khỏi phải bàn rồi. Về mặt lục quân mà nói, rõ ràng Mỹ không có thế mạnh, thứ nhất, từ lúc lập quốc đến nay, Mỹ là nước ít bị chiến tranh nhất nhì thế giới, vì địa lý quá sức tốt, nên tác chiến trên bộ không được tốt, dẫn đến đầu tư xe tăng cũng không tốt, xe tăng Mỹ để quảng cáo và … bán cho đồng minh thì đúng hơn là dùng, gặp súng chống tăng Nga là cháy rụi hết. Thứ hai, một quốc gia tuổi đời vài trăm năm thì làm sao đúc kết được kinh nghiệm thực chiến vốn thông qua bài bình bố trận, võ thuật cá nhân, kĩ thuật thực chiến làm sao bằng như nước vốn có nhiều chiến tranh như Nga, hay đặc biệt là Việt Nam, cho nên, khi chiến trên đất liền, Mỹ thua Việt Nam khi lúng túng trước cách đánh du kích phần nào cũng hiểu được (Đến TQ còn lúng túng trước chiến thuật của Việt Nam nữa là Mỹ). Một đất nước văn hóa lai căng vài trăm năm sao bằng một đất nước kinh qua chiến tranh đến hàng trăm, ngàn cuộc chiến lớn nhỏ trong suốt vài ngàn năm dựng nước? Thua là hiển nhiên, và tôi cũng cam đoan chắc với các bạn. Đánh trên bộ, xếp quân ra hai bên mà đánh thì Mỹ thua Nga đau trong vòng một nốt nhạc, đừng lấy số lượng xe tăng với súng ống ra mà khoe ở đây! Thậm chí dàn quân ra chơi trên bộ, chấp vũ khí Mỹ hiện đại hơn thì dưới sự bày binh khiển tướng của TQ cũng đủ làm cỏ Mỹ. Đám Pro Mỹ ở đó mà huyênh hoang.
Tóm lại, khi nhìn vào 2 cực đối trọng nhau: Mỹ và Liên Xô (Nga), ta thấy rõ sự tương phản và đối chọi về sức mạnh, đúng chất của “mâu nào, thuẫn ấy”. Một bên mạnh về tấn công, bên kia thiên về phòng thủ, bên mạnh về không quân thì bên kia thiên về phòng không. Bên mạnh về tàu chiến, bên kia tên lửa chống hạm.
Nói luôn một điểm quan trọng cho các bạn nào không biết, VN mua hàng của Nga, chủ yếu để phòng thủ chống Mỹ là chính (yếu tố khắc tinh tôi bàn ở trên), còn mua của Mỹ sẽ là để chống Trung Quốc là chủ yếu (chỉ một phần thôi, phần còn lại là tự đóng tàu bè và dùng vũ khí cho thích hợp). Đương nhiên, khi chiến tranh xảy ra thì sẽ tận dụng linh hoạt mọi vũ khí ta có, sử dụng sao đạt hiểu quả cao nhất.
Quay trở lại vấn đề chính, mua bán vũ khí, nhiều người sẽ thắc mắc hỏi tôi, tại sao không nói huyệch toẹt ra cụ thể tên các loại vũ khí VN sẽ mua của Mỹ? Tôi không phải thành viên hội đồng quân ủy trung ương nhé, làm sao mà tôi biết cụ thể được? Và mua cái gì thì hiện giờ các tướng nhà ta vẫn còn đang tranh cãi. Nhưng tôi nghĩ, họ sẽ dựa theo một số quy tắc mà tôi đề ra phía trên mà bạn đã đọc. Còn muốn biết cụ thể sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ dỡ bỏ, VN mua gì thì liên hệ … Phùng Quang Thanh hay Trương Tấn Sang để biết thêm chi tiết nhé!
Về phía Mỹ, khi bán hàng cho Việt Nam, đại khái là:
_ Nó sẽ bán những thứ nó nghĩ rằng VN sẽ cần nhất, chủ yếu loanh quanh bên mảng tàu chiến, (tâm lý khách hàng nó nắm rất rõ, nên sẽ giới thiệu những thứ nó cho là VN cần trong thời buổi xung đột ở biển Đông như hiện nay).
_ Dụ bán những thứ mắc tiền, hay cần bảo trì khó, lâu dài, phức tạp cần đến công ty của Mỹ (tất nhiên, tư bản mà, thực dụng mà, nó làm y như những gì đã làm với các đồng minh). Quảng cáo vũ khí cho siêu vào, hoành tráng vào, (miệng lưỡi con buôn mà). Nga quảng cáo vũ khí cho Trung Quốc đểu một, thì Mỹ sẽ quảng cáo cho mình đểu mười. Nói thẳng với các bạn, mấy cái thông số kĩ thuật của vũ khí xuất hiện trên Wikipedia hay mấy bản vẽ sơ lược về tàu chiến, máy bay cũng là bọn lái súng này tung lên để tự quảng cáo cho sản phẩm của nó đấy.
_ Sẽ có thêm một đám khùng giới thiệu, chào mời mình mua các loại bảo hiểm rủi ro cho vũ khí, khí tài quân sự (các kiểu, bảo hiểm thì Mỹ cũng nhanh mồm lắm, kiểu gì cũng có)
Có lẽ không cần phải nhắc, lãnh đạo VN không ngu ngốc và thiếu sáng suốt khi đi mua sắm vũ khí quân sự. Điều này có lẽ không cần phải lo lắng quá.
Tuy nhiên, khi mua vũ khí với những thằng tư bản như Irael, Pháp, Mỹ, (Nhật Bản ta có thể loại trừ). Ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi như sau:
Tất nhiên là ta không bao giờ được món hàng có tính năng tuyệt đối như mua của Nga – Đồng minh thân thiết được.
Mua gì của Mỹ thì nó cũng đều ghi vào “sổ đen” của nó, để tìm cách khắc chế nếu xung đột xảy ra. Mất một phần yếu tố bí mật.
Mua xong nó tông hốc cái mồm lên Liên Hiệp Quốc, kê khai rõ ràng ta mua cái gì, mua số lượng bao nhiêu, mua khi nào. Và thế là ta có cái gì cả thế giới nó đều biết, nói gì đến TQ. Tiếp tục mất một phần yếu tố bí mật.
Trong khi đó, mua của Nga, ta đã được đảm bảo rất tốt các yếu tố bí mật từ mua bán, hợp đồng, vận chuyển, năng lực thật của vũ khí, tất cả đều được phía Nga đảm bảo tuyệt đối. Và nhắc luôn cho bạn nào không biết, những thông tin mà các bạn thấy trên mạng, VN mua gì của Nga, Nga ngỏ lời đề nghị bán A, B, C cho Việt Nam. Xin thưa với các bạn, mọi thứ đều là chém gió và tung hỏa mù theo “thỏa thuận của Nga và Việt Nam”. Lượng vũ khí về VN là cái gì, bao nhiêu, chi tiết về thành phần bên trong đều bị giữ kín và làm sai lệch về thời gian giao hàng. Ví dụ, khi bạn nghe thông tin Việt Nam kí hợp đồng mua 6 tàu Kilo, bạn nghĩ khi bạn nghe tin đó thì bên VN đang lọ mọ qua đó ngồi kí giấy tớ chắc? Bạn nghĩ nghe tin thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua Nga thăm tàu Kilo đang đóng là ông ấy thật sự đi thăm chắc? Đó là động cơ duy nhất à? “Đồng Chí X” rảnh đến thế sao? Xin thưa với các bạn, mọi thông tin mà truyền thông nói đều đã bị nhét thêm rất nhiều thông tin sai lệch. Mà cụ thể thì tôi không dám nêu ra cho các bạn nghe được. Vì chẳng ai “vạch áo cho người xem lưng cả”.
Đểu nhất, là vì thực dụng nên Mỹ luôn đòi hỏi mua kèm theo vài điều kiện chính trị. Cái này thì khó để lường được lắm, “liệu cơm gắp mắm” thôi.
III/ Vậy, khi nào lệnh cấm vận vũ khí sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn?
Thực ra, tâm trạng hiện giờ ở Mỹ là:
Tư bản lái súng “mót” lắm rồi, đang cố gắng vận động hành lang. Đám nghị sĩ cũng muốn mở cửa, cơ mà ngại tới ngại lui, cứ ngại ngại vì mở cửa thì đây là lần đầu tiên Mỹ bán hàng cho “mấy thằng Cộng Sản”. Nên đâm ra nó lo lo, nhưng thực chất trong lòng nó vẫn muốn bán thấy mẹ còn bày đặt.
Vấn đề tháo dỡ lệnh cấm, có lẽ Mỹ sẽ làm từ từ, vừa làm vừa thăm dò mọi phản ứng có được từ các phe, từ Việt Nam, cho đến Trung Quốc, Nga, Ấn. Nga, và Ấn thì có lẽ chả phàn nàn gì cả. Còn TQ, vì yếu tố chơi bẩn nên nó sẽ tìm cách để Mỹ không thông qua, cơ mà đồng tiền của Mỹ là trên hết, chứ không phải TQ, nên TQ sẽ chẳng làm được gì nhiều ngoài “gâu gâu” vài câu cho có lệ. Áp lực để VN không mua hàng Mỹ càng khó, vì như vậy chỉ kích thích bọn lái súng Mỹ giấu nhẹm đi các hợp đồng buôn bán giữa hai bên, điều đó lại càng có lợi cho phía VN. Dỡ lệnh từ từ đến khi dỡ hết mọi lệnh cấm (tất nhiên, mấy cái máy bay F22 hay vũ khí hạt nhân, tên lửa IBCM gì gì đấy thì đừng hòng Mỹ bán).
Nếu hỏi tôi cụ thể khi nào, ở thời điểm 2014 này tôi đoán là trong khoảng 1 năm là đợt đợt cấm vũ khí sát thương với các loại hạng nhẹ, và thêm 4 năm nữa với toàn bộ các vũ khí sát thương loại nặng, đặc biệt là các khí tài quân sự như tàu chiến, máy bay, xe tăng. Dĩ nhiên, tôi đang đoán mò, có thể chính xác, mà cũng có thể sai, tuy nhiên bạn có thể tham khảo.
Nói chung, sớm hay muộn gì Mỹ cũng sẽ phải dỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Tiền là trên hết mà!
IV/ Mối quan hệ buôn bán vũ khí với Irael – Con buôn sòng phẳng:
Theo tôi được biết, VN hiện có quan hệ mua bán vũ khí khá tốt với Irael, tuy nhiên, theo nguồn tin của một người quen cho tôi, mối quan hệ mua bán của VN – Irael cũng chỉ là “thuận mua vừa bán, bán được thì bán, bán không được thì cút”!
Các mặt hàng vũ khí bao gồm:
Chủ yếu là súng và trang bị cho lục quân. Nâng cấp các trang thiết bị, khí tài của Mỹ để lại mà ta chưa sửa chữa được.
Tại sao các tướng nhà ta chọn mua vũ khí của Irael? Theo suy đoán của tôi, đầu tiên là vũ khí Irael dùng khá tốt, một chín một mười với hàng Nga, nhờ vào công nghệ đến từ chất xám của Do Thái. Thêm vào đó, mua bán với Irael khá dễ dàng khi họ đồng ý mua vũ khí sẽ chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy, dây chuyền lắp ráp chế tạo cho VN. Đây là điểm Việt Nam thích thú nhất.
Bạn nên nhớ, để đạt bước vọt về công nghệ quân sự, ta chỉ có một trong hai cách thôi:
1 là đi ăn cắp, sao chép của người khác như anh láng giếng.
2 là bỏ một số tiền khổng lồ ra mua lại các công nghệ, máy móc, sáng chế.
Và thế là VN chọn cách thứ … ba (khôn lỏi): Đó là mua một số vũ khí với đề nghị cấp công nghệ, bằng sáng chế liên quan đến một số vũ khí, khí tài quân sự đã mua. Đây là một cách làm hay, vừa “đi tắt đón đầu”, vừa thực hành thông qua lắp ráp, vừa nghiên cứu, học tập được sơ sơ, vừa đỡ mang tiếng ăn cắp như “ai đó”. Không mang tiếng là “Cộng sản chỉ đi ăn cắp của tư bản”. Và bạn nên nhớ rằng, “tinh hoa của ngành công nghiệp quốc gia họ đều tập trung vào vũ khí để bảo vệ đất nước” nên nắm được công nghệ sản xuất vũ khí, khí tài của họ (ví dụ như đóng tàu) thì ít nhiều đã nắm được sơ sơ về công nghệ tinh hoa của họ.
Tại sao tôi đề cập đến Irael ở đây? Mới cách đây vài tuần thôi, trong đầu tôi cũng cảm thấy dao động và khó chịu trước cảnh Irael đánh bom giết chóc người dân Palestine (tôi không phân biệt, tôi không liệt kê đàn bà hay trẻ em, giết ai thì cũng là giết người thôi). Trong khi đó, VN có mối quan hệ rất tốt với Palestine, và Palestine bản thân cũng rất ngưỡng mộ VN (Tương tự như các lãnh đạo Gadaffi và Sadam Hussein vậy). Vậy nên cũng xin nhắc lại cho các bạn hiểu, quan hệ VN với Irael cũng chỉ đơn thuần là buôn bán vũ khí, anh bán tôi mua, chứ cũng không có mối quan sâu sắc gì lắm. Và VN vẫn ủng hộ Palestine trên Liên Hiệp Quốc, suy cho cùng, Việt Nam cần vũ khí của bọn Do Thái này còn hơn chúng nó cần tiền của mình. Đơn phương hủy hợp đồng vũ khí chỉ thiệt cho bản thân Việt Nam, khoan nói gì đến đền bù hợp đồng, chỉ cần nhìn không khí chiến tranh sát ngay cửa ngõ nhà mình suốt thời gian này là đủ biết rồi. Những hợp đồng kiểu này. Chỉ Việt Nam có lợi nhiều hơn, bọn Do Thái chỉ có lại đôla, không gì hơn. Ta có công nghệ, quá lời đi chứ.
Tuy nhiên, theo tôi, mối quan hệ mua bán vũ khí này chẳng phải là mối quan hệ chủ đạo gì cả, truyền thống vẫn là Nga, điều này sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Vì đây là đồng minh lẫn bạn tốt nhất, mạnh nhất mà chúng ta có được.
Kế tới, trong tương lai, chúng ta sẽ có mối quan hệ hợp tác về quân sự khí tài với một quốc gia thú vị hơn:
V/ Mối quan hệ hợp tác sâu rộng với Nhật Bản – bạn mới, đối tác mới, đồng minh mới:
Có lẽ, giờ phút này, thần dân mạng đang trầm trồ và đoán già đoán non, tập trung hết vào việc tháo lệnh cấm của Mỹ. Mà không ai nghĩ rằng, cái thú vị và hay ho nhất trong hợp tác quân sự của Việt Nam hiện này là với Đế quốc mặt trời mọc – Nhật Bản (Nga thì là truyền thống và quá quen thuộc rồi).
Tại sao tôi nói nó là thú vị?
Tôi chỉ nói một chi tiết thế này thôi. Vừa rồi, ngày 18-3-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một bài diễn văn trước toàn thể quốc hội Nhật. Ông ấy chém gió gì ở đấy thì tôi không biết, chỉ biết là:
Kết quả: vài tháng sau, quốc hội Nhật lôi cả hiến pháp ra sửa để bán vũ khí cho các nước Cộng Sản. Mà nói là các nước cho oai thôi. Chứ thực ra sửa cả cái hiến pháp để bán vũ khí và hợp tác quân sự với mỗi Việt Nam. (bạn có hình dung nổi nó buồn cười đến cỡ nào khi Nhật bán vũ khí cho Triều Tiên, Sri Lanca hay Cuba và tức cười hơn là cho TQ? Dĩ nhiên toàn là chuyện không bao giờ xảy ra!) Chỉ một đất nước Việt Nam nhỏ xíu mà phải sửa cả hiến pháp để “giao lưu quân sự” trong khi sửa Hiến pháp để tái thành lập quân đội thì cãi nhau mãi không thôi, lại còn phải xin phép Mỹ, còn sửa để chơi với Việt Nam thì chỉ một buổi họp là nhất trí thông qua?!
Nói như thế để các bạn thấy Nhật kiên quyết và coi trọng đồng minh mới này như thế nào? Vì Nhật đánh hơi thấy, đây là bạn, chứ không chỉ đồng minh, bản thân Nhật cũng thấy sau các phản ứng rụt rè suốt thời gian qua của Mỹ, Mỹ sẽ không bảo kê Nhật trước một kẻ thù hùng mạnh như TQ, sự thực dụng của Mỹ giới chính trị gia Nhật Bản cũng không lạ gì.Cho nên, ở vị trí Nhật, quanh quẩn họ, còn đồng minh nào chân thành đủ tốt thì họ bám víu lấy bằng mọi giá. Chơi với Mỹ thì bán mạng, bên cạnh là kẻ thù TQ, Nga thì vẫn còn lườm nó vì vụ chuỗi đảo Kuril, thêm phần vì nó đã ngả về bên Mỹ sau thế chiến 2 (tôi đánh giá đây là một nước đi sai lầm chí tử của Nhật, mãi về sau khó có thể thay đổi được tạo mối quan hệ nồng ấm với Nga), Hàn Quốc và Nhật cũng xung đột, vì Nhật đã từng giết rất nhiều dân Hàn thời thế chiến 2, Triều Tiên thì khỏi nói rồi, Đài Loan cũng là khựa, và còn bợ đít Mỹ nhiều hơn bọn Hàn, bọn Nhật, trông cậy gì vào cái thằng chỉ biết dựa? bọn Phillipine thì vừa xa, vừa yếu, vừa dốt vừa bợ đít Mỹ không thua gì Đài Loan, thực lực quân sự thì con số không tròn trĩnh. Singapore thì trung lập theo kiểu (tao chả quan tâm mày làm gì, dẫu sao tụi mày cũng đâu có đánh tao) Các nước Đông Nam Á còn lại thực lực lẫn lộn và quá xa.
Nhìn lại, còn mỗi Việt Nam là ngon lành nhất, quân sự thuộc hàng số một Châu Á, TQ còn phải ngán, ngoại giao cũng khéo léo hơn Nhật (Cái này chính Nhật đã thừa nhận phải học tập), tài nguyên tốt, vị trí tốt, con người thân thiện, cao thượng, sẵn sàng bỏ qua nợ máu trước đây với Nhật. Cho nên, bằng mọi giá, các đảng phái, cấp lãnh đạo từ Nhật hoàng đến thủ tướng đồng lòng nhanh, vội nắm lấy cơ hội tìm ngay, đó là lý do hợp tác tức thì và nhanh chóng đến vậy. Sửa cả hiến pháp thật nhanh để kết bạn là chuyện buồn cười chưa từng thấy trong lịch sử ngoại giao.
Bàn về thực lực của Nhật, tập đoàn Mitsubishi đã quá nổi tiếng. Nổi tiếng từ cái thời Minh Trị Thiên Hoàng (cải cách Mâygi) Nên có truyền thống về công nghiệp nặng. Đây là đầu tàu cho công nghiệp nặng của toàn Nhật Bản, các tàu chiến thời thế chiến 2 cũng từ đây mà ra. Và Nhật cũng tỏ vẻ rất muốn hợp tác sâu rộng với VN.
Nên tương lai, theo dự đoán của tôi các việc mua vũ khí, đóng tàu chiến, chuyển giao công nghệ, thậm chí hợp tác nghiên cứu quân sự sẽ giữa Việt Nam – Nhật Bản sẽ còn diễn ra tưng bừng nữa. Đây mới là điểm thú vị nhất trong lĩnh vực vũ khí, khí tài quân sự của VN trong những năm sau này, chứ không phải mấy cái hợp đồng rẻ rách với Mỹ trong tương lai đâu ! Đừng quên năng lực sáng tạo và khoa học công nghệ NB sẽ đem lại cho nền quân sự VN thêm nhiều sức mạnh mới, khả năng mới.
Nếu trong số các cựu thù cũ của VN, từ TQ – Pháp – Nhật – Mỹ – Hàn thì có lẽ với tinh thần và quan niệm sống “trọng sự trong sạch” của người Nhật. NB sẽ là đồng minh thân cận, đối tác chân thành và là bạn bè tử tế nhất trong số các kẻ thù cũ (kế đến là Hàn). Người Nhật nợ máu người Việt rất nhiều, cho nên bạn cũng đừng thắc mắc khi ODA của Nhật cho VN nhiều, phần vì cần VN nên buộc phải nịnh, phần vì trả nợ máu năm 1945.
VI/ Phụ lục, quan hệ với Hàn Quốc? Samsung chủ đạo, tiếc là không dính nhiều đến quân sự:
Phần này lẽ ra tôi sẽ đề cập đến ở một bài viết khác, nhưng thôi, tiện thể đang nói về quân sự, vũ khí, ta nói ngắn gọn luôn.
Theo suy nghĩ của tôi, một cái thằng còn đang bợ đít Mỹ quyết liệt kiểu: “Hàn Quốc xin phép Mỹ nâng tầm bắn tên lửa đạn đạo” Và còn ngày đêm run sợ trước láng giềng Triều Tiên, thì cái loại này chẳng hợp tác quân sự gì nổi. Thêm vào đó, công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc chẳng mạnh mẽ gì.
Bạn có biết tập đoàn nào đang nắm vai trò chủ đạo ở Hàn Quốc không?
Trước đây là Huyndai, sau sự yếu kém của Huyndai thì bây giờ, Samsung đang là tập đoàn thế mạnh số một ở Hàn Quốc, từ điện tử, điện lạnh, cho đến xây dựng, đóng tàu, hóa chất, quốc phòng, v.v… (bàn về HQ, bạn nên tham khảo thêm về mô hình Chaebol của HQ)
Tôi thiết nghĩ, VN sẽ không có hợp tác mua sắm gì nhiều với HQ về mặt vũ khí, khí tài, mà chủ yếu, lãnh đạo VN đã có ý định nhờ vả Samsung rất nhiều trong việc xây dựng hệ thống vật chất cơ sở hạ tầng nền tảng xã hội chủ nghĩa, nhiều hơn là về vấn đề quân sự. Thế nên ta dừng bàn về hợp tác quân sự với HQ ở đây.
VII/ Kết luận:
Nhìn chung, ngay cả trước cái thông tin thảo luận về tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với VN thì quá trình hiện đại hóa, trang bị vũ khí của VN cũng đã nhộn nhịp lắm rồi. Từ đồng minh truyền thống như Nga, tới Cộng hòa Séc, Ba Lan, Pháp, Irael. Sau khi dỡ cấm vận vũ khí, kế đến là Mỹ , Nhật, và tương lai, khả năng VN mua sắm vũ khí từ khắp các nước trên thế giới là không hề bàn cãi (cái cần bàn lúc đó là có tiền để mua hay không mới là vấn đề). Với năng lực ngoại giao khôn khéo của mình, VN làm được điều mà rất ít quốc gia nào trên thế giới làm được: Đó là mua vũ khí của tất cả các phe, từ phe thân thiết đến không thân thiết, ngoại giao tài tình giúp ta có nhiều mối quan hệ tốt ở ngày mai.
Tương lai Việt Nam có rất nhiều mặt thuận lợi, vũ khí truyền thống Nga chống lưng, ta đã có “mâu” để phòng thủ, mua thêm khí tài của các nước còn lại, ta sẽ thêm “thuẫn” để tấn công TQ khi chiến tranh ở Biển Đông xảy ra.
Việt Nam hiện nay là một chú rồng con đang nằm ngủ, ta đang dần trang bị càng lúc càng nhiều vuốt sắc, tạo hóa ban cho ta sẵn “địa lợi”, với năng lực ngoại giao và sự ứng xử đúng mực, ta đã có “nhân hòa” (cả đối nội lẫn đối ngoại) bây giờ, chỉ còn ngồi chờ “thiên thời” đúng lúc cho một cuộc chiến toàn diện, dậy sóng ở Biển Đông với láng giềng để giành lại những gì đã mất mà thôi!
Comments[ 0 ]
Post a Comment