Mỹ nhìn thấy tiềm năng bán vũ khí cho Ấn Độ cũng như có đối tác kiềm chế Trung Quốc, nhưng Ấn Độ đặt ra yêu cầu cao là chuyển nhượng công nghệ quân sự.
Ấn Độ muốn mua 22 máy bay trực thăng Apache
Nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ ngày 7 tháng 8 tiết lộ, Ấn Độ dự định mua thêm máy bay trực thăng vũ trang Type AH-64D trang bị cho sư đoàn miền núi phía bắc.
Theo bài báo, trong giai đoạn hiện nay, Ấn Độ đang đàm phán với phía Mỹ mua sắm 22 máy bay trực thăng vũ trang Type AH-64D và 15 máy bay trực thăng vận tải kiểu Chinook, kim ngạch dự kiến là 1,4 tỷ USD. 2 loại máy bay trực thăng này đều do công ty Boeing Mỹ chế tạo.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ giấu tên nói với hãng tin Reuters Anh rằng, phía Ấn Độ đề xuất tăng mua 39 máy bay trực thăng Type AH-64D, hai bên đang cò kè mặc cả. Ông nói: "Chúng tôi cân nhắc cuối cùng mua 60 - 70 chiếc, bên bán cần xem xét nhân tố này trong đàm phán giá cả".
Lô AH-64D đầu tiên vốn sẽ trang bị cho không quân, thay thế máy bay trực thăng Liên Xô cũ. Chúng sẽ trang bị tên lửa Hellfire và Stinger. Một sĩ quan nói lục quân yêu cầu tiếp tục mua sắm ít nhất 39 chiếc, trong đó một phần sẽ trang bị cho một sư đoàn tác chiến miền núi mới thành lập.
Ấn Độ là khách hàng truyền thống của vũ khí Liên Xô và Nga, nhưng những năm gần đây gia tăng nhập khẩu vũ khí do Mỹ chế tạo. Một thập kỷ trước năm 2008, tổng kim ngạch vũ khí trang bị Mỹ xuất khẩu cho Ấn Độ là vài trăm triệu USD; từ năm 2008 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đã trên 9 tỷ USD. Số liệu thống kê của Tập đoàn thông tin Jane's IHS cho thấy, Ấn Độ năm 2013 trở thành khách hàng số một của vũ khí do Mỹ chế tạo.
Tiểu đoàn máy bay trực thăng AH-64D Apache thuộc lữ đoàn tấn công đường không 4, Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc ngày 18 tháng 4 năm 2014 (ảnh minh họa)Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 6 tháng 8 đến Ấn Độ, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày. Hợp tác quân sự là một trong những nội dung chính của chuyến thăm, ông sẽ gặp gỡ quan chức cấp cao và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ.
Trên máy bay, ông Chuck Hagel nói với các phóng viên đi theo rằng, ông dự định bàn với phía Ấn Độ tăng cường diễn tập quân sự liên hợp, tìm hiểu Ấn Độ hy vọng hợp tác với Mỹ trong các chương trình nào. Ông Chuck Hagel còn dự định thúc đẩy hai bên cùng phát triển tên lửa chống tăng Javelin thế hệ mới.
Mỹ hy vọng tham gia chương trình hiện đại hóa của Quân đội Ấn Độ, nhưng Ấn Độ không chỉ có ý định chỉ mua sắm vũ khí trang bị của Mỹ, mà quan tâm hơn đến hợp tác nghiên cứu phát triển, hy vọng được chuyển nhượng công nghệ.
Nội các Ấn Độ đã phê chuẩn trần mức đầu tư nước ngoài trong công nghiệp quốc phòng Ấn Độ từ 26% lên 49%. Ông Chuck Hagel cho biết, trước khi cho phép chuyển nhượng công nghệ, ông sẽ nghiên cứu xem phía Ấn Độ phải chăng sẽ cho phép tỷ lệ đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng lên.
Sau khi ông Narendra Modi trúng cử Thủ tướng Ấn Độ vào tháng 5, Mỹ ra sức kéo gần quan hệ với Ấn Độ. Năm 2005, ông Narendra Modi bị Mỹ từ chối cấp visa. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời ông Modi đến thăm Mỹ vào tháng 9 tới.
Ông Chuck Hagel là quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ thứ ba thăm Ấn Độ trong 2 tháng. Tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lần lượt đến thăm Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có đầy cơ hội và thách thức to lớn, "chúng ta cần đối tác, cần quan hệ".
Ông nói, mục đích thăm Ấn Độ không chỉ là bán vũ khí, "chúng tôi muốn thảo luận một loạt vấn đề, thảo luận nhiều chương trình cụ thể", một trong số đó là tiếp tục ký kết thỏa thuận khung hợp tác quốc phòng thời hạn 10 năm.
Khi được hỏi quan điểm về việc Ấn Độ không sẵn sàng trở thành đồng minh thực sự của Mỹ, ông Chuck Hagel cho rằng, Mỹ biết Ấn Độ giữ truyền thống độc lập tự chủ, "chúng tôi sẽ không thử thay đổi họ", "nhưng... chúng tôi có lợi ích chung". Mỹ phải tìm được phương thức để "thích ứng với yêu cầu chính trị của Ấn Độ và phương thức xử lý quan hệ (quốc tế)".
Tiểu đoàn máy bay trực thăng AH-64D Apache thuộc lữ đoàn tấn công đường không 4, Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc ngày 18 tháng 4 năm 2014 (ảnh minh họa)
Chuck Hagel làm tiếp thị, muốn có đơn đặt hàng 5 tỷ USD
Tờ "Liên hợp buổi sáng" Singapore ngày 9 tháng 8 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến thăm New Delhi trong 3 ngày, hy vọng phá vỡ mọi rào cản hiện có, tiếp thị vũ khí trang bị của Mỹ với Ấn Độ. Quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Ấn Độ có ý định mua 39 máy bay trực thăng tấn công của Mỹ.
Đây là lần đầu tiên ông Chuck Hagel tiến hành chuyến thăm chính thức đối với Ấn Độ, trong chuyến thăm, ông Hagel lần lượt gặp Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley và giám đốc điều hành cao cấp của các công ty quốc phòng hai nước Ấn Độ-Mỹ.
Trọng điểm hàng đầu của cuộc hội đàm giữa ông Chuck Hagel với ông Narendra Modi chính là thảo luận việc Ấn Độ mua máy bay trực thăng vũ trang Apache và máy bay trực thăng Chinook của hãng Boeing Mỹ. Một khi giao dịch máy bay trực thăng Apache này thành công thì đây sẽ là một giao dịch vũ khí lớn đầu tiên sau khi ông Modi lên nắm quyền ở Ấn Độ.
Chi tiêu quân sự hàng năm của Ấn Độ trên 30 tỷ USD, cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ấn Độ tuy vẫn có 75% vũ khí mua từ Nga, nhưng những năm gần đây Ấn Độ đã nỗ lực để đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, hiện nay đã trở thành khách hàng vũ khí Mỹ lớn nhất thế giới.
Vũ khí Ấn Độ đặt mua của Mỹ những năm gần đây từ vài trăm triệu USD hàng năm ở cuối thập kỷ 90, tăng mạnh lên 9 tỷ USD năm 2008 và tăng lên hàng năm sau đó.
Hiện nay Ấn Độ có kế hoạch mua 22 máy bay trực thăng tấn công Apache, 6 máy bay vận tải quân sự C-130J, 15 máy bay trực thăng Chinook và 145 lựu pháo siêu nhẹ M-777, tổng giá trị khoảng 5 tỷ USD.
Giá trị hợp đồng của những vũ khí này vượt viện trợ quân sự của Mỹ cho bất cứ quốc gia nào, trừ Israel.
Quan chức Mỹ cho rằng, một khi ông Narendra Modi phá bỏ thành công các rào cản, Ấn Độ mua vũ khí của Mỹ có thể sẽ tăng vài tỷ USD trong mấy năm tới.
Mỹ mặc dù còn có ý kiến bất đồng với Ấn Độ về bản quyền sở hữu trí tuệ và xâm nhập thị trường của nhau, nhưng những năm gần đây, Mỹ vẫn không ngừng kéo gần quan hệ với Ấn Độ trên các phương diện, đồng thời coi Ấn Độ là đối tác chiến lược.
Tiểu đoàn máy bay trực thăng AH-64D Apache thuộc lữ đoàn tấn công đường không 4, Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc ngày 18 tháng 4 năm 2014 (ảnh minh họa)
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Kirby tuần trước cho biết, chuyến thăm này của ông Chuck Hagel sẽ thảo luận với quan chức Ấn Độ về điểm hội tụ lợi ích của hai nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lợi ích chung ở Afghanistan và hợp tác quốc phòng như nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị.
Trước đó, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 4 tháng 8 cũng dẫn báo Hồng Kông cho rằng, quan hệ Mỹ-Ấn gần đây rắc rối do một nhà ngoại giao nữ của Ấn Độ bị phía Mỹ bắt giữ vào năm 2013. Mặc dù vậy, sau khi ông Modi trúng cử Thủ tướng mới của Ấn Độ, thái độ của Mỹ đã thay đổi, "chìa cành ô liu" cho Tân Thủ tướng Modi. Mỹ có kế hoạch hợp tác với Ấn Độ, cung cấp công nghệ hạt nhân mới để Ấn Độ nâng cao khả năng đối phó với mối đe dọa hạt nhân, ngăn chặn Trung Quốc.
Mỹ muốn Ấn Độ trở thành một "quân cờ" bao vây và ngăn chặn chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc, tiếp tục bảo vệ vị thế lãnh đạo của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng Ấn Độ không chịu làm một đối tác nhỏ hay "quân cờ" của Mỹ.
Theo bài báo thì quan hệ Mỹ-Ấn có tính mặt: Hai nước cần nhau, nhưng Mỹ lo ngại Ấn Độ trỗi dậy rồi thì không điều khiển được, còn Ấn Độ có thái độ nghi ngờ về ý đồ chiến lược của Mỹ ở Nam Á. Do đó, quan hệ song phương bị kiềm chế ở mức độ nhất định.
Hai nước không có khả năng hình thành liên minh quân sự vì “không có mối đe dọa quân sự chung”, kể cả Trung Quốc, vì Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với hai bên đối phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Trong tương lai gần, quan hệ Mỹ-Ấn sẽ xuất hiện xu thế đan xen hợp tác và xung đột…
Bình Đông - GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment