Thế giới đang trải qua những biến động to lớn. Nhật Bản dưới chính quyền Shinzo Abe hiện nay đứng trước năm sức ép chủ yếu: Sự đình trệ kinh tế-xã hội kéo dài 20 năm; cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu; già hóa dân số; đại họa sóng thần năm 2011; sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Công cuộc phục hưng Nhật Bản do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng từ đầu năm 2013 tập trung vào ba nội dung cơ bản: chấn hưng dân khí, cải cách kinh tế theo chương trình “ba mũi tên” của Abenomics, và tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng (có thể đặt tên là Abesecuritics), mà một trong nội dung chủ yếu là làm cho quân đội trở nên bình thường.
Trách nhiệm triển khai các nội dung của cuộc cải cách và tiếp tục tiến bước trong nỗ lực canh tân và chấn hưng dân tộc không ai khác là thanh niên. Vì vậy, trong nỗ lực chấn hưng dân khí, giới lãnh đạo Nhật Bản đặc biệt chú trọng truyền lửa cho thế hệ trẻ, khích lệ các nghị sĩ, các nhà hoạt động chính trị trẻ rèn luyện trở thành lãnh đạo tương lai của đất nước, có ý chí khôi phục Nhật Bản trở lại để vị trí thứ 2 về kinh tế, làm cho người Nhật Bản, đặc biệt là thanh niên thấy trách nhiệm tái sinh nước Nhật, nắm lấy nọn cờ duy tân đã được khởi xướng.
Sự trỗi dậy của Nhật Bản là một hiện tượng mới của đời sống châu Á-Thái Bình Dương. Nó phản ánh một chiều hướng đang đặt ra trước giới tinh hoa của các quốc gia: Tư duy lại (Rethink), Tái cân bằng (Rebalance), Tái cấu trúc(Restructure). Thế giới một lần nữa đang nhận thức lại Nhật Bản, nghiên cứu hiện tượng “Abenomics” và “Abesecuritics”. Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe có đưa được ngọn cờ chấn hưng dân tộc tới đích hay không, phụ thuộc đáng kể vào việc thay đổi tư duy, khắc phục tư tưởng ỷ lại cái cũ, sống theo nếp cũ, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, hàng đầu là tái cơ cấu nền kinh tế. Mà để tái cơ cấu nền kinh tế, trước hết lại đòi hỏi thay đổi tư duy và khắc phục tư tưởng ỷ lại vào cái cũ.
Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao công nghệ đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương cho ngư dân Bình Định: Lớp cá ngừ đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản
Việt Nam - Nhật Bản: cùng hội cùng thuyền
Vào cuối thế kỷ 19, khi nước Nhật thức thời tiến hành công cuộc Duy tân Minh Trị tự cường, thì sự trì trệ và bảo thủ của triều đình phong kiến Việt Nam đã để đất nước ta rơi vào ách đô hộ thực dân kéo dài 80 năm. Đầu thế kỷ 20, phong trào Đông du được khởi xướng. Đó là một trong các trào lưu yêu nước tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc.
Về phía Nhật Bản, sau khi thất bại cay đắng trong nỗ lực chinh phục châu Á bằng vũ lực, bước vào thời kỳ hậu chiến, nhờ những nỗ lực to lớn và chịu đựng phi thường, đến những năm 1960-1970, người Nhật Bản đã thành công trong cuộc chinh phục châu Á bằng tấm gương kinh tế và các thành tựu thần kỳ về kinh tế.
Comments[ 0 ]
Post a Comment