Chính sách đối ngoại của Việt Nam qua góc nhìn chuyên gia phương Tây
Thursday, January 15, 2015
Chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục được xây dựng từ những bài học xương máu của chính Việt Nam. Điều đó có nghĩa rằng, Hà Nội sẽ không chỉ quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ với khu vực và trên toàn cầu, mà Việt Nam cũng vẫn kiên quyết không để bị lôi kéo vào các tranh chấp liên quan đến các bên như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Trong năm 2014, Việt Nam đã mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác của mình với các nước lớn như Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Việt Nam cũng thể hiện vai trò và tiếp tục tham gia tích cực với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cũng đáng chú ý là sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Á-Âu (ASEM). Nhưng mối quan hệ nổi bật duy nhất mà Việt Nam gặp phải những vấn đề quan trọng là với Trung Quốc. Trong thực tế, sự căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực phía tây của quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp vào đầu tháng Năm năm nay, là giai đoạn khủng hoảng sâu nhất và cũng là dài nhất trong sự căng thẳng của mối quan hệ song phương giữa hai nước kể từ những năm 1990. Cuộc khủng hoảng và căng thẳng này chỉ lắng xuống sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân và giàn khoan vào giữa tháng Bảy.
Giàn khoan và tác động
Cuộc khủng hoảng và những căng thẳng liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981 đã thu hút sự chú ý của cả khu vực và quốc tế và nhất là sự chỉ trích của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với Trung Quốc. Cả khu vực ASEAN đứng về phía Việt Nam, nhưng Việt Nam không trông mong hoặc yêu cầu ASEAN phải công khai chỉ trích Trung Quốc. Điều này đã được phản ánh một cách thực tể bởi các hành động chính thức của ASEAN về vấn đề này. Trong số các thành viên ASEAN chỉ có cá nhân Philippines-quốc gia có các vấn đề riêng của mình với Trung Quốc ở Biển Đông, là quốc gia đã lên tiếng nhiều nhất trong việc hỗ trợ Việt Nam. Việt Nam đã trình bày và giải thích các phản ứng đối với Trung Quốc và quốc tế, và quốc tế dành phần lớn cảm tình và đứng về phía Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Phản ứng thiếu tích cực của Việt Nam là các cuộc bạo loạn với mục tiêu là các công ty nước ngoài ở miền Trung và miền Nam Việt Nam; họ đã thể hiện thái độ chống Trung Quốc, nhưng các các nhà đầu bị ảnh hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan ... Các cuộc bạo loạn không chỉ gây ra một tác động tiêu cực hơn nữa đối với mối quan hệ với Trung Quốc, mà còn tạo ra những phản ứng tiêu cực đối với một số quốc gia khác như Singapore. Mặc dù vẫn chưa có đánh giá chắc chắn nào về các tác động dài hạn đối với năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước khác trong khu vực Đông và Đông Nam Á, nhưng điều thú vị là, đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng trong năm 2014 theo số liệu công bố trong những ngày đầu tháng.
Ngày 15/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp thân mật đoàn đại biểu Hội hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc do bà Hội trưởng Lý Tiểu Lâm dẫn đầu, đang ở thăm Việt Nam.
Trước khi sự cố giàn khoan diễn ra, trong bốn tháng đầu năm 2014 mối quan hệ hai nước vẫn không có vấn đề gì. Trong thực tế, giai đoạn yên bình giữa hai quốc gia đã được thai nghén từ giữa năm 2013. Giai đoạn từ giữa năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 được đặc trưng bởi sự đào sâu trong hợp tác song phương và bằng một cách tiếp cận quản lý tranh chấp dường như thành công. Tuy nhiên, sự cố giàn khoan và các căng thẳng liên quan cho thấy rằng cách tiếp cận quản lý tranh chấp như trên là không đủ để xử lý cuộc khủng hoảng, mặc dù có một thực tế rằng hai nước vẫn giữ kênh đối thoại cởi mở trong cuộc khủng hoảng.
Sau khi giàn khoan Hải Dương 981 rút lui, hai nước đã bắt đầu một quá trình nhằm xây dựng lại niềm tin, bình thường hoá các mối quan hệ tổng thể, và giải quyết các khác biệt về chủ quyền lãnh thổ. Điều này đã được phản ánh trong các tương tác ngoại giao song phương, được đánh dấu bởi các cuộc họp giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 10 tháng 11, và giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị cấp cao ASEM vào tháng Mười. Cũng trong tháng Mười Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đến thăm Trung Quốc và hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc ông Thường Vạn Toàn. Sau cùng là cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương đã được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 10. Đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Các hoạt động ngoại giao song phương này là nhằm mục đích tái lập mối quan hệ hợp tác giữa hai nước sau cuộc khủng hoảng giàn khoan. Lãnh đạo của Việt Nam rõ ràng rằng, họ đang phấn đấu để xây dựng một mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không làm cho Việt Nam ngừng việc chính thức khiếu nại đối với các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông...
Quan hệ với các cường quốc khác
Trong mối quan hệ với các cường quốc lớn khác, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi mối quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ tiếp tục này càng trở nên sâu sắc hơn khi hai quốc gia này tiếp tục thừa hưởng các mối quan hệ tốt kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Điều này đã tạo ra một mối quan hệ mà trong đó Việt Nam đã và sẽ coi Ấn Độ là một quốc gia thân thiện, không giống như Trung Quốc, mặc dù trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và có cùng chung ý thức hệ với Việt Nam hơn so với Ấn Độ, nhưng Trung Quốc không được coi là một địa chiến lược mà là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Quan hệ với Nhật Bản tiếp tục được đào sâu và mở rộng. Lý do là có một thực tế rằng Nhật Bản không chỉ là một đối tác kinh doanh lớn và là một nguồn cung cấp vốn FDI quan trọng của cho Việt Nam, mà Nhật Bản còn là một nguồn cung cấp ODA rất quan trọng. Việt Nam cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản trong việc Việt Nam chống lại hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ điều này chúng ta cũng cảm thấy khó hiểu, Việt Nam đang tìm cách liên kết với Nhật Bản, hay cung cấp sự hỗ trợ cho Nhật Bản trong các cuộc tranh chấp Trung - Nhật?
Mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý đáng kể bởi những chính sách bao vây cấm vận của Hoa Kỳ đồi với Việt Nam sau chiến tranh... Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hợp tác giữa hai nước đã từng bước được mở rộng và mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự thu hút được sự chú ý rộng rãi. Trong năm 2014, thời điểm khủng hoảng do giàn khoan Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh vai trò và hành động của Hoa Kỳ. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng Việt Nam có thể đang cố gắng để cân bằng Trung Quốc bằng cách di chuyển gần hơn với Hoa Kỳ. Quyết định của Hoa Kỳ trong việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam lại đang làm cho suy đoán trên càng chính xác. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn như trước, họ vẫn thận trọng trong việc không để quá thân với Hoa Kỳ.
Quan hệ của Việt Nam với Nga không chỉ vẫn tiếp diễn mà còn được mở rộng hơn nữa và nâng tầm mức độ quan trọng lên cao hơn, nó được minh chứng trong chuyến đi thăm Nga vào thời điểm cuối năm 2014 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Được biết, trong chuyến thăm này hai nước đã ký kết một thỏa thuận liên chính phủ về việc cho phép tàu chiến Nga có thể dễ dàng cập cảng Cam Ranh.
Hiểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam
Để hiểu đúng về chính sách đối ngoại của Việt Nam là rất cần thiết để thấy Việt Nam đã rút ra những bài học từ lịch sử với ba cuộc xung đột quân sự lớn. Việt Nam phải chống chọi lại với không chỉ là sự can thiệp từ bên ngoài của chính quyền thực dân Pháp, mà còn bởi từ siêu cường quyền lực Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đã trở thành chiến trường cho cuộc xung đột Trung-Xô. Việt Nam đã phải chiến đấu một cách gian khổ và mất mát để chống lại sự can thiệp và xâm lược từ các cường quốc khác, và Việt Nam đã học được bài học về việc đừng để mình bị biến thành bãi chiến trường để các siêu cường tranh giành. Những bài học xương máu từ lịch sử với Việt Nam đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn cao, do đó Việt Nam sẽ cố gắng điều tiết các mối quan hệ với các cường quốc. Điều này giải thích rằng tại sao Việt Nam không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp giữa các siêu cường như Trung Quốc với Nhật Bản, hay trong cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tóm lại, sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng quan hệ với cả khu vực và trên toàn cầu. Việt Nam đã chủ động hơn chứ không chỉ đơn thuần là chỉ phản ứng và tận dụng các cơ hội được tạo ra trong khu vực Đông và Đông Nam Á để mở rộng hợp tác song phương và để tích hợp vào cấu trúc khu vực. Việt Nam muốn phát triển quan hệ tốt với tất cả các nước trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Chính sách này đã thành công sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mặc dù vẫn còn vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, nhất là với Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng về cơ bản là vẫn tương đối ổn định. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, có mối quan hệ chính trị và hợp tác nhiều mặt gắn bó, những căng thẳng với Trung Quốc vẫn sẽ được kiểm soát chặt từ trung ương đến chính sách đối ngoại của Việt Nam.
GS Ramses Amer - Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Chính sách An ninh và Phát triển Thụy Điển (ISDP)
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment