Nhưng chính quyền Mỹ cần xác định rõ hơn mục tiêu và các nguồn lực cho việc hoàn thành chiến lược ở châu Á.
Chiến hạm USS Blue Ridge của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thăm cảng Đà Nẵng, tháng 4/2012
Chiến lược xoay trục/tái cân bằng sang châu Á của Mỹ đã đạt được một số thành tựu. Về ngoại giao, Mỹ đã tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á và hiện đã có đại sứ thường trực tại ASEAN. Về kinh tế, Mỹ đã tăng cường thương mại và hỗ trợ song phương với một số nước như Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Về quân sự, Mỹ đã đàm phán một số quyền căn bản mới với Australia, Philippines và Singapore. Hải quân Mỹ vẫn duy trì cam kết chuyển 60% lực lượng sang châu Á vào năm 2020.
Những bất cập
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS) – một cơ sở nghiên cứu chính sách có uy tín ở Mỹ – tháng 1/2015 công bố Báo cáo khuyến nghị chính sách liên quan đến chiến lược xoay trục của Mỹ tại châu Á. Bản báo cáo chỉ ra rằng, trong khi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính sách xoay trục của Mỹ sang châu Á tại Mỹ và một số nước trong khu vực, thì vẫn còn những câu hỏi đặt ra về mục tiêu của chiến lược này và về các nguồn lực có sẵn. Trong khi các cơ quan Chính phủ Mỹ đã phải bỏ ra nỗ lực kép để mở rộng sự hiện diện tại châu Á, thì hiện nay vẫn không có một kế hoạch chiến lược thống nhất để đi đến thực hiện những mục tiêu quốc gia đó. Chính phủ nói rằng các bài diễn văn của Tổng thống và các nhà lãnh đạo đã giải thích rõ chiến lược này, tuy nhiên một sự so sánh ngang hàng giữa các bài diễn văn này lại cho thấy tính không nhất quán về chiến lược xoay trục. Hầu hết các bài diễn văn đều bắt đầu bằng cách liệt kê 3 hoặc 4 mục tiêu hàng đầu của chiến lược xoay trục hoặc tái cân bằng, và trong hầu hết các bài diễn văn, thì các mục tiêu này khác nhau.
Đây đã trở thành một vấn đề đáng lưu tâm trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Obama. Một trong những điểm không nhất quán lớn nhất đó là giải thích việc Mỹ sẽ làm thế nào để ứng phó với việc sức mạnh và sự ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc, cho đến việc liệt kê Trung Quốc là một đe dọa an ninh chủ yếu cùng với Iran trong Hướng dẫn Chiến lược Quốc phòng năm 2012, cho đến việc sự mập mờ trong việc liệu Chính phủ Mỹ có chấp nhận khái niệm “quan hệ nước lớn kiểu mới” mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra hay không, và điều gì sẽ xảy ra đối với các đồng minh của Mỹ khi họ không được Bắc Kinh công nhận là “nước lớn”.
Sự giải thích không nhất quán về chiến lược này đã gây ra sự nhầm lẫn tại cả Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ ở khu vực, và đã làm suy giảm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ cho việc trích quỹ cần thiết để hiện đại hóa và chấn chỉnh các lực lượng vũ trang Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương phù hợp với các kế hoạch của Chính phủ.
Không đủ tiền?
Theo CSIS, vấn đề về tài nguyên lớn hơn cũng cần phải được giải quyết. Khi chiến lược tái cân bằng vẫn đang trong thời kỳ thai ghén, Đạo luật Kiểm soát Ngân sách đã cắt 487 tỷ USD từ kế hoạch ngân sách quốc phòng 10 năm và sau đó bảo lưu ngân sách cắt thêm 470 tỷ USD trong 9 năm tới. Những lần cắt giảm ngân sách này theo sau những lần cắt giảm chi tiêu quốc phòng trước đó được khởi xướng bởi Lầu Năm Góc, theo đó sẽ giảm 300 tỷ USD nữa. Những lần cắt giảm ngân sách này đe dọa làm “chết đói” nguồn tài nguyên cần thiết để chiến lược tái cân bằng đi đến thành công. Hơn nữa, việc bảo lưu ngân sách đã hạn chế khả năng của Lầu Năm Góc để tái phân bổ các nguồn quỹ trên tổng các tài khoản, ngăn cản Lầu Năm Góc giành ưu tiên và tối ưu hóa các doanh nghiệp quốc phòng.
Không có các nguồn tài nguyên bổ sung, các nhà lãnh đạo Mỹ đối mặt với một lựa chọn giữa việc duy trì năng lực hiện có và phát triển các khả năng mới. Các nhân tố thách thức quân sự ở châu Á đã đồng loạt mở rộng năng lực và thúc đẩy khả năng của mình, bằng cách gia tăng nhanh chóng ngân sách quốc phòng. Ví dụ như Trung Quốc đã nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của mình trong khi cũng gia tăng số lượng tàu chiến và hàng không mẫu hạm tân tiến cho quân đội Trung Quốc. Để bắt kịp những thách thức đang lên này, Mỹ và các đồng minh đối tác của mình sẽ phải có những bước đi tương tự.
CSIS “hiến kế”
Rất hiển nhiên, Mỹ vẫn chứng tỏ cam kết và niềm tin lâu dài của mình đối với các đồng minh và đối tác trong khi vẫn có thể đưa ra các giải pháp đối với các đối thủ tiềm năng.
Bản báo cáo của CSIS chỉ ra rằng, để có ngân quỹ cần thiết cho việc hoàn thành chiến lược của Mỹ ở châu Á, Quốc hội Mỹ có khả năng thông qua một nghị quyết ngân sách không ràng buộc vào tháng 4/2015, theo đó đặt mức chi tiêu trên mức bảo lưu ngân sách và đặt nền móng cho gia tăng ngân sách trong quá trình hòa giải. Đến tháng 9, các nhà lãnh đạo Quốc hội cần chuẩn bị một thỏa thuận về mức bảo lưu ngân sách để Tổng thống Obama có thể ký. Với việc thâm hụt ngân sách và doanh thu tăng lên, Mỹ phải có những chính sách linh hoạt hơn để cải thiện ngân sách, qua đó làm sống lại các khoản chi tiêu cho quốc phòng mà không cần phải gắn nó với chi tiêu trong nước. Các nguồn quỹ cần phải được sử dụng cho chiến lược này, mà không phải cho những việc khác. Những bước đi này sẽ giúp giải phóng sự lãnh đạo của Chính phủ và Quốc hội Mỹ để họ tập trung hơn vào việc định hướng đi đúng đắn cho chiến lược, hơn là việc đạt được những mục tiêu ngân sách./.
Nguyễn Nam-Báo Tổ Quốc
Comments[ 0 ]
Post a Comment