Chính phủ Nhật Bản sẽ đệ trình lên Quốc hội một bộ luật mới cho phép Lực lượng Phòng vệ có thể danh chính ngôn thuận can dự Biển Đông, Ấn Độ Dương kiềm chế TQ.
Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp trên biển
Truyền thông Nhật Bản tối ngày 10 tháng 1 đưa tin, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đệ trình khuôn khổ cơ bản của Luật bảo đảm an ninh – bộ luật mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lên Quốc hội vào tháng 4 tới.
Căn cứ vào khuôn khổ này, nếu gặp "tình hình khủng hoảng tồn vong", Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể chi viện cho nước khác (ngoài Quân đội Mỹ) "trong tranh chấp quốc tế".
Ngày 11 tháng 1, khi trả lời phỏng vấn tờ "Thời báo Hoàn Cầu", giáo sư người Trung Quốc tên là Lưu Cương tại Đại học Okinawa Nhật Bản cho rằng, đặc điểm nổi bật nhất của khuôn khổ Luật bảo đảm an ninh mới này là phạm vi áp dụng được mở rộng, làm cho Nhật Bản có thể danh chính ngôn thuận điều động lực lượng quân sự tiến hành hoạt động can dự (Lưu Cương dùng từ "phá rối") ở các khu vực như Biển Đông, Ấn Độ Dương, kiềm chế Trung Quốc.
Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản ngày 10 tháng 1, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch huỷ bỏ "Luật tình trạng xung quanh" hiện hành, xây dựng luật vĩnh viễn có thể chi viện cho quân đội nước khác ngoài Quân đội Mỹ trong tranh chấp quốc tế.
"Luật tình trạng xung quanh" hiện hành hạn chế phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ ở chi viện cho Quân đội Mỹ tại khu vực xung quanh và hậu phương của Nhật Bản.
Trong khi đó, khuôn khổ của Luật bảo đảm an ninh mới quy định, nếu gặp "tình trạng khủng hoảng tồn vong", Nhật Bản sẽ có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, điểm này sẽ viết vào dự luật sửa đổi "Luật tình trạng tấn công vũ lực".
Theo bài báo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh muốn xây dựng "luật có thể kết nối chặt chẽ", ông có kế hoạch đệ trình dự luật này lên Quốc hội sau khi kết thúc cuộc bầu cử địa phương thống nhất Nhật Bản vào tháng 4 năm 2015.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn phát triển quân đội mạnh ứng phó với các mối đe dọa an ninh mới tại khu vực, nhất là trên hướng đảo Senkaku chịu sức ép ngày càng lớn từ hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc cũng như trên hướng Biển Đông ngày càng có nhiều mối đe dọa về an toàn hàng hải.Ngày 11 tháng 1 khi trả lời phỏng vấn tờ "Thời báo Hoàn Cầu", một giáo sư luật học khu vực Kansai Nhật Bản cho rằng, luật bảo đảm an ninh mới do ông Shinzo Abe ra sức thúc đẩy nếu thực hiện có thể mở rộng rất lớn không gian hoạt động của Lực lượng Phòng vệ, đây là bộ luật mang tính mở đường cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể trong tương lai mà không vấp phải trở ngại nào, là chính quyền Shinzo Abe tiến hành chuẩn bị để Lực lượng Phòng vệ trở thành quân đội, để Lực lượng Phòng vệ bị động đánh trả chuyển sang có thể chủ động tấn công.Mục tiêu cuối cùng của ông Shinzo Abe là "lật đổ" Hiến pháp hòa bình Nhật Bản (thực chất là sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới, Trung Quốc thường dùng truyền thông tuyên truyền xuyên tạc, không muốn nước khác mạnh lên, không muốn nước khác hợp tác để ngăn chặn tham vọng của họ, như bành trướng ở Biển Đông).Báo Trung Quốc tiếp tục kích động tuyên truyền: Một khi quyền tự vệ tập thể thực sự dỡ bỏ lệnh cấm, chỉ cần Chính phủ Nhật Bản muốn phát động chiến tranh, tìm được lý do "đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản" hoàn toàn không khó, bởi vì có luật bảo vệ bí mật riêng để cho người dân và báo chí hoàn toàn không thể nắm được tất cả tình hình, giải thích của chính phủ là đáp án duy nhất.Tờ "Tokyo Shimbun" Nhật Bản cho rằng, chính quyền Shinzo Abe dự tính sẽ thúc đẩy Luật bảo đảm an ninh – bộ luật cụ thể hóa quyền tự vệ tập thể - vào sau cuộc bầu cử địa phương thống nhất vào tháng 4 năm 2015. Trung Quốc và Hàn Quốc rất nhạy cảm đối với động thái của Nhật Bản về quyền tự vệ, điều này có thể sẽ làm cho thái độ của Trung Quốc và Hàn Quốc trở nên cứng rắn hơn.Giáo sư người Trung Quốc là Lưu Cương tại Đại học Okinawa Nhật Bản cho rằng, sau khi mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Biển Đông và Ấn Độ Dương sẽ trở thành mục tiêu quan trọng.Lưu Cương cho rằng, "Luật tình trạng xung quanh" cũ nhấn mạnh mối đe dọa quân sự của CHDCND Triều Tiên, tuy chưa điểm danh Trung Quốc, nhưng ý đồ "nói bóng nói gió" đã rất rõ ràng, khuôn khổ luật bảo đảm an ninh mới "đặt thứ ở dưới bàn lên mặt giấy".Một số người Nhật Bản cho rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng ngày càng đe dọa an ninh trên biển của Nhật Bản (đây là sự thực, kể cả ở Biển Đông hiện đã mất cân bằng sức mạnh nghiêm trọng), vì vậy Nhật Bản phải tăng cường hợp tác quân sự với các nước ven bờ Biển Đông, Ấn Độ Dương, để kiềm chế thế "bành trướng nhanh chóng" của Trung Quốc ở hai khu vực này (điều này có thể nhìn vào việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014, kèm theo là kéo một lực lượng quân sự và bán quân sự khổng lồ vào đe dọa Việt Nam).Ngoài ra, theo tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 11 tháng 1, hội nghị tham vấn công tác cơ chế liên lạc khẩn cấp trên biển Trung-Nhật dự định tổ chức ở Tokyo vào ngày 12 tháng 1. Nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Trung Quốc cho biết, Nhật Bản có thể đề xuất đưa vào vấn đề "không thể chấp nhận Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương đưa ra" tại hội nghị ngày 12 tháng 1.Hãng Kyodo ngày 11 tháng 1 cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani trong ngày đã thị sát hoạt động huấn luyện nhảy dù đoạt lại đảo nhỏ lần đầu tiên trong năm mới của trung đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tại khu diễn tập Narashino của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất ở Chiba. Ông Gen Nakatani đề cập tới việc Quân đội Trung Quốc "tăng cường hoạt động ở các hòn đảo tây nam", cho rằng "ứng phó tất cả mọi tình huống rất quan trọng".
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Nói về chính sách bảo đảm an ninh của chính quyền Shinzo Abe, Tổng thư ký Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Sadakazu Tanigaki ngày 10 tháng 1 cho rằng, pháp chế bảo đảm an ninh cần thiết tìm cách lý giải các nước xung quanh, "phải để cho các nước xung quanh hiểu rõ Nhật Bản sẽ tiến lên theo phương hướng này".Chính quyền Shinzo Abe một mặt ra sức thúc đẩy dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, mặt khác cũng tuyên truyền "chủ nghĩa hòa bình tích cực" trong cộng đồng quốc tế. Hãng Kyodo ngày 11 tháng 1 cho biết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida từ ngày 15 tháng 1 sẽ đến thăm Ấn Độ, Pháp, Bỉ và Anh.Việc sắp xếp chuyến đi nước ngoài của ông bao gồm, có bài phát biểu tại Ấn Độ và Bỉ, "thiết thực giới thiệu Nhật Bản đóng góp cho sự thịnh vượng, ổn định của cộng đồng quốc tế và khu vực như thế nào", ở Anh tiến hành giải thích lập trường "mục đích hòa bình trong sửa đổi chính sách bảo đảm an ninh của chính quyền Shinzo Abe".Bài báo phân tích cho rằng, chuyến thăm lần này của ông Fumio Kishida sở dĩ nhấn mạnh Nhật Bản là quốc gia hòa bình, chủ yếu là do năm 2015 là tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản muốn không ngừng tăng cường “chống lại” Trung Quốc - nước luôn mồm phê phán Nhật Bản trong vấn đề "nhận thức lịch sử"
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe va mẹ đến thăm mộ ông ngoại Kishi Nobusuke
Theo tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 11 tháng 1, ông Shinzo Abe cùng ngày đến khu Cho, tỉnh Shizuoka để tảo mộ cho ông ngoại Kishi Nobusuke (báo Trung Quốc kích động gọi Kishi Nobusuke là tội phạm hạng A của Chiến tranh thế giới lần thứ hai). Ông Shinzo Abe cho biết, ông thề với ông ngoại, muốn đưa năm 2015 trở thành "một năm phù hợp với ý nghĩa tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai".
Bình Đông - Báo GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment