Ukraina đang buôn bán công nghệ tên lửa cho Việt Nam?
Wednesday, January 21, 2015
Mới đây, "nguồn tin quân sự-ngoại giao" của Nga, mà cụ thể là đại diện tình báo quân sự Nga, đã cho phóng viên hãng "Interfax" biết rằng, theo thông tin mà Nga nắm được, một cơ sở cũ của Ukraina là Phòng thiết kế tên lửa đạn đạo liên lục địa “Yuzhnyi” đã bán ra nước ngoài toàn bộ hồ sơ tài liệu về mẫu tên lửa “Kopyo-R”.
Ở Ukraina người ta phủ nhận thông tin đó. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Nga, tài liệu về tên lửa đạn đạo liên lục địa chất lỏng cỡ nhỏ đã được chuyển giao cho một quốc gia ở Đông Nam Á. Chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ nêu ý kiến bình luận về việc này.
Trước hết, cần lưu ý rằng không nên quá phóng đại tầm giá trị của bộ tài liệu. Tên lửa “Kopyo” không những chưa được đưa vào sản xuất, mà còn chưa từng trải qua bất kỳ thử nghiệm nghiêm túc nào. Đề án này đã bị đóng ngay trong giai đoạn sơ khởi. Nó có thể hữu ích chỉ trong khuôn khổ Liên Xô, đất nước từng có tiềm năng hùng hậu nổi bật trong ngành thiết kế và sản xuất tên lửa đạn đạo.
Đã có giả định rằng “Kopyo” sẽ trở thành hệ thống vũ khí cực kỳ nguy hiểm. Việc sử dụng nhiên liệu lỏng của tên lửa đẩy có thể giúp giảm bớt kích thước của nó, trong khi vẫn bảo lưu đặc tính năng lượng cao. Khác với những loại ra đời trước và mẫu nguyên thủy của vũ khí tên lửa, “Kopyo” không cần nạp nhiên liệu trực tiếp ngay trước khi xuất phát. Tên lửa được nạp sẵn nhiên liệu tại nhà máy và bảo quản toàn bộ dung tích đó trong suốt thời gian phục vụ. Kích thước không lớn của trạm phóng tự hành phát huy tác dụng ngụy trang trước đối phương và đảm bảo cơ động linh hoạt hơn.
Câu hỏi thú vị nhất ở đây là, công nghệ gắn với tên lửa như vậy có thể được chuyển giao cho ai? Xét một cách nghiêm túc thì ở Đông Nam Á chưa quốc gia nào có chương trình tên lửa đủ vững vàng để khai thác sử dụng công trình thiết kế tương tự. Theo một số công bố, Myanmar đã bộc lộ tham vọng tạo lập ngành công nghiệp tên lửa riêng. Với sự giúp đỡ của đối tác Bắc Triều Tiên, Myanmar đã cố gắng sản xuất tên lửa mẫu "Scud", nhưng dù sao cũng khó có thể vươn tới sử dụng đề án công nghệ phức tạp như “Kopyo-R”.
Nhìn chung, ở vùng Đông Á, quốc gia mạnh nhất về kỹ thuật tên lửa là Trung Quốc. Tuy nhiên, xét theo mọi điều, ngay từ thập niên 80 người Trung Quốc đã thực hiện sự lựa chọn nguyên tắc, thiên về hướng thiết kế chế tạo tên lửa đạn đạo dùng nhiên liệu rắn. Mặc dù một số lượng nhất định tên lửa đẩy dùng chất lỏng, chẳng hạn như DF-5 và DF-4, vẫn đang có mặt trong hệ trang bị, nhưng tất cả những đề án mới nổi tiếng của Trung Quốc về tên lửa đều là dùng nhiên liệu rắn.
Thời điểm hiện nay, trong số các nhà sản xuất hàng đầu về tên lửa, chỉ riêng Nga là chú ý sáng chế tên lửa đạn đạo liên lục địa dùng nhiên liệu lỏng. Đồng thời, tên lửa chất lỏng đang tích cực tham gia bộ trang bị của hàng loạt nước đang phát triển ở châu Á, như CHDCND Triều Tiên, Pakistan và Iran. Đối với họ, thông tin về đề án “Kopyo” đáng dành quan tâm nhất định, mặc dù có thể phải huy động nỗ lực to lớn để đưa công trình đến chỗ hoàn tất. Rất có thể “vị khách hàng” ở Đông Nam Á không phải là người dùng thực sự mà là một công ty trung gian-môi giới nào đó, cố gắng mua công nghệ tương ứng để phục vụ cho lợi ích của đối tượng khác. Trong trường hợp này, hành trình và điểm đến của hồ sơ công nghệ từ Ukraina vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Quả thực, bản thân việc bán công nghệ tên lửa chẳng đáng gây ngạc nhiên. Trong thực trạng bê bối hiện nay của nền kinh tế Ukraina, và sự yếu kém của chính quyền, việc bán hoặc ăn cắp những thông tin nhạy cảm không phải là huyễn hoặc. Cả cơ quan đặc nhiệm lẫn hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Ukraina đã sa vào chỗ đổ vỡ tổng thể ngay từ những năm 1990, bằng chứng là việc Ukraina cung cấp tên lửa hành trình tầm trung X-55 cho Iran vào đầu thập niên 2000. Hồi nửa cuối những năm 2000, mức lương trung bình của nhân viên Cơ quan An ninh Ukraina thấp hơn 5 lần so với đồng nghiệp ở Nga. Vì thế, việc bán-mua những hồ sơ tài liệu đề án tên lửa Xô-Viết bị quên lãng ở Ukraina chẳng phải là chuyện gì không thể.
Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment