Nhất đới Nhất lộ thể hiện tư duy chiến lược toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Một loạt các chuyển động quan trọng đã được Trung Quốc tiến hành để thúc đẩy ý tưởng Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển được nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nêu lên vào tháng 9 và 10 năm ngoái và chính thức đề cập vào dịp Hội nghị thượng đỉnh APEC-22 tại Bắc Kinh, tháng 11/2014.Ngày 11/12/2014, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Trung Quốc đã xác định, năm 2015 sẽ bước vào giai đoạn thực thi toàn diện “Nhất Đới Nhất Lộ”. Vào những ngày đầu năm mới 2015, Nepal là quốc gia mau mắn tuyên bố hoan nghênh và cho biết sẵn sàng tham gia Con đường tơ lụa. Trước đó thì hàng tá quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Phi và vùng Trung Đông đã lên tiếng hoan nghênh sáng kiến này của Trung Quốc.
Công nhân Trung Quốc xây dựng đường sắt trên Con đường tơ lụa mới nối hai đại lục Á-Âu
Các tên gọi dự án và các quỹ chống lưngĐã có khá nhiều cách gọi khác nhau cho dự án thế kỷ này: “Nhất Đới Nhất Lộ” – tiếng Anh gọi là One Belt and One Road – Một Vành đai và Một Con đường. “Con đường tơ lụa mới” - New Silk Road (NSR) để chỉ con đường tơ lụa trên bộ. Maritime Silk Road (MSR) để chỉ Con đường tơ lụa trên biển.Ngày 8/11/2014, vào dịp Thượng đỉnh APEC-Bắc Kinh, Trung Quốc công bố quỹ 40 tỷ USD để xây dựng Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển. Ngoài ra, Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (ABII) do Bắc Kinh kiểm soát là một cơ cấu tài chính được sinh ra chủ yếu để “chống lưng” cho các nhà doanh nghiệp Trung Quốc đi khai thông dự án “Con đường tơ lụa”.Con đường tơ lụa trên bộ mới sẽ bắt đầu ở Tân An, miền trung Trung Quốc, rồi kéo dài sang phía tây, gần biên giới Kazakhstan, chạy về phía tây nam Trung Á đến bắc Iran, vòng qua phía tây Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp đó, nó đi qua eo biển Bosporus và phía tây bắc châu Âu bao gồm Bulgaria, Romania, Cộng hòa Séc và Đức. Từ Duisburg của Đức tiến đến Rotterdam của Hà Lan rồi tới Venice (Ý). Con đường trên bộ này nối 2 châu lục Á-Âu.Con đường tơ lụa trên biển (MSR) bắt đầu từ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Bắc Hải (tỉnh Quảng Tây) và Hải Nam đi ngang qua các nước ven Biển Đông hướng tới eo biển Malacca. Lại có đoạn xuất phát từ Kuala Lumpur nối với MSR tại eo Malacca, rồi tiến sang Kolkata (Ấn Độ) vòng quanh Ấn Độ, qua Pakistan, ngang qua Ấn Độ Dương sang Đông Phi tới Nairobi (Kenya), tiếp đó tiến lên phía bắc qua vùng Sừng châu Phi, có đoạn nối với Vịnh Pecxich, từ châu Phi qua Biển Đỏ vào Địa Trung Hải, từ đó có một chặng dừng tại Athens (Hi Lạp) trước khi gặp con đường tơ lụa trên đất liền ở Venice (Ý). Con đường trên biển nối 3 châu lục Á-Âu-Phi. Tại một số điểm, NSR nối với MSR thành một mạng lưới liên kết 3 châu lục Á-Âu-Phi.5 động cơ chủ yếu của Bắc KinhMột khi sáng kiến “Nhất Đới Nhất Lộ” trở thành hiện thực, nó sẽ tạo thành một mạng lưới kinh tế thương mại có chiều dài lớn nhất thế giới, có tiềm lực phát triển khả quan bao gồm 4,4 tỷ dân số thế giới, quy mô GDP sẽ đạt 21 nghìn tỷ USD. Dọc theo “Nhất Đới Nhất Lộ” phần lớn đều là các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển, có tiềm năng phát triển lớn trong thế kỷ 21.Động cơ chủ yếu là phục vụ các mục tiêu chấn hưng dân tộc Trung Hoa và “Giấc mộng Trung Hoa”. Đồng thời, “Nhất Đới Nhất Lộ” có thể tạo ra kết nối 3 châu lục, thúc đẩy sự thông thương và giao thông vận tải quốc tế ở quy mô chưa từng có. Và từ góc độ này, đó là một đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của nhân loại.5 mục tiêu chủ yếu của chiến lược này bao gồm:Một là, được đề ra với hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề tình trạng sản xuất dư thừa và ngoại hối dư thừa của Trung Quốc. Sản xuất dư thừa gây ra vấn đề rất lớn đối với vận hành của nền kinh tế Trung Quốc vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu. Các thị trường chủ lực của hàng hóa Trung Quốc là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu nay đã tương đối bão hòa, không gian tăng trưởng đã không còn lớn. Chiến lược “Nhất Đới Nhất Lộ” sẽ khai thác những thị trường xuất khẩu mới cho các sản phẩm của Trung Quốc. Trung Quốc còn có vấn đề dư thừa ngoại hối lớn, trong khi đó quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại những thị trường mới nổi và kém phát triển dọc theo 2 con đường tơ lụa còn thiếu vốn. Trung Quốc sẽ dùng nguồn dự trữ ngoại hối của mình để đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng tại các nước.Hai là, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên từ các quốc gia dọc 2 con đường. Kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên bên ngoài, vận chuyển qua con đường biển để vào Trung Quốc. Chiến lược mới sẽ mở ra các kênh vận tải tài nguyên trên đường bộ, giúp Trung Quốc có thêm các kênh vận chuyển năng lượng.Ba là, thúc đẩy cuộc đại vận động khai phá miền Tây Trung Quốc. Các công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phần lớn tập trung tại các vùng duyên hải. Trong khi những khu vực miền Trung và phía Tây của Trung Quốc dân cư thưa thớt, công nghiệp ít. Do vậy, các vùng này vẫn có tiềm lực phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng rất lớn, khi có chiến tranh cũng sẽ ít gặp rủi ro uy hiếp hơn. Ngoài ra, chiến lược “Nhất Đới Nhất Lộ” sẽ có thể khai thác chiều sâu chiến lược và tăng cường an ninh quốc gia...
Hoài Nam - Báo Tổ Quốc
Comments[ 0 ]
Post a Comment