Radar RV-01
Theo bài báo, năm 2013 có tin cho biết, Việt Nam đã mua sắm radar Vostok-E của Belarus, loại radar này có năng lực phát hiện máy bay tàng hình, có thể tăng cường năng lực dò tìm của hệ thống phòng không Việt Nam đối với các mục tiêu tàng hình.
Từ hình ảnh và tài liệu liên quan có thể thấy, radar Vostok-E phải là một loại radar mảng pha sóng ngắn, có năng lực dò tìm nhất định đối với các mục tiêu tàng hình, nhưng cũng tồn tại các khuyết điểm như độ chính xác thấp, năng lực dò tìm tầng trời thấp kém.
Về tổng thể, Việt Nam cho dù đã mua radar Vostok-E, cũng không thể chống được máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc – báo Trung Quốc ưa vũ lực và tự tin bình luận.
Theo bài báo, máy bay tàng hình đã trở thành lực lượng đột kích chủ yếu của không quân đương đại, căn cứ vào nguyên lý của radar liên quan, cự ly dò tìm của radar và chỉ số RCS của mục tiêu, hay nói cách khác, nếu chỉ số RCS của mục tiêu giảm 10 lần thì cự ly dò tìm của radar giảm khoảng 50%, giảm 100 lần, thu nhỏ đến khoảng 30% ban đầu; nếu giảm đến 1.000 lần thì cự ly dò tìm của radar là 20%; nếu máy bay tàng hình phối hợp sử dụng với gây nhiễu kèm theo, vùng trời của hệ thống dò tìm sẽ còn tiếp tục thu hẹp.
Từ khi Mỹ đánh Panama, máy bay tàng hình F-117A lần đầu tiên được đưa vào chiến đấu thực tế, nó đã phát huy vai trò mở đường tiên phong và chủ công trong chiến tranh cục bộ, tiêu diệt rất nhiều mục tiêu chiến lược và chiến thuật, bản thân nó chỉ tổn thất một chiếc máy bay, đã thể hiện tỷ lệ giữa hiệu quả và chi phí tương đối cao.
Ngoài ra, trong hoạt động đối kháng mô phỏng với máy bay thế hệ thứ ba, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 cũng đã giành được tỷ lệ chiến thắng khá lớn, thể hiện máy bay tàng hình đã trở thành then chốt trong giành chiến thắng của không quân hiện nay, đây cũng là nguyên nhân căn bản tại sao Trung Quốc, Nga đều muốn phát triển máy bay tàng hình.
Tục ngữ có câu "quả quýt dày có móng tay nhọn", cùng với việc phát triển máy bay tàng hình, các nước cũng đang tìm biện pháp dò tìm, tấn công nó, trong đó có radar dò tìm thụ động, radar sóng ngắn, radar song địa tĩnh v.v... Trong những thủ đoạn kỹ thuật này, radar sóng ngắn là biện pháp tương đối hoàn thiện, kinh tế và lại tin cậy, Liên Xô cũ cho đến Nga hiện nay luôn lấy radar sóng ngắn làm một thủ đoạn quan trọng để dò tìm máy bay tàng hình. Rất nhiều nước khác cũng đang triển khai nghiên cứu radar mảng pha quét điện tử chủ động sóng ngắn.
Căn cứ vào tài liệu của Trung Quốc và các nước, máy bay tàng hình chủ yếu thông qua biện pháp điều khiển chùm sóng để tiến hành biến hình, làm giảm chỉ số RCS trên phương diện dò tìm chủ yếu radar của máy bay, hệ thống vũ khí được bố trí bên trong, còn sử dụng sơn tàng hình, có thể hấp thụ sóng điện radar chiếu tới, chuyển hóa nó thành nhiệt năng, từ đó giảm sóng điện phản xạ.
Nhưng, những điều này có hiệu quả khá hạn chế đối với radar sóng ngắn, sóng ngắn hoạt động ở băng tần VHF, sóng dài khoảng 1 - 10 m, có kích thước tương đương máy bay tác chiến hiện đại, vì vậy tản về sau không phương hướng, đã tăng chỉ số RCS của máy bay. Hơn nữa, khi sóng điện từ chiếu vào bề mặt máy bay, sẽ tạo ra cộng hưởng, có tác dụng tăng cường đối với sóng radar dội lại.
Trên phương diện sơn tàng hình, thông thường cho rằng, muốn đạt được hiệu quả tàng hình tốt hơn, độ dày của sơn tàng hình và bước sóng của radar có tỉ lệ thuận, căn cứ vào nghiên cứu ở Trung Quốc và các nước, tỷ lệ này bằng khoảng 1/10 - 1/3 bước sóng của radar chiếu xạ. Dựa vào tỷ lệ này, nếu lớp sơn tàng hình có hiệu quả khá tốt đối với radar sóng ngắn thì độ dày của nó phải đạt khoảng 1 - 3 m, điều này hầu như là không thể đạt được đối với máy bay hoặc tên lửa tốc độ cao.
Ngoài ra, radar sóng ngắn còn có một số ưu điểm khác, ví dụ thiết bị đơn giản, độ tin cậy cao, yêu cầu thấp về vật liệu và công nghệ, có năng lực ngoài tầm nhìn nhất định, bị sóng biển gây nhiễu khá nhỏ. Nó còn có một điểm tương đối quan trọng chính là năng lực đối phó tên lửa chống bức xạ khá mạnh.
Hiện nay, kích cỡ tên lửa chống bức xạ nằm trong bước sóng của radar sóng ngắn, vì vậy khi radar sóng ngắn chiếu xạ đến tên lửa chống bức xạ, cũng sẽ tạo ra sự cộng hưởng, từ đó tăng cường năng lực dò tìm của radar sóng ngắn đối với tên lửa chống bức xạ. Trong khi đó, do không gian thân đạn hạn chế, dây anten thu của hệ thống dẫn đường bị động của tên lửa chống bức xạ hiện đại khá nhỏ, tần suất hoạt động thường từ 500MHZ trở lên, không thể đạt 300MHZ hoạt động của radar sóng ngắn, cũng không thể tấn công radar sóng ngắn.
Căn cứ vào số liệu của trang chủ Cục thiết kế radar, cự ly dò tìm của radar mảng pha quét điện tử chủ động sóng ngắn Vostok-E đối với các mục tiêu như B-52 (độ cao 10.000 m, không gây nhiễu) có thể đạt 360 km, máy bay tàng hình F-117A có thể đạt 350 km. Còn trong tình hình bị gây nhiễu, cự ly dò tìm đối với B-52 giảm xuống 255 km, đối với F-117A giảm mạnh xuống đến 47 km.
Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo thành công radar mảng pha quét điện tử chủ động sóng ngắn, vì thế trên trang chủ, Cục thiết kế radar đã tiến hành so sánh giữa radar Vostok-E với radar HK-JM của Trung Quốc, cho rằng radar Vostok có ưu thế hơn radar Trung Quốc. Chẳng hạn cự ly dò tìm của HK-JM đối với các mục tiêu như F-117A ở độ cao 25.000 m, không gây nhiễu là 350 km. Ngoài ra, độ chính xác cũng phải thấp hơn radar Vostok-E, sai số trong một lần quét của radar Trung Quốc là 300 m, còn Vostok-E chỉ 25 m.
Tuy nhiên, radar sóng ngắn cũng có khuyết điểm của nó, thứ nhất là kích thước khá lớn, tính cơ động kém. Chúng ta biết, cự ly dò tìm và công suất dây anten có tỷ lệ thuận, trong khi đó, công suất dây anten bằng bình phương ngoài bước sóng của khẩu độ dây anten, cũng tức là nói, bước sóng càng lớn, khẩu độ dây anten tăng theo, để bảo đảm công suất cần thiết.
Còn có một điểm chính là độ chính xác dò tìm của radar tùy thuộc vào độ rộng của chùm sóng, bước sóng càng dài, khẩu độ dây anten càng phải lớn mới có thể giảm độ rộng của bước sóng, để nâng cao độ chính xác dò tìm của radar. Nhưng xét tới các nhân tố như tính năng cơ động, giá thành thì khẩu độ của dây anten lại không thể quá lớn, cho nên độ chính xác dò tìm thông thường của radar sóng ngắn tương đối thấp. Ngoài ra, trên mặt đất do tác động của hiệu quả đa kênh, chùm sóng dễ chia tách, tính năng dò tìm ở tầng trời thấp là khá thấp, hơn nữa tần số này tồn tại rất nhiều thiết bị thông tin dân dụng, dễ gây nhiễu lẫn nhau.
Rõ ràng, nhập khẩu radar Vostok-E, dựa vào năng lực chống gây nhiễu điện tử và tên lửa chống bức xạ khá mạnh của nó, có thể tăng cường có hiệu quả năng lực cảnh báo sớm ban đầu cho hệ thống phòng không của Việt Nam, kết hợp với tên lửa S-300PMU mới nhập khẩu có thể tiếp tục cải thiện năng lực tấn công của hệ thống phòng không Việt Nam đối với các mục tiêu trên không, nhưng nói rằng hệ thống phòng không của Việt Nam đã có năng lực kiềm chế máy bay tàng hình thì cách nói này có thể hoàn toàn không toàn diện - báo TQ nói.
Phần đầu đã nói radar sóng ngắn mặc dù có khá nhiều ưu điểm, nhưng khuyết điểm cũng rất nổi bật, trong đó nổi bật nhất chính là tính năng tầng trời thấp khá sai lệch. Từ giới thiệu trên trang chủ của Cục thiết kế radar có thể thấy, radar Vostok-E có cự ly dò tìm 350 km đối với F-117A, nhưng độ cao của đối phương từ 10.000 km trở lên, nói cách khác, nếu đối phương giảm độ cao thì căn cứ vào công thức tầm nhìn của radar, cự ly dò tìm của nó phải giảm mạnh.
Trên thực tế, cùng với sự tiến bộ của radar theo dõi địa hình và hệ thống điều khiển bay, năng lực đột phá phòng không tầng trời thấp của máy bay tác chiến hiện đại đã được cải thiện khá lớn, có thể phát động tấn công vào ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết và dựa vào địa hình phức tạp để bảo vệ. Từ góc độ này, nếu muốn tấn công radar sóng ngắn, e rằng đều không cần sử dụng máy bay tàng hình, điều động máy bay tác chiến thế hệ thứ ba đột phá phòng không ở tầng trời thấp rồi ném bom là có thể được.
Tiếp theo là độ chính xác kém, cự ly dò tìm mục tiêu của radar sóng ngắn sai số khá lớn, thường đều lên tới cấp độ km, chỉ tiêu của Vostok-E cũng lên tới khoảng 300 m. Ngoài ra, dây anten radar của nó có hình chữ nhật, tốc độ truyền sóng có hình quạt, như vậy, sai số về độ cao có thể lớn hơn, vì vậy không thể trực tiếp dẫn đường cho máy bay chiến đấu, chỉ có thể cung cấp phương vị đại khái cho máy bay chiến đấu.
Do máy bay chiến đấu dùng radar điều khiển hỏa lực của nó để tiến hành tìm kiếm, vấn đề này lại quay trở lại điểm ban đầu. Radar điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu hoạt động ở bước sóng ngắn X, trong khi đó thiết kế của máy bay tàng hình nhằm vào bước sóng này.
Cho nên, máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Việt Nam hiện nay là Su-30MKV, có tính năng tàng hình tương đối tốt, radar NO01VEP của nó có thể cung cấp cự ly dò tìm 110 km đối với các mục tiêu có RCS=3. Như vậy, đối với các máy bay chiến đấu tàng hình như F-22, J-20, cự ly dò tìm đón đầu có thể thấp hơn 50 km. Trong khi đó, đối phương trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động có công suất lớn, có thể cung cấp cự ly dò tìm 150 km trở lên đối với các mục tiêu như Su-30MKV, nói cách khác Su-30MKV còn chưa phát hiện ra đối phương thì đã bị đối phương "khóa" lại và tấn công.
Mặc du Su-30MKV có thể phát hiện F-22 hoặc J-20, nhưng dùng loại vũ khí nào tấn công cũng là một vấn đề, không chiến hiện đại chủ yếu dùng radar chủ động dẫn đường tên lửa không đối không, trong khi đó radar dẫn đường đoạn cuối cho tên lửa không đối không của radar chủ động cũng hoạt động ở sóng ngắn X, vì vậy năng lực dò tìm đối với máy bay tàng hình hiện đại bị hạn chế.
Căn cứ vào tài liệu liên quan, cự ly dò tìm của tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động đối với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba có thể đạt khoảng 20 km, nhưng giảm mạnh đối với máy bay tác chiến thế hệ thứ tư. Nếu đối phương dùng các thủ đoạn như gây nhiễu điện tử, cự ly này còn phải rút ngắn, cho nên có người từng dự đoán không chiến giữa các máy bay tác chiến tàng hình thế hệ thứ tư có thể phải quay trở lại thời đại chiến đấu cự ly gần.
Vì vậy, ở góc độ này, cho dù lực lượng phòng không Việt Nam dựa vào radar Vostok-E có thể dò tìm được máy bay tàng hình, thì việc làm thế nào để tấn công các mục tiêu tàng hình cũng là một vấn đề lớn.
Đối với các radar như Vostok-E, chỗ bất lợi nhất có thể là - nó là mục tiêu quá lớn, dễ bị đối phương xác định vị trí, từ đó bị tấn công, đặc biệt là khi đối phương có năng lực trinh sát và dò tìm khá mạnh thì có thể nhanh chóng biết được vị trí của Vostok-E, sau đó điều máy bay tàng hình tiến hành tấn công. Đối phương chỉ cần tiếp cận vùng rìa khu vực dò tìm của Vostok-E là có thể tránh được hoạt động dò tìm của nó, sau đó sử dụng bom dẫn đường tăng tầm chao lượn như SDB để tiến hành tấn công. Hiện nay, cự ly thả bom như SDB có thể đạt 100 km trở lên, có thể tiến hành tấn công đối với Vostok-E ở ngoài khu vực phòng thủ.
Ngoài ra, tấn công radar Vostok-E còn có thể dùng nhiều thủ đoạn khác để tiến hành tấn công, lại không nhất thiết sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình, chẳng hạn có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật để tiến hành tấn công, lợi dụng khuyết điểm tính năng dò tìm ở tầng trời thấp kém của nó, sử dụng tên lửa hành trình tiến hành tấn công xuyên thấu ở tầng trời thấp, điều máy bay chiến đấu ném bom thế hệ thứ ba, sử dụng tên lửa không đối đất tầm xa để tiến hành tấn công. Hơn nữa, máy bay tác chiến tàng hình cướp lấy quyền kiểm soát trên không trên cao, bảo đảm cho cụm máy bay tấn công của Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến một cách thuận lợi.
Việt Nam lần này mua sắm radar Vostok-E có thể phối hợp nhiều hơn với hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU, tiếp tục tăng cường năng lực giao chiến cho lực lượng phòng không và máy bay tác chiến thế hệ thứ ba và thế hệ 3+ của Việt Nam. Sau khi bước vào thế kỷ mới, các nước xung quanh Việt Nam đã lần lượt trang bị nhiều loại máy bay tác chiến tiên tiến như F-15SG, Su-30MKM.
Đối với lực lượng phòng không Việt Nam, radar cảnh giới phòng không P-18 và hệ thống tên lửa phòng không S-75 hiện có đã không thể tạo được răn đe có hiệu quả đối với những máy bay này, cần có hệ thống phòng không thế hệ mới để chống lại. Đương nhiên, năng lực chống tàng hình của Vostok-E cũng phần nào tăng cường năng lực cảnh báo đối với máy bay tàng hình cho Việt Nam.
Báo TQ tuyên bố: "Nhìn vào tình hình hiện nay, mọi người luôn nghiên cứu các loại công nghệ chống tàng hình, nhưng trong các vấn đề như dò tìm, nhận dạng, theo dõi, tấn công vẫn đang tồn tại một loạt trở ngại, đồng thời tấn công máy bay tàng hình là một công trình hệ thống phức tạp, hoàn toàn không phải là có thể hoàn thành một sớm một chiều. Ở góc độ này, Việt Nam không có năng lực, chúng ta cũng không mong muốn VN xây dựng được một hệ thống phòng không chống tàng hình (!?)".
Việt Dũng - Báo GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment