Về lực lượng hải quân, hiện Hải quân Việt Nam có hơn một trăm tàu chiến các loại, tuy các tàu này hầu hết đã cũ, nhưng một số tàu chiến hiện đại như tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9 cùng các loại tàu tên lửa như Project 12418 (Molniya) và Project 124.1RE (Tarantul) lại có khả năng hỏa lực rất mạnh. Trong khi đó Việt Nam cũng đã có kế hoạch nhập khẩu tàu chiến Sigma từ Hà Lan, các loại máy bay tuần tra giám sát Biển Đông, nhập khẩu loại tên lửa tiên tiến nhất thế giới từ Nga... đó là mối đe dọa rất lớn đối với các tàu chiến và máy bay và cả căn cứ của Hạm đội Hải Nam của Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam trang bị các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300, hệ thống tên lửa này có thể "làm sạch" một phần vùng trời khu vực Biển Đông.
Cần lưu ý rằng Việt Nam đã nhập khẩu một số lượng chưa xác định máy bay tiêm kích-bom Su-34 từ Nga, đây là loại máy bay khá tiên tiến và rất cần thiết cho Việt Nam trong tình hình hiện nay và cả Trung Quốc cũng có nhu cầu này. Việc mua sắm và trang bị Su-34 ở Việt Nam rất kín đáo.
Lực lượng Hạm đội Hải Nam Trung Quốc hiện có tất cả 350 tàu cả tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, trong đó có 3 tàu ngầm hạt nhân và 21 tàu ngầm thông thường, sức mạnh tổng thể là vượt trội hơn các nước láng giềng Biển Đông cộng lại.
Nhưng nếu xảy ra cuộc chiến trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, nếu Trung Quốc không chiếm được một số ưu và lợi thế, Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những tổn thất không thể lường trước được.
Chúng ta có thể tưởng tượng về một kịch bản cuộc chiến với một cái nhìn từ Việt Nam như sau.
Khơi mào cuộc chiến, có thể phía Việt Nam sẽ sử dụng một số biện pháp khiêu khích, phong trào bài Trung Quốc ở Việt Nam lên cao, một số nhà máy có vốn TQ và sử dụng người TQ phải dừng hoạt động sau đó các tàu thuyền đánh cá bị tấn công...
Bất đầu cuộc chiến:
1, Việt Nam sẽ sử dụng một số loại tên lửa và tàu ngầm thực hiện những đòn tấn công cơ bản nhằm phong tỏa các cảng biển của Hạm đội Hải Nam.
2, Tiếp theo là sử dụng các lực lượng và các tàu tên lửa tốc độ cao tấn công quần đảo Hoàng Sa, máy bay Su-34 sẽ thực hiện nhiệm vụ ném bom các công sự của Trung Quốc ở quàn đảo Trường Sa.
3, Giai đoạn đầu của cuộc chiến tại Trường Sa hai bên sẽ có một số tổn thất và các bên phải rút khỏi quần đảo Trường Sa.
4, Khi Trung Quốc đưa lực lượng tàu chiến của Hạm đội Hải Nam ra tham chiến thì vấp phải lực lượng không quân được chuẩn bị tốt của Việt Nam và các tàu chiến của Trung Quốc bị đánh chìm quá nhiều buộc Trung Quốc phải rút hoàn toàn khỏi Trường Sa.
Giai đoạn giữa cuộc chiến:
1, Việt Nam kiểm soát hoàn toàn Trường Sa, Trung Quốc huy động toàn lực nhằm lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa và hai bên vào thế giằng co.
2, Việt Nam "đóng cửa" eo biển Malacca, tấn công các tàu buôn Trung Quốc và tàu chở dầu cũng như các loại tàu khác của TQ, nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng khó khăn, Việt Nam nằm ở thế thượng phong buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán về hiệp định đình chiến.
3, Với sự lão luyện của mình Việt Nam chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, và với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Nhật Bản-Philippines cùng Ấn Độ... tạo thành một áp lực chiến lược với Trung Quốc, buộc Trung Quốc không thể kháng cự.
4, Hoa Kỳ đã công bố lệnh trừng phạt chống Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải ký vào hiệp định đình chiến.
Giai đoạn cuối cuộc chiến.
1, Trung Quốc rơi vào suy thoái, công bố một thỏa thuận ngừng bắn. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn về với lãnh thổ Việt Nam.
2, Ở Trung Quốc, nền kinh tế tiếp tục suy thoái, các vấn đề trong nước tiếp tục sôi lên, TQ không còn khả năng chiếm các quần đảo trên Biển Đông. Mặc dù Việt Nam có một số thiệt hại trong chiến tranh, không có sự phụ trợ từ kinh tế TQ như trước kia, nhưng Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ VN, Nhật Bản sẽ nhanh chóng thay thế các vai trò trước kia của TQ, khôi phục và xây dựng lại các cơ sở công nghiệp tại Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục khôi phục và bùng nổ trở lại.
Trên góc độ phân tích từ phía Việt Nam thì đây là kết quả mong đợi nhất, nhưng không chỉ vậy, với chiến lược "Tái cân bằng châu Á" của Hoa Kỳ thì ngoài việc Mỹ sẽ đẩy nhanh quá trình quân sự hóa của Nhật Bản, họ còn cần một Việt Nam "gai góc'' hơn và lệnh cấm vẫn vũ khí đối với Việt Nam sẽ được bãi bỏ, Việt Nam sẽ ngày càng đáng sợ hơn đối với Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Tất nhiên, trong tương lai không nhất thiết phải có chiến tranh, nhưng chúng ta không thể thực hiện công tác phòng ngừa, và đừng bao giờ nghĩ rằng Việt Nam quá nhỏ, quá yếu mà đánh giá sai ý đồ chiến lược của Việt Nam và bị động hoặc bị sa bẫy một khi chiến tranh nổ ra.
Theo Mil.news.sina.com.cn
Comments[ 0 ]
Post a Comment