Sau vụ tai nạn Su-22M3 của Việt Nam, một số trang mạng Trung Quốc lập tức tung tin chê bai vũ khí Việt Nam.
Su-22M3 của Không quân Việt Nam
Ngày 20/4/2015, trang Sina Military Network ở Bắc Kinh lớn tiếng hăm dọa, các tàu khu trục tên lửa lớp Type 052D có khả năng đánh chặn và bắn hạ các tiêm kích-bom Su-22 của Không quân Việt Nam một khi trong tương lai nổ ra một cuộc xung đột giữa hai nước trên Biển Đông.Tính đến cuối năm 1979, Liên Xô đã cung cấp cho Không quân Việt Nam 180 tiêm kích MiG-21bis, 40 máy bay tiến công mặt đất Su-22M3 và 6 máy bay huấn luyện Su-22U để thay thế các máy bay cường kích lạc hậu A-37 và tiêm kích F-5E thu được từ không quân ngụy vào cuối chiến tranh ở Việt Nam. Sau đó, Việt Nam đã nhận thêm 32 tiêm kích-bom Su-22M4 và 4 máy bay huấn luyện Su-22UM3 vào năm 1988. Các máy bay này từng được xem là mối nguy hiểm khủng khiếp nhất đói với lực lượng mặt đất của Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước.Trong cuộc đụng độ đẫm máu tại đá Gạc Ma (Johnson South Reef) vào năm 1988, Su-22M3 và Su-22M4 đã không được triển khai chống các hạm tàu hải quân Trung Quốc mặc dù thủy binh Trung Quốc đã được cảnh báo về các máy bay này. Theo trang Flightglobal, Việt Nam hiện có trong trang bị 38 chiếc Su-22, ngoài ra còn hơn 50 chiếc được cất giữ.
Su-22M3 của Không quân Việt Nam
Với tầm tấn công 500 km, các máy bay Su-22 của Việt Nam có khả năng hoạt động trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã đưa vào trang bị tổng cộng 24 tiêm kích-bom tiên tiến Su-30MK2V mua của Nga để thay thế cho Su-22 đã lạc hậu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng này là chưa đủ để thay thế hoàn toàn Su-22. Trong một cuộc đối đầu tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông, Su-22 sẽ khó sống sót trước cuộc tấn công từ các tàu khu truc hiện đại của hải quân Trung Quốc, trang mạng Trung Quốc huênh hoang.Trang Mil.news.sina.com.cn ngày 21/4/2015 lại châm chích “các ống khói bay” của Không quân Việt Nam rơi vì thiếu phụ tùng.Trang này viết, mới đây Việt Nam đã nhận được 2 tiêm kích Su30MK2 trong số 12 chiếc đặt mua, các máy bay này được chở đến bằng một máy bay vận tải An-124 Ruslan. Nhưng trong tuần này, Việt Nam đã mất 2 tiêm kích-bom Su-22М3 vốn có biệt danh là “các ống khói bay”. Các tai nạn này cho thấy, đội máy bay của Không quân Việt Nam đã lạc hậu, cũ kỹ đến mức nào và rằng, Nga không còn cung cấp phụ tùng cho các máy bay này. Các máy bay này cùng với MiG-21bis đã được chuyển giao vào năm 1979. Hiện nay, Việt Nam đặt ra vấn đề xây dựng công nghiệp hàng không của mình.Năm 1996-98, Việt Nam đã yêu cầu Nga hiện đại hóa Su-22, nhưng việc này chỉ dừng ở việc sửa chữa sơ sài. Năm 2004, Việt Nam mua từ Czech phụ tùng và vũ khí dành cho Su-22, ngoài ra, họ cũng có khả năng mua với giá rất rẻ các máy bay Su-22 từ Ba Lan, nhưng các thương vụ này khó lòng giải quyết được vấn đề bảo đảm phụ tùng trong thời gian dài.
Su-22M4 của Không quân Việt Nam
Hiện nay, máy bay có khả năng chiến đấu mạnh nhất của Không quân Việt Nam là Su-30MK2V với tổng số 36 chiếc, trong những năm 1990. Việt Nam cũng đã mua 12 tiêm kích Su-27SK/UB/PU. Có tin, các máy bay Su-27 “rất hiếm khi cất cánh”, điều đó có thể nói lên sự bắt đầu cuộc khủng hoảng tương tự như với Su-22.
Comments[ 0 ]
Post a Comment