Những bước đi cụ thể đã được triển khai, tuy cả dự án vẫn còn mơ hồ.Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên, tháng 9/2013, công bố tầm nhìn về “Con đường tơ lụa mới” (NSR) trên đất liền và “Con đường tơ lụa trên biển” (MSR), sáng kiến này còn chưa được thế giới coi trọng.Nó nghe như khẩu hiệu và đối với nhiều khu vực, cử tri mệt mỏi về những tầm nhìn lớn. Thế rồi, ông Tập lại sử dụng diễn đàn APEC-Bắc kinh 1914 để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh hơn – “Một vành đai, Một con đường”, còn được gọi theo kiểu Trung Quốc “Nhất đới Nhất lộ”, viết tắt tiếng Anh là 1B1R. Đi kèm với nó, Trung Quốc đề xuất Quỹ Con đường tơ lụa 40 tỷ USD. Cùng với Quỹ này, Trung Quốc thúc đẩy Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Đến lúc này, mọi người không còn thờ ơ với 1B1R.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được Trung Quốc chú trọng như động cơ thúc đẩy 1B1R
1B1R là gì?Nó được xem là bước đột phá quan trọng trong tư duy chiến lược toàn cầu của ông Tập Cận Bình và là một trong các cứu cánh quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế Trung Quốc. 1B1R là một đại dự án đầy tham vọng, một giấc mơ của người Trung Hoa. Tính thoáng một chút, nếu thành công, thế giới sẽ xuất hiện một khu vực rộng lớn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc – một không gian kinh tế nối liền 3 châu lục Á – Âu - Phi, liên quan nhiều quốc gia, với dân số 4,4 tỉ người, chiếm 63% dân số thế giới, GDP đạt 21 nghìn tỉ USD, chiếm 29% GDP toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 23,9% toàn cầu.Tất nhiên, các dự án hợp tác kinh tế sẽ không bao giờ tách bạch khỏi tác động chính trị, như người Anh vẫn nói: “Ở đâu có thương mại, ở đó sẽ có quốc kì”. Con đường tơ lụa cổ đại hình thành thông qua quá trình phát triển tự nhiên. Ngày nayđược Bắc Kinh chủ động thúc đẩy để hình thành khu vực ảnh hưởng kinh tế và địa-chính trị riêng của Trung Quốc.“Con đường tơ lụa mới”, hay còn gọi là vành đai kinh tế, xuất phát từ Trung Quốc, tiến vào Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Địa Trung Hải, với các điểm cuối ở Nam Âu, Ý, Tây Ban Nha... Nó cũng kết nối với nước Nga và các nước Đông Âu. Nó “thôn tính” ý tưởng liên kết kinh tế xuyên Á-Âu của Tổng thống Nga Putin. Không có tiền thì không thể hiện thực hóa ý tưởng. NSR đã có cơ sở hạ tầng nhất định khi tuyến đường sắt nối Trung Quốc đã khai thông với trung tâm châu Âu, nhiệm vụ cần làm là đầu tư vốn để xây dựng các dự án phát triển dọc tuyến đường. Gia cố, hoàn thiện và kết nối chúng lại với nhau, không khó để tuyên bố ý tưởng đã thành công.“Con đường tơ lụa trên biển” xuất phát từ các cảng biển miền Đông và Đông Nam Trung Quốc, đi qua Biển Đông, mở ra một số nhánh tới Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, tiến vào Ấn Độ Dương, kết nối với Tây Phi và Nam Á, tiến vào Địa Trung Hải, với điểm cuối là Venice. Tại một số điểm, MSR sẽ nối với NSR thành một mạng lưới.Có vẻ như châu Âu là một trong các trọng tâm Bắc Kinh triển khai 1B1R trong giai đoạn hiện nay. Người Trung Quốc đã làm những gì họ nói. Một cây cầu lớn mới bắc qua sông Danube, do Trung Quốc cấp vốn và xây dựng, đã được thông cầu vào cuối năm ngoái ở thủ đô Belgrade của Serbia. Cây cầu được gọi là "Zemun Borca", tức "Cầu Trung Hoa" theo tiếng bản địa. Người Trung Quốc cũng đang xây một tuyến đường sắt cao tốc nối liền bờ Đông-Nam châu Âu với khu vực trung tâm của lục địa này. Và mới đây, Hungary đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ký bản ghi nhớ với Trung Quốc về thúc đẩy đề xuất Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.MSR và Biển ĐôngMSR phục vụ mục tiêu kiểm soát Biển Đông và Ấn Độ Dương, mở rộng “chuỗi ngọc trai” từ Đông Á sang Ấn Độ Dương.Ấn Độ Dương trở thành biên giới mới của Trung Quốc trên con đường trở thành cường quốc toàn cầu. MSR còn nhằm kiềm chế Ấn Độ trong phạm vi Ấn Độ Dương và xâm nhập vào thị trường châu Phi.MSR còn nhằm hợp thức hóa sự hiện diện và khống chế của Trung Quốc tại Biển Đông. Kiểm soát Biển Đông là chiến lược trọng yếu của Bắc Kinh để triển khai mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành “cường quốc biển”. Trung Quốc không thểvì MSR mà nhân nhượng hay thỏa hiệp trong chính sách Biển Đông.“Tam Sa”, trong đó đảo Phú Lâm sẽ là cơ trục chính, bước đầu đã được ghép vào ý tưởng MSR, khi ngày 8/3/2015, tại Bắc Kinh, Tiêu Kiệt - “Thị trưởng” thành phố Tam Sa cho biết, thành phố Tam Sa sẽ là một điểm nút quan trọng phục vụ chiến lược “Một vành đai, Một con đường”. Không có lý do gì các tổ hợp quân dân sự tại Trường Sa đang được xây dựng lại nằm ngoài MSR. Nếu vậy, sẽ không có sự tham gia của Việt Nam trong ý tưởng 1B1R.Để tham gia vào đại dự án của Trung Quốc, tại các nước nằm trên các tuyến đường nơi 1B1R đi qua, các địa phương hoặc công ty, thậm chí là chính quyền trung ương, cần tìm các đối tác Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ “chạy” tiền từ trong Quỹ hoặc AIIB để thực hiện dự án.1B1R có sức hấp dẫn không nhỏ vào lúc các nước cần kết nối kinh tế và tìm các nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của nước mình. Nhưng giấc mơ về một vùng ảnh hưởng kinh tế rộng lớn mang tên Trung Quốc vẫn còn là ẩn số. Các nước muốn “móc túi” Trung Quốc nhưng không dễ dàng chịu sự lệ thuộc Trung Quốc./.
Comments[ 0 ]
Post a Comment