Hợp tác thương mại và phối hợp chống tư tưởng cực đoan được thúc đẩy trong chuyến thăm của Thủ tướng Anh tới Đông Nam Á.
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 27/7 đã bắt đầu chuyến công du bốn ngày tới thăm Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam, bốn nền kinh tế năng động trong khu vực.Đây là chuyến công du đầu tiên ngoài khu vực châu Âu của ông Cameron kể từ khi tái đắc cử Thủ tướng Anh hồi tháng 5 vừa qua. Đây được coi như một cơ hội làm mới hình ảnh của Thủ tướng Cameron đối với người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.Sau một năm tập trung cho chiến dịch tranh cử, ông Cameron coi đối ngoại là một trong những ưu tiên và muốn ghi dấu ấn tích cực hơn cũng như góp phần thể hiện cam kết của đương kim Thủ tướng trong việc tái xác lập vị trí của nước Anh như một cường quốc trên thế giới.
Thủ tướng Anh đã chuyến thăm đầu tiên tới trụ sở khối ASEAN và gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minhngày 27/7 với cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế giữa Anh cũng như khối EU và ASEAN
Hợp tác kinh tế là trọng tâmTháp tùng cho ông Cameron trong chuyến thăm lần này là Bộ trưởng Thương mại và một phái đoàn doanh nghiệp hùng hậu hơn 30 người, nhằm đạt được các thỏa thuận kinh tế trị giá tới 750 triệu bảng Anh, tương đương 1,2 tỷ USD.Đông Nam Á là một thị trường năng động với hơn 5 triệu dân, trong gần hai thập kỷ qua, tốc độ tăng GDP của các nước trong khu vực cao hơn 2% so với tốc độ trung bình của thế giới. Năm 2015, tăng trưởng của khu vực này dự kiến đạt 5%, so với Liên minh châu Âu (EU), dự kiến chỉ đạt 1.7%. Xuất khẩu của Anh sang Đông Nam Á hiện chỉ ở mức rất khiêm tốn là 10 tỷ Bảng/năm, kém xa so với tiềm lực của nền kinh tế Anh và các đối tác ở khu vực này.Chính Thủ tướng Cameron đã so sánh, hàng hóa Anh xuất khẩu sang Hungary còn nhiều hơn sang Indonesia, dù nền kinh tế Indonesia lớn gấp 25 lần Hungary và Indonesia là đất nước đông dân thứ 4 thế giới. Tương tự, xuất khẩu của Anh sang Bỉ còn lớn hơn xuất khẩu của Anh sang cả 3 nước là Singapore, Malaysia và Việt Nam cộng lại.Thủ tướng Anh đã bày tỏ sự tiếc nuối khi không theo kịp Australia, Nhật Bản và Trung Quốc, khi cả ba nước này đều đã triển khai các thỏa thuận thương mại tự do với Đông Nam Á, theo The Guardian.Ông Cameron trước chuyến thăm cũng đã nhấn mạnh, nước này muốn liên kết chặt chẽ hơn với các thị trường tăng trưởng mạnh tại Đông Nam Á để tạo điều kiện thúc đẩy cho hàng hóa và dịch vụ của Anh, tìm kiếm những nguồn đầu tư trực tiếp của Anh và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu nâng gấp đôi giá trị xuất khẩu của nước Anh từ nay đến năm 2020, lên mức 1.000 tỷ bảng/năm. Reuters dẫn lời Thủ tướng Anh ngày 28/7, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 của Indonesia, Anh đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bảo hiểm và dịch vụ Internet tại quốc gia này. Trước đó, ông Cameron đã tuyên bố sẽ hỗ trợ khoản tiền 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa từ Anh sang Indonesia trong cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Jokowi.Ông chủ số 10 phố Downing cũng có chuyến thăm đầu tiên tới trụ sở khối ASEAN và gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh ngày 27/7 để thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và ASEAN, trong đó làm lợi cho nền kinh tế Anh 3 triệu bảng/năm. Anh và Singapore cũng đã đạt được thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có tăng cường an ninh mạng và bảo hiểm.Nỗ lực chống khủng bốMối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang trở thành một trong nhiều trọng tâm trong chương trình nghị sự của Chính phủ Anh sau khi một tay súng Hồi giáo đã giết chết 30 khách du lịch người Anh tại một bãi biển ở Tunisia tháng trước.Nước Anh cũng đã tham gia vào các cuộc không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn đầu ở Iraq và ôngCameron đang rất muốn có được sự ủng hộ của quốc hội vào cuối năm nay để mở rộng những cuộc không kích tới Syria.Hiện cả Anh, Indonesia và Malaysia đều phải đối mặt với hiện trạng một số lượng lớn thanh thiếu niên đến khu vực Trung Đông để gia nhập IS.Theo giới chức Indonesia, trong thời gian qua đã có khoảng 500 công dân nước này bị IS dụ dỗ đến Trung Đông. Trong khi đó, cảnh sát Malaysia cũng ghi nhận hàng chục người vượt biên giới đến Trung Đông tham gia tổ chức IS và bắt giữ hàng trăm người có ý định tương tự.Nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của IS, Thủ tướng Anh đề nghị hỗ trợ Indonesia và Malaysia, hai quốc gia có dân số theo đạo Hồi đông đảo. Các đề xuất cụ thể có thể bao gồm việc ngăn chặn các tay súng nước ngoài, điều tra âm mưu khủng bố tiềm tàng cũng như là cải thiện an ninh hàng không. Nước Anh cam kết sẽ giúp tăng cường an ninh tại các sân bay ở Bali và Jakarta, đồng thời huấn luyện khoảng 50 cảnh sát Indonesia về kỹ năng chống khủng bố.Bên cạnh đó, Anh cũng sẽ học hỏi kinh nghiệm từ hai quốc gia này trong nỗ lực đối phó với tư tưởng cực đoan. Đầu tuần trước, ông Cameron đã công bố hàng loạt các biện pháp mới trong đó nhấn mạnh yêu cầu các công ty mạng phải hỗ trợ chính phủ nhiều hơn nhằm ngăn chặn việc tuyển dụng thành viên cực đoan trên internet.Đối ngoại hướng Đông, vượt ra ngoài châu ÂuThủ tướng David Cameron tuyên bố rằng nước Anh giờ đây phải “nhìn xa hơn châu Âu”, tìm kiếm các đối tác thương mại mới trên toàn thế giới. Nhận định này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Hi Lạp vẫn đang trầm trọng, EU đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng trong khi một số thành viên của khối cũng đang sa lầy trong khủng hoảng kinh tế.Dù nhận định EU vẫn đang là đối tác kinh tế chính của Anh thì giới chức nước này cũng khẳng định cần phải hướng Đông trong thời gian tới, do trong vòng 20 năm tới, 90% tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ đến từ bên ngoài châu Âu, Thủ tướng Anh cho biết.Trước đó, ông Cameron cũng tuyên bố các chuyến thăm nước ngoài thúc đẩy chính sách thương mại liên kết đã được chứng minh là đem lại lợi ích thiết thực. Từ năm 2010, lợi nhuận thương mại của nước Anh đã tăng gấp đôi khi hướng đến thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc, hai nước mà Thủ tướng Cameron đã đến thăm trong nhiệm kỳ đầu tiên.Thị trường châu Á không thể bị lu mờ bởi Ấn Độ và Trung Quốc, mà Đông Nam Á, với tiềm năng chưa được khai thác và đến năm 2030, khu vực này được dự kiến sẽ là thị trường bán lẻ lớn thứ tư trên thế giới là cơ hội mà nước Anh không thể bỏ lỡ.Tình hình thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo gần đây cùng với việc chi phí sản xuất tại nước này bắt đầu tăng cao, khu vực sản xuất chi phí thấp được cho là sẽ dịch chuyển về phía Nam tới vùng châu thổ Mekong và Đông Nam Á cũng đã buộc Anh cũng như nhiều nhà đầu tư châu Âu khác phải hướng đến những thị trường ổn định và tiết kiệm chi phí hơn.Cũng có ý kiến cho rằng, chuyến thăm cũng nhằm gây sức ép tới EU khi chính quyền Anh muốn đạt được nhiều hơn sự nhượng bộ cho chiến lược cải cách của mình, trước khi diễn ra một cuộc trưng cầu ý dân về việc nước Anh đi hay ở EU. Sự kiện này có thể là một gợi ý mạnh mẽ rằng, nếu nước Anh ra khỏi EU, Vương quốc này vẫn có thể phát triển bằng việc mở rộng hợp tác đến Nam Mỹ và châu Á.Dù vậy, Đông Nam Á đã khẳng định được vị trí của mình như một trong những thị trường giàu tiềm năng trên thế giới và chuyến thăm góp phần định hình quan hệ kinh tế của nước Anh trong tương lai với một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới.Đối với riêng Việt Nam, đây là lần đầu tiên một đương kim Thủ tướng Anh đến thăm chính thức nước ta trong ngày 29 và 30/7. Sự kiện này chắc chắn sẽ đánh dấu bước phát triển mới, cao hơn và sâu hơn, trong quan hệ giữa hai nước.
Comments[ 0 ]
Post a Comment