Theo Newsweek, khu vực Đông Nam Á bất ngờ với chuyện Thái Lan chơi canh bạc hai mặt với Mỹ và Trung Quốc (TQ) khi thủy thủ Thái Lan được hải quân hạm đội 7 Mỹ huấn luyện đặc biệt về chiến tranh chống ngầm, nhưng Bangkok lại thỏa thuận mua ba tàu ngầm tấn công từ TQ với giá 1 tỷ USD.
Ba tàu ngầm tấn công của TQ, trị giá 355 triệu mỗi chiếc, được cho là thuộc lớp Nguyên, có hệ thống hơi độc lập tiên tiến, cho phép tàu lặn lâu dưới biển hơn.
Các quan chức hải quân hoàng gia Thái Lan đã chọn hồ sơ dự thầu của TQ, bên cạnh những hồ sơ từ Nga, Thụy Điển, Pháp, Đức và Hàn Quốc.
Truyền thông Thái đòi "đánh chìm" tàu ngầm TQ
Các thỏa thuận mua tàu ngầm của TQ gây ra một làn sóng chỉ trích bất thường trên báo chí Thái, với nhiều ý kiến cho rằng tàu ngầm không cần thiết cho quốc phòng của nước này, và rằng thỏa thuận này đã được phê duyệt một phần do tầm ảnh hưởng lớn của quân đội trong chính phủ Thái Lan.
Giới truyền thông Thái Lan chỉ trích khá gay gắt về thỏa thuận này. Một số người hoài nghi cho rằng đây là sự lãng phí, bởi Thái Lan không có kẻ thù, và quân đội nước này trước đó đã mua một tàu sân bay và khinh khí cầu, cùng máy dò bom.
Báo Nation viết trong một bài xã luận tuần qua: “Thủ tướng
Prayuth Chan-ocha dường như thiếu sự tự tin chính trị để nói không với yêu cầu tàu ngầm của hải quân. Khi sự phản đối bị cấm ở vương quốc này, không thể nào có một cuộc nổi dậy của người dân".
"Đánh chìm những tàu ngầm này", là tiêu đề của một bài xã luận trên Bangkok Post vào ngày 1.7, cảnh báo: “Hành động của hải quân về tàu ngầm vẫn không rõ ràng, khó mà giải thích được và hoàn toàn sai”.
Trả lời phỏng vấn tại Bangkok vào 7.7, ông Prayuth phủ nhận thỏa thuận mua tàu ngầm là một nỗ lực để làm thân với TQ vốn đang là một thế lực trồi lên trong khu vực.
Ông nói: "Điều đó không cần thiết, bởi chúng tôi đã có một mối quan hệ tốt với TQ rồi. Quốc gia nào cũng tốt cho chúng tôi, ngoại trừ những nước vẫn bám vào từ "dân chủ".
Ông cho biết chính phủ sẽ xem xét lại lần cuối cùng về đề nghị của TQ, cân nhắc sự cần thiết mua vài chiếc tàu ngầm.
Ông lập luận: "Nếu chúng tôi đủ khả năng, chúng tôi sẽ phải suy nghĩ về sự cần thiết này. Nó dùng để đánh trận hoặc để bảo vệ lợi ích hàng hải của chúng tôi? Còn cách nào khác để bảo về các tàu cá không? Quý vị thấy đó, các vùng biển khác đều gặp phải vấn đề này. Quý vị nghĩ rằng chúng tôi thì không sao?"
Tư lệnh hải quân Thái Lan, Đô đốc Kraisorn Chansuvanich cũng cho biết vào đầu tuần: "Nếu một cuộc chiến tranh nổ ra, gần như tất cả các loại tàu trên biển sẽ bị xóa sổ. Chỉ có tàu ngầm tồn tại. Vịnh Thái Lan không phải là quá cạn đến nỗi chúng tôi không thể sử dụng tàu ngầm”.
Như một cách bào chữa, đô đốc Kraisorn nói: "Các quốc gia giáp ranh như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Singapore đã có tàu ngầm trong kho vũ khí của họ trong nhiều năm qua. Những chiếc tàu ngầm mới sẽ là một "chiến lược để cải thiện lực lượng vũ trang của chúng tôi".
Ông lưu ý: dù có mua chăng nữa, cũng có khi phải chờ đợi trong nhiều năm mới có thủ vận hành chúng và triển khai hoạt động: "Nếu chúng tôi không bắt đầu bây giờ, chúng tôi phải chờ đợi trong một thời gian dài".
Thái Lan có cơ sở hạ tầng cho "một sư đoàn tàu ngầm" ở Vịnh Thái Lan, nhưng chưa sở hữu chiếc tàu ngầm nào.
Tàu ngầm cuối cùng của Thái Lan đã bị rã từ năm 1951, sau khi các sĩ quan hải quân tổ chức một cuộc đảo chính nhưng thất bại, sau khi bộ binh và không quân ném bom các vị trí của họ ở Bangkok. Cuộc đảo chính này có hậu quả 68 người chết, gồm hàng chục dân thường.
Tiếp sau cuộc đảo chính 1951, chính phủ quyết định xóa tầm ảnh hưởng của hải quân trong quân đội, tước bỏ tàu ngầm của họ, theo trang tin Khaosod.
Thế lực hải quân chỉ được phục hồi năm 1955, theo lời khuyên của quân đội Mỹ, vốn huấn luyện cho lực lượng này , theo Khaosod said.
Trụ sở hải quân Thái Lan đặt tại căn cứ hải quân Sattahip (phía đông nam Bangkok) dọc theo Vịnh Thái Lan, gần bờ biển Campuchia và Việt Nam, tức trong khu vực Biển Đông mà TQ đang ngang ngược tuyên bố độc chiếm hầu như toàn bộ.
Thái Lan chơi hai mặt với Mỹ và Trung Quốc ?
Thái Lan từ lâu là một đồng minh then chốt của Mỹ trong khu vực, nhưng dưới thời Thủ tướng Prayuth, cựu tướng quân đội chỉ huy cuộc đảo chính không đổ máu và lên nắm quyền vào năm 2014-Thái Lan đã đẩy mạnh quan hệ kinh tế và giao thông vận tải với Bắc Kinh hơn.
Ông Prayuth đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 12.2014, gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình chưa đầy một tuần sau khi Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường thăm Thái Lan.
Mối giao hảo giữa Bắc Kinh và Thái Lan còn qua việc Bắc Kinh lên kế hoạch mua hai triệu tấn gạo của Thái Lan, và xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc bắc nam nối toàn Thái Lan đến Bangkok .
Sau lần ông Prayuth lật đổ nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra vào năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Bangkok vi phạm nhân quyền, và kêu gọi Thái Lan quay lại nền dân chủ và Mỹ ngưng một số viện trợ cho Thái Lan.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tiếp tục củng cố quân đội của ông Prayuth, và các cuộc tập trận hàng năm Cobra Gold Mỹ-Thái đã được tổ chức trong năm nay.
Không như chính quyền Obama, TQ không chỉ trích những hành động của ông Prayuth. Thay vào đó, TQ tổ chức cho các quan chức hàng đầu của chính quyền Thái Lan có các chuyến thăm Bắc Kinh, và dỗ ngọt bằng những thỏa thuận quân sự và giao dịch thương mại.
Hồi tháng 4, phó chủ tịch quân ủy trung ương TQ Xu Qilang đến thăm Thái Lan, chỉ sáu tháng sau chuyến đầu tiên của ông đến nước này. Hồi tháng 2 Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn đã đến thăm Bangkok.
Ernest Bower và Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (trụ sở tại Washington) đã viết vào tháng trước: “Quan hệ Thái – Trung từ lâu đã trở nên mạnh mẽ, và có vẻ như Bắc Kinh gia tăng từng bước lên mối quan hệ với quân đội Thái Lan, mỗi khi mà Washington rút lui”.
Gói thầu của TQ nhằm mở rộng thương mại và liên kết an ninh với Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á cũng làm Nhật Bản hoang mang.
Cuối tuần qua, Nhật công bố gói đầu tư và cơ sở hạ tầng 6,1 tỉ USD trong ba năm, cho nhóm "5 nước Mekong" –gồm Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Thảo Hương (theo Washington Times) - Một thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment