Nhật Bản – Biển Đông: Lấy công làm thủ
Tuesday, July 7, 2015
Trung Quốc bất mãn về phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản và về chủ trương mới của Nhật Bản tại Biển Đông.
Bắc Kinh đang chuẩn bị kỹ cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít và kháng chiến chống Nhật. Mời ai và không mời ai tham dự sự kiện này tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 3/9/2015 mang ý nghĩa chính trị ngoại giao. Điều được giới quan sát quốc tế quan tâm là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có tham dự hay không và dưới những điều kiện nào.Nhưng tại thời điểm nhạy cảm như vậy đã xẩy ra một cuộc tranh cãi liên quan phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.“Cuộc chiến với Trung Quốc”Theo trang mạng Đa chiều (người Hoa hải ngoại), ông Abe đã nói rằng ông đã chuẩn bị các kế hoạch để tiến tới chiến tranh với Trung Quốc. Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã phát biểu như vậy tại một bữa tiệc thân mật có sự tham dự của nhiều người đứng đầu ngành truyền thông nước này ở Tokyo, sau khi đã uống khá nhiều rượu vang.Đa chiều trích lại tuần san Shukan Gendai (Nhật Bản), nói rằng ông Abe đã thừa nhận rằng những nỗ lực của ông nhằm xóa bỏ hoàn toàn quy định cấm Nhật Bản thực hiện phòng vệ tập thể là một phần trong chiến lược của Tokyo đứng về phía Mỹ để đối phó với cách hành xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu phía Nhật Bản giải thích rõ ràng về những phát biểu nói trên.Một số người cho rằng việc đưa ra công khai những phát biểu này là một động thái có tính toán của ông Abe. Thủ tướng Nhật Bản đang thử nghiệm phản ứng của cộng đồng quốc tế và dư luận trong nước về ý tưởng sửa đổi hiến pháp. Ngoài ra, chính quyền Abe muốn thể hiện cho Washington thấy rằng Tokyo sẵn sàng trở thành đồng minh chống Trung Quốc của Mỹ nếu như hiến pháp được sửa đổi. Mỹ hiện vẫn chưa chấp thuận việc Nhật Bản sửa đổi hiến pháp. Những phát biểu riêng tư mới bị tiết lộ có thể sẽ thúc đẩy Mỹ công khai quan điểm của họ.Một lý do khác là để công khai hóa các mục tiêu của Nhật Bản ở Biển Đông.
Philippines chào đón tàu khu trục của Nhật Bản cập cảng nam Manila, chuẩn bị cuộc tập trận Philippines-Nhật Bản tại Biển ĐôngTrung Quốc phản đối vai trò của Nhật Bản tại Biển ĐôngNgày 29/6, trong cuộc tiếp xúc với một phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản thăm Bắc Kinh, ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã cho rằng vấn đề Biển Đông “hoàn toàn không có liên quan gì đến Nhật Bản”. Trung Quốc không che giấu phản ứng cay cú sau khi Tokyo tham gia tập trận cùng với Philippines tại Biển Đông.Theo NBC ngày 29/6, viên tướng “diều hâu” Chu Thành Hổ, Giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã nhấn mạnh không thể chấp nhận việc Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông, cho dù có thể chấp nhận Mỹ. Viên tướng này cho rằng Mỹ đã hiện diện từ lâu đời về mặt quân sự ở Đông Nam Á. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông do đó là điều có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc.Ba kịch bản có thể dẫn đến chiến tranh Trung-Nhật Mạng tin National Interest (Mỹ) mới đây đã đăng bài viết của nhà bình luận quốc tế Kyle Mizokami đề cập đến 3 kịch bản xảy ra chiến tranh Trung-Nhật.Thứ nhất, giao tranh trực tiếp: Chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra giữa hai nước sau một cuộc khủng hoảng leo thang nghiêm trọng. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều điều tàu của lực lượng Phòng vệ Bờ biển đến khu vực trong và xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Xung đột có thể nổ ra bất ngờ do những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ hai nước. Một nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc hoặc Nhật Bản đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; tàu cá của một trong hai nước đi vào địa phận quần đảo, khiến bên kia dùng vũ lực bắt giữ công dân của đối phương, gây ra các hành động đáp trả lẫn nhau về mặt quân sự.Thứ hai, xung đột Mỹ-Trung: Nhật Bản và Mỹ thường kề vai sát cánh trong nhiều vấn đề; Mỹ và Nhật Bản đã tạo thành một mặt trận thống nhất ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Sự hợp tác quân sự và chính trị chặt chẽ giữa hai nước đồng nghĩa với việc Tokyo và Washington chắc chắn sẽ sát cánh cùng nhau nếu xảy ra chiến tranh ở châu Á chống Trung Quốc.Thứ ba, xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể lôi kéo cả Trung Quốc và Nhật Bản vào cuộc, ở hai chiến tuyến đối đầu nhau. Trung Quốc sẽ bị ám ảnh bởi việc phải duy trì sự ổn định cho Triều Tiên, trong khi mục tiêu của Nhật Bản sẽ là không để cho Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Trung Quốc muốn quân đội nước ngoài đứng bên ngoài, còn theo Nhật Bản, cách duy nhất để vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là đưa quân vào trong lãnh thổ Triều Tiên. Các hành động quân sự của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên sẽ là điều không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc. Nếu các nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn điều đó thất bại, có thể Trung Quốc sẽ dùng vũ lực quân sự để đánh đuổi binh lính Nhật Bản.Một khả năng khác là Nhật Bản quyết định tấn công phủ đầu nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Trong bối cảnh quân đội Triều Tiên đang có phần sa sút, việc chống đỡ những cuộc tấn công như vậy là điều ngày càng khó khăn đối với nước này. Trung Quốc, do lo ngại các cuộc tấn công nói trên thành công sẽ lật đổ chính quyền Kim Jong-un, có thể sẽ quyết định tích cực bảo vệ Triều Tiên. Và như vậy, các binh lính Nhật Bản và Trung Quốc sẽ phải chạm trán nhau ở Triều Tiên một cách hoàn toàn bất ngờ.Trong khi chiến tranh Trung-Nhật vẫn chỉ là tác phẩm trí tưởng tượng của các nhà nghiên cứu chính sách, thì việc Nhật Bản tăng cường can dự vào tình hình Biển Đông đang là một thực tế. Hành động của Nhật Bản là lấy công làm thủ - phân tán sự chú ý của Trung Quốc khỏi vùng biển Hoa Đông. Nhưng dù gì là gì, vai trò của Nhật Bản cũng góp phần hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông./.
Lưu Việt - Báo Tổ Quốc
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment