Các phương tiệng truyền thông Nga dẫn lời chuyên gia Alexay Maslov - Hiệu trưởng Trường nghiên cứu phương Đông, Trường kinh tế cao cấp Liên bang Nga cho biết, đừng quên rằng đang có sự cạnh tranh về kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam đã và đang vô tình làm cho họ trở thành đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, bởi vì chí phí lao động ở Việt Nam thấp hơn phân nửa so với ở Trung Quốc.
Việt Nam hiện nay đã nhận số vốn đầu tư từ nước ngoài tổng cộng khoảng 40 tỷ USD, con số này tại Trung Quốc là khoảng 134 tỷ USD. Nếu làm một bài toán về lợi nhuận thì đầu tư vào Việt Nam sẽ lợi nhuận nhiều hơn so với Trung Quốc, ngoài sự cạnh tranh về kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc cũng đang có các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Mặc dù vậy hiện nay Trung Quốc vẫn đang là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam với khoảng 100 dự án quy mô, lý do cơ bản cho việc này là việc Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình. Có thể thấy phía Việt Nam cư xử rất có tổ chức, tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Nga và Hoa Kỳ. Trong hợp tác với Hoa Kỳ, trong hai năm nay Việt Nam đã và đang bắt đầu xây dựng một mối quan hệ chiến lược, không chỉ là trong quan hệ đầu tư.
Nga đang hết sức lỗ lực để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Việt Nam. Trong các hội nghị BRIC, SCO tới đây, các phái đoàn cấp cao của Trung Quốc sẽ có các cuộc gặp gỡ song phương với phía Nga, như các cuộc hội kiến của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Thương mại và các thống đốc ngân hàng trung ương... Trước đây, Trung Quốc cũng đã gửi lời mời Thủ tướng Nga đến tham dự Hội nghị SCO tổ chức tại Trung Quốc vào tháng Mười Hai năm nay, và vào tháng Chín năm nay, Tổng thống Vladimir Putin cũng có kế hoạch đến thăm Bắc Kinh. Trong lễ kỷ niệm lần thứ 70 năm chiến thắng Phát xít, Trung Quốc cũng đã tham gia lễ duyệt binh tại Nga. Mặc dù đại sứ Nga tại Trung Quốc cho biết, Nga không có kế hoạch thành lập một liên minh quân sự, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung-Nga hiện nay đi theo chiều hướng phát triển lành mạnh. Tháng Năm năm nay, Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung ở Địa Trung Hải, và hai bên cũng có kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận chung thứ hai trong vùng biển Nhật Bản. Nguồn tin cũng cho biết rằng, Bắc Kinh đang quan tâm đến việc mua sắm hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nếu hợp đồng này được chấp thuận, Trung Quốc sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại vũ khí này.
Mặt khác, vào tháng Tư năm nay, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đã có chuyến thăm đến Việt Nam, tại đây hai bên đã tuyên bố rằng trong vòng năm năm tới sẽ tăng khối lượng thương mại song phương lên gấp đôi, và thành lập một khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu. Các trang thiết bị vũ khí Nga hiện được phía Việt Nam rất quan tâm, đặc biệt là tàu ngầm. Trong tháng Mười một năm ngoái sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nga, hai nước đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga cập cảng Cam Ranh Việt Nam.
Các chuyên gia Nga lưu ý rằng, trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga, phía Trung Quốc và Mỹ chưa đưa ra những phản ứng mạnh. Mặc dù về khối lượng thương mại song phương giữa Nga và Việt Nam khá thấp, nhưng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam rất đáng chú ý và có những tiến triển đáng kể. Nga và Việt Nam không gây ra mối đe dọa nào trong việc củng có chủ quyền của mỗi nước, mặc dù không cùng ý thức hệ nhưng hai quốc gia không có sự xung khắc nào. Trong thời điểm Nga đang hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga sẽ không chỉ chủ động hơn trong việc phát triển mối quan hệ với Trung Quốc mà Nga còn củng cố và phát triển mối quan hệ với Việt Nam, và các mối quan hệ với tăng cường với các quốc gia ASEAN thông qua Việt Nam. Đây là một thị trường lớn với số dân khoảng 700 triệu người, sẽ rất có lợi cho Nga.
Chuyên gia Maslov cũng tin rằng, Việt Nam sẽ mở rộng đáng kể hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực đầu tư. Sự hỗ trợ từ Mỹ sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng đồng thời Washington cũng sẽ tận dụng triệt để những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã và đang cố gắng để gây mất đoàn kết giữa Việt Nam và Nga và làm cho Nga từ bỏ chiến lược "hướng Đông" của mình. Nhưng cùng một lúc và tại một thời điểm, mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều phát triển rất thuận lợi. Trong các tình huống khác nhau, Việt Nam sẽ thực hiện mỗi chính sách quốc gia cụ thể, "không để tất cả trứng và một giỏ".
Theo Mil.Sina
Comments[ 0 ]
Post a Comment