Việt Nam đang nằm trong một trong những giai đoạn của chính sách ngoại giao thực dụng, chính sách đó được dựa trên các tiềm năng nội tại và các điều kiện của môi trường khu vực. Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, Việt Nam đang đi theo hướng của một thế giới đa cực, đồng thời cam kết hội nhập cùng khu vực, nhưng vẫn duy trì đường độc lập và tự chủ trong các chính sách của mình.
Chính sách đối ngoại hiện đại của Việt Nam, đã được thông qua tại Đại hội XI của ĐCSVN, là độc lập, tự chủ trong các chính sách đối ngoại, đồng thời thực hiện chính sách đối ngoại đa chiều, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Định hướng chính của chính sách đối ngoại hiện đại của Việt Nam là xây dựng các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và hợp tác toàn diện với các siêu cường toàn cầu như Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ... Những mục tiêu chính của chính sách đối ngoại đa dạng hoá: 1) bào vệ chủ quyền của Việt Nam trên lục địa và các hải đảo; 2) bảo đảm khả năng để theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập; 3) duy trì tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam có thể giải quyết tất cả những vấn đề trên theo phương pháp đơn phương, nếu không có một yếu tố địa chính trị quan trọng: Việt Nam nằm ở trung tâm của các cuộc va chạm về lợi ích giữa hai quốc gia mạnh nhất thế giới - Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khi sức mạnh của hai cường quốc lên cao và có sự cạnh tranh thì Việt Nam luôn là một vùng “đệm” cho các cuộc đối đầu địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington.
Một trong những mục tiêu chính trong chiến lược chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam là nhằm ngăn chặn một quá trình chuyển đổi ở Việt Nam dưới ảnh hưởng của Trung Quốc. Để đạt được điều mực tiêu này, Hoa Kỳ sử dụng hai phương pháp chính: “quyền lực mềm” và các lợi ích kinh tế.
Có thể thấy kinh tế Mỹ đang cố gắng để phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam. Trong năm 2014, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 34 tỷ USD., Lớn hơn so với kim ngạch thương mại giữa Nga-Việt gần 10 lần (năm 2014 đạt 3,75 tỷ USD.). Mỹ chiếm hơn 19% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với hơn 28 tỷ USD (Trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ về Việt Nam chỉ hơn 6.2 tỷ USD). Hà Nội ghi nhận tầm quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam với thặng dư rất lớn trong thương mại với Hoa Kỳ (22 tỷ 370 triệu USD.), quan hệ kinh tế Hoa Kỳ và Việt Nam giúp ngăn chặn sự thống trị hết sức nguy hiểm của Trung Quốc trong tổng số nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc (trong năm 2014 kim ngạch thương mại Việt – Trung lên đến hơn 58 tỷ USD), trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 43 tỷ USD, chiếm 29% tổng khối lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Không thể phủ nhận rằng Hoa Kỳ đến với Việt Nam không chỉ là vì lợi nhuận, mà Mỹ cũng là một trong những động cơ chính cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Mỹ coi Việt Nam không chỉ là một yếu tố quan trọng trong các chính sách về một “Trung Quốc mới”(The China New), mà còn bao gồm cả vấn đề Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, không những thế Việt Nam có xu hướng trở thành đối trọng với Trung Quốc trong Khu vực Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Washington đang cố gắng để khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tại Việt Nam, bằng phương kinh tế, chứ không phải bằng vũ lực. Nếu quan hệ kinh tế Hà Nội và Washington vào năm 2020 Việt Nam có thể đạt 57 tỷ USD giá trị xuất khẩu trong thương mại với Hoa Kỳ, thì có thể thấy sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Hoa Kỳ là chưa từng có. Vì vậy, ngoài việc Mỹ ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc (giảm tác động của nó lên nền kinh tế của Việt Nam), mà còn việc Mỹ cũng có thể sẽ kiểm soát Việt Nam, sử dụng các cơ chế thị trường để mặc cả với Việt Nam (lệnh trừng phạt, cấm vận).
Ngoài phương pháp kinh tế để xây dựng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đang tích cực sử dụng các chính sách của "quyền lực mềm" và "mở cửa", Hoa Kỳ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, xúc tiến các giá trị gọi là dân chủ đối với Việt Nam, tư vấn về cách để xây dựng các mối quan hệ đối ngoại và các chính sách đối nội. Có thể thấy, Hoa Kỳ đang xây dựng hình ảnh của "người bạn" hay "vị cứu tinh", được cho là người sẵn sàng đến với Việt Nam để giải cứu (hoặc giúp đỡ) khỏi kẻ thù Trung Quốc.
Các chính sách “quyền lực mềm” của Mỹ trong thế kỷ XXI đối với Việt Nam đạt hiệu quả cao. Các hướng chính của chính sách này là: dân chủ và nhân quyền, hệ thống chính trị một đảng, tăng cường hợp tác và gây ảnh hưởng trong giáo dục và đào tạo, tạo mạng lưới các tổ chức ủng hộ Mỹ trong các lĩnh vực khác nhau (kinh doanh, xã hội, môi trường, khoa học…), cũng như việc phấn đấu xây dựng một hình ảnh tích cực của Hoa Kỳ trong xã hội Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, theo các chính trị gia Mỹ và phương Tây thì vấn đề chính ở Việt Nam là việc họ có một hệ thống chính trị độc đảng. Nói chung, họ cáo buộc rằng ở một quốc gia độc đảng thì không có tự do và dân chủ. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam trở thành một trọng điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, từ lúc đó trong con mắt của Washington thì hệ thống chính trị độc đảng ở Việt Nam không còn là một trở ngại cho yếu tố dân chủ tại Việt Nam. Ngược lại, Washington đã lưu ý một số những sự phát triển tích cực trong vấn đề tự do ngôn luận tại Việt Nam và sự sẵn sàng hợp tác của Hà Nội. Chuyến thăm Washington mang tính lịch sử của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng, diễn ra vào tháng 7 năm 2015 và cuộc họp của ông với Tổng thống Barack Obama. Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói về sự công nhận đối với các giá trị dân chủ ở Việt Nam của Washington, bởi giữa hai quốc gia này vẫn có sự khác biệt đáng kể trong triết học chính trị và hệ thống chính trị.
Việc có tới hơn 19 nghìn du học sinh Việt Nam đang theo học tại Mỹ sẽ dẫn đến việc tăng cường hơn nữa việc thúc đẩy các giá trị Mỹ và tích cực hướng về Hoa Kỳ của các công dân Việt Nam, đặc biệt là trong thanh niên.
Trong khi đó ảnh hưởng của Mỹ đối với vấn đề đạo đức ở Việt Nam cũng đang diễn ra không ngừng. Đã có các cuộc vận động hành lang chính sách thân Mỹ và tiến hành các cuộc diễu hành của người đồng tính... Lễ cưới đồng tính tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng đã gây ra những ý kiến trái chiều trong xã hội Việt Nam (ở Việt Nam, hôn nhân đồng giới không được phép). Tuy nhiên các phương tiện truyền thông đã không đánh mạnh vào tính tiêu cực của sự kiện này.
Các tập đoàn Mỹ cũng đã và đang tìm cách thúc đẩy lợi ích của họ thông qua việc tạo ra một hành lang trong chính quyền địa phương và trung ương ở Việt Nam. Mỹ cũng đang cung cấp tài chính và các hỗ trợ cho một số tổ chức nhân đạo hoạt động tại Việt Nam. Nhìn chung, các tổ chức này nhằm mục đích là thúc đẩy phát triển ngôn ngữ tiếng Anh, cải thiện thông tin và kiến thức tài chính, nhằm để loại bỏ bớt những tác động của hậu quả của chiến tranh, giúp hiện đại hóa ngành y tế, phối hợp trong thiên tai... Việt Nam gi nhận sự đóng góp cần thiết của Hoa Kỳ để phát triển nền kinh tế hơn nữa.
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ hiện nay đang ở mức cao chưa từng có và đang có cơ hội tốt hơn trong sự phát triển dài hạn, mối qua hệ này được hỗ trợ bởi việc tăng cường hợp tác của tất cả các cấp của Việt và Mỹ nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương, với viễn cảnh một kẻ thù chung.
Công bằng mà công nhận rằng Trung Quốc chính là một phần đóng góp vào việc tạo ra những hình ảnh ngày hôm nay của Việt Nam và Hoa Kỳ.Chiến lược chính sách đối ngoại hiện đại của Trung Quốc được tạo dựng trên tinh thần của "chính trị thực dụng" dựa trên sự thống trị của quyền lực và chủ nghĩa thực dụng. Theo chính sách này, Trung Quốc tin rằng họ có quyền để xây dựng mối quan hệ với Việt Nam theo các điều kiện mà Bắc Kinh đặt ra. Như vậy, Trung Quốc tự cho rằng họ có thể giải quyết các vấn đề chính của mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc (các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông) chỉ với các điều kiện là Việt Nam và các nước khác công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng lãnh thổ tranh chấp. Trung Quốc không chấp nhận việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, vì tiến hành đàm phán đa phương sẽ thu hút rất nhiều tổ chức quốc tế tham gia giải quyết cuộc xung đột trên biển Đông. Trong khi đó, các nhà phân tích chính trị về Trung Quốc và các chuyên gia quốc tế đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang cố gắng gia tăng các căng thẳng trên biển Đông, không chỉ cố gắng để ngăn chặn sự thống trị của Mỹ, dẫn đến một kết quả "đảo chiều" của Mỹ ở châu Á.
Theo các chuyên gia Việt Nam, một mối nguy hiểm lớn trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, đó là việc Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất trong nhập khẩu của Việt Nam. Nhưng bằng dù làm bằng mọi cách thì trong trung hạn tình hình sẽ khôn thay đổi, bởi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam từ năm này sang năm khác không thay đổi, các sản phẩm của Việt Nam chất lượng không thể cạnh tranh với Trung Quốc, do đó để giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc trong tương lai gần là không thể.
Nói chung, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang được xây dựng trên tinh thần "hợp tác và đầu tranh". Với sự phát triển thuận lợi trong tình hình hiện nay (trong trường hợp không có sự can thiệp của bên thứ ba vào mối quan hệ), thì khái niệm này chỉ đóng góp vào sự phát triển của mỗi bên. Nền kinh tế phát triển của Trung Quốc sẽ cuốn theo một "em trai".
Mặc dù các vấn đề trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam luôn cần phải được lưu ý với hai yếu tố quan trọng: mối quan hệ văn hóa và cùng chế độ chính trị một đảng. Sự gần gũi về văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho sự hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điểm về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương tự. Việc xác định một con đường chính trị và kinh tế cho sự phát triển của mỗi luôn được hai Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo sát sao. Các cuộc trao đổi ở các cấp khác nhau của chính phủ luôn diễn ra thường xuyên. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác ngoại giao và kinh tế, và cùng thảo luận về các vấn đề đang bất đồng.
Nga năm ở ngoại vi của cuộc đối đầu địa chính trị của Hoa Kỳ và Trung Quốc, tuy nhiên, như ghi nhận của các chuyên gia Việt Nam, tầm quan trọng chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam là rất lớn. Lĩnh vực hợp tác rất thành công giữa Nga và Việt Nam có thể nói là lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự và năng lượng. Nhiều chuyên gia cũng lưu ý rằng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nga chưa đáp ứng được tiềm năng hiện có. Trong những năm gần đây, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục lại mối quan hệ kinh tế song phương (bao gồm cả việc thông qua khu vực FTA với Nga), nhưng để dự đoán về kết quả của nó thì còn quá sớm để nói. Những điểm tối trong quan hệ kinh tế giữa Nga với Việt Nam là trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Đó là thời điểm có sự suy giảm rất đáng kể trong quan hệ song phương. Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Các nhà lãnh đạo Nga đã có những bước tiến quan trọng để sửa chữa những sai lầm trước đây, nhưng vai trò và vị trí của Nga tại Việt Nam đã bị đánh mất.
Các chính sách đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại đã được kết hợp chặt chẽ với những nỗ lực để giữ sự cân bằng quyền lực ở Hà Nội và bình thường hóa sự thống trị của Trung Quốc trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên sự đa dạng hóa không cân bằng có thể dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm cho nền kinh tế và an ninh. Điều đó có thể đe dọa đến không chỉ mối quan hệ với đối tác truyền thống như Nga…
Đối với Washington, họ nhận ra tầm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và cố gắng công khai gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác bao gồm cả Nga. Vào tháng Ba năm 2015, Mỹ đã yêu cầu phía Việt Nam không cho các máy bay tiếp dầu Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh. Tuy phía Việt Nam đã bác bỏ yêu cầu trên của Hoa Kỳ và coi đó là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Rõ ràng, trong trường hợp có sự leo thang xung đột trên biển Đông, Mỹ sẽ không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Họ sẽ có thể cung cấp một số loại trang thiết bị vũ khí và các hoat động tư vấn...
Trong khi đó, Hà Nội đánh giá cao tiềm năng và hy vọng cao đối với các mối quan hệ hợp tác với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như các nước khác.
Nga ủng hộ các chính sách của Việt Nam, và cam kết việc bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, có nhiều lo ngại rằng Việt Nam đang có nguy cơ bị cuốn vào "trò chơi lớn" của Mỹ. Trong trường hợp ảnh hưởng của Washington đối với Hà Nội đủ mạnh, Washington sẽ có thể đưa ra các điều kiện để yêu cầu các lãnh đạo Việt Nam buộc phải hành động vì lợi ích của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, sẽ rất khó để giải thích về chính sách đối ngoại đa dạng hóa cũng như về nguyên tắc độc lập và tự chủ của Việt Nam.
Comments[ 0 ]
Post a Comment