Lịch sử huyện đảo Bạch Long Vĩ
Friday, October 2, 2015
Bạch Long Vĩ là hòn đảo nằm giữa Vịnh Bắc bộ, ngoài cái tên Đuôi Rồng trắng, trước đây còn có tên là đảo Vô Thuỷ (có nghĩa là không có nước). Sau này, có thời kỳ gọi là Phù Thuỷ Châu (có nghĩa là hòn ngọc nổi trên mặt nước), đến nay vẫn còn di tích làng Thuỷ Châu trên đảo.
Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên đảo Bạch Long Vĩ không có dân cư sinh sống, đảo chỉ là nơi tránh gió của ngư dân trên biển.Năm 1887, sau khi thực dân Pháp thôn tính xong Bắc kỳ, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã thoả thuận: Những hòn đảo nằm kề phía đông của kinh tuyến Paris (105043' đông), nghĩa là đường thẳng Bắc- Nam đi qua mũi phía đông đảo Trà Cổ (còn gọi là Vạn Chú) và tạo thành biên giới trên biển thuộc về Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và những đảo khác ở phía Tây kinh tuyến này trong đó có đảo Bạch Long Vĩ thuộc về An Nam.Đến năm 1920, sau khi tìm được giếng nước ngọt, dân cư vùng Quảng Yên - Việt nam tìm tới đây sinh sống, lập nghiệp bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt trên đảo và khai thác hải sản dưới biển.Năm 1937, chính quyền Bảo Đại phái người tới đảo lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng trên đảo.Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương và cho quân ra đảo tước khí giới của binh lính Bảo Đại. Năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, lực lượng phản cách mạng Trung Quốc chạy ra đảo Bạch Long Vĩ lấy đảo làm điểm trú chân. Do tầm quan trọng của đảo với việc bảo vệ lãnh thổ hai nước, tháng 7 năm 1955, quân giải phóng Trung Quốc đã đổ bộ lên đảo đánh đuổi bọn Quốc Dân Đảng và quản lý đảo.Ngày 16/01/1957, Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp quản đảo để quản lý và khai thác, khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quang đảo theo quy định của luật biển quốc tế. Trước khi giải phóng, trên đảo có 135 hộ dân với 518 người sinh sống.Ngày 16/01/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có Hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tầu đấnh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản.Cuối năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt nam bằng không quân của đế quốc Mỹ diễn ra ngày càng quy mô và ác liệt, toàn bộ dân cư của đảo đã được sơ tán về đất liền. Từ năm 1965 cho đến 1992, trên đảo chỉ có lực lượng vũ trang (Tiểu đoàn 152 sau này là Trung đoàn 952 Vùng I hải quân) làm nhiệm vụ chiến đấu, canh phòng và bảo vệ đảo cùng vùng biển xung quanh.Ngày 09/12/1992, Chính phủ ra Nghị định số 15/NĐ/CP quy định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải phòng. Ngày 26/02/1993, Hải phòng đã tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra sinh sống và làm việc tại đảo. Ngày 27/7/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ.Theo Cổng thông tin điện tử Huyện Bạch Long Vỹ
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment