Trong những ngày đầu tiên của tháng 10, trên bầu trời Syria suýt diễn ra cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai dòng máy bay nổi tiếng Su-30SM và F-15 của thái cực quyền lực trên thế giới là Nga và Mỹ. Sẽ có người lại đặt câu hỏi về kết quả của cuộc đụng động này nếu nó xảy ra và kết quả đó sẽ chứng minh cho những giả thuyết của cả người Nga và người Mỹ đã đưa ra trong các trận giả lập không chiến cũng như phối hợp diễn tập giữa các bên.
Cần phải nhắc lại rằng máy tiêm kích Su-30SM chính là phiên bản nội địa hóa của máy bay Su-30MKI, trên máy bay tiêm kích Su-30SM tất cả các trang thiết bị điện tử hàng không của Pháp và Israel đã được nội địa hóa bằng thiết bị Nga, còn những phần còn lại đều được giữ nguyên như, thiết kế khí động học, khung thân titan và hợp kim nhôm, 2 cánh mũi, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP cùng radar BARS N011M.
Trên thực tế phiên bản xuất khẩu Su-30MKI đã chứng minh ưu thế vượt trội không chỉ trước các máy bay F-15, F-16 của Hoa Kỳ mà còn dành chiến thắng trước các máy bay chiến đấu tiên tiến của của châu Âu.
Cuộc "đối đầu" đầu tiên giữa Su-30MKI và F-15C đã diễn ra tại Ấn Độ vào năm 2004 tại cuộc tập trận Cope India 2004. Mặc dù ai cũng biết rằng các máy bay Su-30 của Nga có khả năng cơ động cao hơn nhiều so với đối thủ F-15 của Mỹ, nhưng không thể ai tưởng tượng được kết quả là 9-1, F-15 chỉ dành được một chiến thắng trong mười lần xuất kích. Bất chấp một thực tế rằng các phi công Mỹ đã có rất nhiều kinh nghiệm do họ đã tham gia một loạt các cuộc xung đột quân sự trên thế giới liên quan đến máy bay chiến đấu.
Người Mỹ đã rất thất vọng bởi Su-30K đã chứng minh là nó mạnh hơn F-15C. Các phi công Ấn Độ đã tận dụng những tính năng kỹ thuật của radar N001, để dành chiến thắng khi quyết định phóng các tên lửa tầm trung trong chế độ dẫn đường tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Cùng năm đó, các máy bay chiến đấu Su-30K của Ấn Độ đã có một loạt các cuộc "không chiến" với các máy bay F-16C/D hiện đại của không quân Singapore trong khuôn khổ cuộc tập trận Sindex-2004. Bất kỳ thông tin gì về kết quả của cuộc diễn tập này đều được giữ bí mật, kể cả một mẩu tin nhỏ cũng không có, điều đó đã chứng minh cho sự chuẩn bị chu đáo đến tuyệt vời của cả hai quốc gia. Trong khi người Singapore quan tâm đến khả năng thật sự của dòng bay Su - 30, khi mà chúng đã có sự hiện diện trên biển Đông, còn người Ấn Độ lại quan tâm đến các khả năng kỹ chiến thuật của F-16, khi mà Pakistan hiện đang sở hữu chúng.
Những bí mật đã được vén màn sau cuộc tập trận Cope India-2005 giữa không quân Ấn Độ và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã đem đến cuộc tập trận này các máy bay máy bay hiện đại và được cho là hiệu quả của họ đó là máy bay F-16 Block 50, những máy bay này đã được đưa vào sử dụng từ năm 1991. Chúng còn được bố trí tại căn cứ "Misawa" của Nhật Bản. F-16 là loại máy bay nhiều nhất vào lúc đó của Hoa Kỳ, chúng được biên chế trong không quân Hoa Kỳ đến 700 chiếc. Không những vậy F-16 còn thường xuyên được sử dụng trong các cuộc xung dột quân sự trên thế giới. Tại cuộc tập trận này người Mỹ còn đem đến các máy bay trinh sát cảnh báo sớm E-3 Sentry.
Họ đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng vì họ cần phải lấy lại danh dự thanh thế cho không chỉ dòng máy bay chiến đấu của Mỹ, mà còn là những sự chuẩn bị cho các hợp đồng bán máy bay chiến đấu cho các quốc gia trên thế giới. Do đó họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng những yêu cầu cần thiết dù là nhỏ để chứng minh rằng máy bay của họ là loại tốt nhất trên thế giới.
Máy bay thế hệ 4 ++ Su-30MKI của Ấn Độ chưa được người Nga đem đi thực chiến lần nào, nhưng máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã được trang bị loại radar tiên tiến N011М Bars sử dụng ăng-ten mảng pha với những kỹ năng mới. Trong khi đó người Mỹ đã bắt đầu trang bị các loại radar tiên tiến hơn để trang bị cho các máy bay thế hệ thứ năm.
Nhưng cuộc "chiến" không cân sức đã diễn ra giữa F-16 cùng máy bay cảnh báo sớm với Su-30MKI, các máy bay trinh sát cảnh báo sớm của Mỹ là chìa khóa nhằm đảm bảo một chiến thắng của F-16 trước Su-30MKI. Tuy nhiên Su-30MKI đã được trang bị loại radar tiên tiến N011M Bars nên đã dành được chiến thắng trước F-16.
Có thể thấy rằng máy bay Su vượt trội đánh kể trước các máy bay của Mỹ, vì máy bay Su sử dụng động cơ có lực đẩy vectơ, giúp máy bay Su có thể thực hiện động tác "rắn hổ mang". Các máy bay tiêm kích Su-30MKI/MKM được lắp cánh ngang phía trước và các động cơ có điều khiển vector lực đẩy, nâng cao hơn nữa khả năng điều khiển ở góc tấn lớn.
Năm 2002, tạp chí Mỹ Aviation Week&Space Technology dẫn lời các chuyên gia của tạp chí này là David A. Fulghum và Douglas Barrie trong bài “Lần nào Su-30MK cũng đả bại F-15C” (Su-30MK Beats F-15C Every Time), cho biết, trong các cuộc trận đánh tập diễn ra trên bầu trời St Louis (cơ sở của Boeing ở Mỹ), với việc sử dụng khả năng cơ động cao của mình, máy bay Su-30 đã giành ưu thế trước máy bay F-15.
Báo chí Ấn Độ dẫn lời một sĩ quan USAF giấu tên cho biết, sau khi phóng 1 tên lửa АА-12 Adder (R-77 ) vào F-15, phi công Su-30 đã thực hiện thao tác cơ động “Rắn hổ mang”, và khi giảm tốc độ xuống gần bằng không khiến radar trên khoang của chiếc F-15 của Mỹ bị mất đối thủ khỏi tầm nhìn. Sau đó, rất nhanh Su-30 lấy lại tốc độ và chuyển sangc hế độ bay tăng tốc.
Trong cuộc diễn tập Indra Dhanush-2006 giữa không quân Anh và Ấn Độ, Sư-30MKI đã thực hiện cuộc diễn tập với các máy bay tiêm kích đánh chặn Tornado F3. Kết quả của cuộc diễn tập này đều được hai bên giữ kín, nhưng các phi công Hoàng gia Anh tiết lộ rằng họ đã được phía không quân Ấn Độ cho bay thử Su-30MKI và cho biết, các máy bay tiêm kích của Nga hơn hẳn máy bay của Anh về các tính năng kỹ chiến thuật.
Trong cuộc diễn tập Garuda-III năm 2007, các máy bay Su-30MKI đã thực hiện các cuộc diễn tập với các máy bay Mirage 2000 của Pháp, thông tin về kết quả của cuộc diễn tập này cũng không được công bố.
Trong năm 2008, các phi công Ấn Độ đã tham gia vào cuộc tập trận lớn mang tên Red Flag-2008 tại bang Idaho của Hoa Kỳ. Ngoài các máy bay từ Ấn Độ còn có các máy bay từ các nước như Pháp và Hàn Quốc tham gia. Tại cuộc diễn tập lần này các máy bay Su-30MKI của Ân Độ đã hoàn thàng suất sắc các nhiệm vụ đề ra như tiêu diệt mục tiêu mặt đất, thực hiện không chiến với các máy bay F-16 và F-15C, vô hiệu hóa hệ thống phòng không của địch. Việc Su-30MKI hoàn thành suất sắc nhiệm vụ đã để lại một nỗi buồn cho F-15 và F-16 của Mỹ.
Trong cuộc tập trận quốc tế mang tên Garuda-IV năm 2009, các phi công Ấn Độ đã "xử" các máy bay Mirage mà còn dành ưu thế trước loại máy bay chiến đấu Dassault Rafale của Pháp.
Trong cuộc diễn tập ở Malaysia tháng 4 năm 2012, các máy bay Su-30MKI đã "chạm trán" với các máy bay của không quân Anh, cùng các máy bay F-15C của Mỹ được trang bị loại radar hiện đại APG-63V3. Máy bay Su-30MKI và SU-30MKM đã dành chiến thắng trước các máy bay của phương Tây, kể cả khi không chiến ngoài tầm nhìn, các máy bay Su-30MKI vẫn làm chủ được tình hình.
Một số ý kiến cho rằng, trong các cuộc diễn tập giữa Su-30 và các máy bay của Mỹ như F-15 hay F-16, người Mỹ đã cố tình thua (mưu đồ của Boeing), hoặc đổ lỗi cho tuổi thọ gần 40 năm của F-15, có thể mục đích là để chính phủ Mỹ rót thêm ngân sách cho việc sản xuất F-22. Tuy nhiên trong một cuộc "không chiến" mới đây nhất giữa các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ và các máy bay Eurofighter Typhoon của không quân Anh, một kết quả còn gây sốc hơn nữa đó là tỷ số 12:0, các máy bay không quân Anh đã bại hoàn toàn. Trong 1 tình huống không chiến, 1 chiếc Su-30MKI đã đối đầu với 2 chiếc Eurofighter Typhoon cùng một lúc, và nó đã bắn hạ cả 2 chiếc.
Một bài viết gần đây trên Nationalinterest vẫn xác định rằng các đối thủ tiềm năng nhất, đặt ra mối đe dọa nghiêm trong nhất đối với máy bay F-15 của Mỹ vẫn là các máy bay Su-30 của Nga. Bài viết dường như để an ủi người Mỹ rằng, F-15 vẫn có thể dành ưu thế trước các máy bay Su-30, Su-35 của Nga khi chúng được trang bị loại radar Raytheon APG-63 (v) 3 và APG-82 (v) 1, những radar này người Mỹ vẫn cho rằng sẽ giúp các máy bay Mỹ nhất là F-15 có thể dành ưu thế trước Su-30 trong không chiến ngoài tầm nhìn. Tuy nhiên bài viết cũng chỉ ra rằng, phía Mỹ cần phải có một sự ưu tiên và dành một chương trình nghiên cứu bài bản và hoàn hảo trong tương lai gần thì mới có thể mong rằng F-15 có thể chiếm ưu thế trước các máy bay Su-30 của Nga.
Thông số:
Su-30SM, F-15 C /D Eagle, F-16C Block 50
Chiều dài: 21,94 m - 19,05 m - 15.03 m
Chiều cao: 6,37 m - 5,63 m - 5,09 m
Sải cánh: 14,7 m - 13,05 m - 9,45 m
Diện tích cánh: 62 mét vuông - 56,6 mét vuông - 27,87 mét vuông
Trọng lượng cất cánh không tải: 24.900 kg - 20.240 kg - 12.800 kg
Trọng lượng cất cánh đầy tải: 34.500 kg - 30.840kg-21.770 kg
Lực đẩy động cơ: 2 × 7600 kg - 6510 kg x 2 - N / A
Lực đẩy buồng đốt sau: 2 × 12.800 kg - 2 × 10.650 kg - 1 × 13.100 kg
Tốc độ tối đa: 2.175 km / h - 2.655 km / h - 2.115 km / h
Trần bay: 19.800 m - 18.300m - 15.200 m
Tầm hoạt động: 3.000 km - 1.900 km - 1.200 km
Tốc độ lên cao: 13.800 m / phút - 15.200 m / phút - 16.500 m / phút
Phi hành đoàn: 2 - 1 - 1
Rocket và bom: 8.000 kg - 10.700 kg - 8.000 kg
Comments[ 0 ]
Post a Comment