Phía sau những động thái cứng rắn của Nga tại Syria
Saturday, October 10, 2015
Ngày 30 tháng 9, khi các máy bay Nga đã bắt đầu thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu quân khủng bố trên lãnh thổ Syria như Hama, Homs, và Latakia. Động thái này không có gì là ngạc nhiên. Trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28 tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra kế hoạch của mình cho một "liên minh quốc tế thực sự rộng chống lại chủ nghĩa khủng bố"...
Đã có nhiều bài viết phân tích về các động cơ tiềm ẩn phía sau các hành động quân sự của Nga tại Syria: bảo vệ lợi ích của Nga ở Trung Đông, củng cố lại chế độ Assad, đưa nước Nga trở thành một quốc gia có vai trò lớn trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Syria, duy trì quyền lực trong đối nội, cho Mỹ thấy được sức mạnh của mình... Tất cả những lý do trên đều đúng, nhưng nhiều người đánh giá thấp ảnh hưởng của việc tạo ra một khoảng trống quyền lực tại nơi này. Ngoài ý đồ ở Trung Đông thì những hành động cứng rắn của Putin tại Syria còn nhằm vào một mặt trận nữa đó là châu Âu.
Định hình lại và phá vỡ những cấu trúc an ninh có từ hậu chiến tranh lạnh ở châu Âu luôn là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của Putin. Trong khi vấn đề đó có thể không phải là những động lực phía sau các động thái của Putin tại Syria, chắc chắn có khả năng là một trong những yếu tố phụ. Không giống như các nhà lãnh đạo châu Âu, Tổng thống Nga đủ sức mạnh để làm lay chuyển nghiêm trọng EU...
Đối với Moskva, một châu Âu thống nhất với sự bảo trợ phía sau của EU hay NATO sẽ vẫn là một đối thủ nguy hiểm tiềm năng, và là một mối đe dọa đối với siêu cường Nga... Một liên minh xuyên Đại Tây Dương đầy sức mạnh họ không muốn đối đầu với sức mạnh của điện Kremlin. Khi các mối quan hệ ràng buộc đó thành sự cạnh tranh, thì sức mạnh của Nga trong khu vực sẽ phát triển mạnh mẽ. Quyết định của Tổng thống Putin với các hành động cứng rắn tại Syria, cùng với sự lung lay của Mỹ, điều đó đã đem đến cho Putin một cơ hội nữa để chia rẽ người châu Âu và người Mỹ.
Trong những tháng gần đây, các quốc gia châu Âu đã bắt đầu cảm nhận được những thiệt hại của họ từ các cuộc xung đột ở Syria. Khi các chính phủ châu Âu vẫn đang phải vật lộn để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn và mối đe dọa khủng bố từ các chiến binh thánh chiến châu Âu trở về từ Trung Đông đang tăng lên, thì áp lực để xây dựng và thực hiện những phương cách ứng phó với cuộc khủng hoảng Syria lại càng thăng thêm. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng, phần lớn các hành động can thiệp nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria lại có lợi cho Pháp. Nước Anh cũng có sự hỗ trợ, thậm chí ngày càng tăng cho việc "khởi động mặt trận trên mặt đất" trong cuộc chiến tại Syria. Ngày 27 tháng 9, Pháp công bố cuộc không kích đầu tiên của mình đối với một trại huấn luyện Nhà nước Hồi giáo IS ở Deir al-Zor, Syria, và tuyên bố là hành động "tự vệ" chống lại các hành động được cho là chuẩn bị để tấn công châu Âu. Pháp trước đó đã kiềm chế các hành động trên của họ do lo ngại sẽ lại giúp đỡ chế độ Assad.
Tàu chiến Nga bắn tên lửa qua nhiều quốc gia vào Syria
Vài lãnh đạo châu Âu vẫn đang giữ nguyên quan điểm cần phải lật đổ Assad, và họ ngày càng bị cô lập. Tổng thống Pháp François Hollande đã kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu cần thấy rõ nguồn gốc của vấn đề. Trong khi đó về nguyên tắc, Thủ tướng David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng quan điểm cho rằng cần lật đổ Assad là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 29 tháng 9, Cameron cho biết, ông đồng ý với quan điểm của Mỹ rằng Assad có thể đóng một vai trò trong một chính phủ chuyển tiếp ở Syria, nhưng Cameron chống lại các ý tưởng về việc hợp tác với Tổng thống Syria để đánh bại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS. Bà Merkel cũng có ý tương tự, nhưng đã kêu gọi đàm phán với Assad. Về phần mình, Thủ tướng Ý Matteo Renzi dường quay sang hỗ trợ Nga và Assad, ông nói rằng, "không thể có hòa bình mà không có sự tham gia của Nga."
Có thể thấy chuyến thăm của ông Putin tới Paris vào ngày 02 tháng 10 đã được lên kế hoạch để làm thay đổi quan điểm của Tổng thống Pháp Hollande chuyển từ lập trường theo Mỹ thành lập trường ủng hộ Putin. Những điều đó vẫn chưa diễn ra. Đối với các quốc gia châu Âu, việc tham gia "liên minh" của Putin nhằm hộ trợ chế độ Assad sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn và tăng thêm số lượng các cuộc tấn công của phiến quân đối với dân thường châu Âu.
Trong khi chính phủ Pháp nói rằng người Nga đạo đức giả, thì ở Washington đã xuất hiện nhiều hơn những động thái do dự trong việc đối đầu với Moscow. Bao lâu nay Hoa Kỳ mong đợi các đồng minh của mình hỗ trợ, nhưng hầu như không có ai quan tâm. Sự thất bại của Mỹ trong việc can thiệp vào Syria khi họ đã vượt qua "giới hạn đỏ" về việc sử dụng vũ khí hóa học, đã làm Mỹ mất uy tín nghiêm trọng. Washington sau đó đã từ chối lời kêu gọi của các nước đồng minh về việc Mỹ cần tham gia mạnh mẽ hơn, như việc lập vùng cấm bay để cung cấp sự hỗ trợ rộng hơn cho phiến quân. Các sự kiện mới ở Syria được Nga thực hiện sẽ sớm đưa ra tất cả những giải pháp mà trước đó cho là "lỗi thời".
Những tin tức hàng ngày về các hành động của Nga tại Syria được đăng tải hàng ngày và được dư luận thế giới chú ý, và kết quả là người ta sẽ hỏi về độ tin cậy của Mỹ. Các chính phủ châu Âu đã hỗ trợ về mặt chính trị đối với Washington từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Syria, và bây giờ áp lực để ưu tiên cho cuộc chiến chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS lại gia tăng thay vì lật đổ chế độ Assad, vẫn còn thời gian để thấy Putin đã đúng và có thể là đúng ngay từ đầu. Quốc gia nào là một đồng minh đáng tin cậy hơn so với Washington? Trong mọi trường hợp có thể, động thái của Nga tại Syria là một động thái ẩn được hoạch định cho châu Âu hơn là đối với Nhà Trắng. "Nếu tôi là Nga và Iran, tôi sẽ hành động một cách chính xác theo như cách họ đã làm," một nhà ngoại giao cao cấp của châu Âu cho biết.
Nhưng, sâu xa hơn, những động thái này của Nga không chỉ vượt ra ngoài Syria. Sự tham gia của Nga tại Syria có liên quan chặt chẽ với cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine.
Thật thú vị, bạo lực ở miền đông Ukraine đã lắng xuống vào thời điểm mà quân đội Nga bắt đầu mở rộng sự hiện diện của họ tại Syria. Mặc dù tình hình tương đối ổn ở miền đông Ukraine, những giao tranh nhỏ vẫn diễn ra, nên tình hình Ucraina vẫn có thể thấy là "bình thường", do đó các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ khó có thể giải thích lý do tại sao họ phải duy trì lệnh cấm vận đối với Nga, quốc gia mà họ đang rất trông chờ vào việc giải quyết vấn đề Syria, đó chắc chắn là một trong những mục tiêu của Putin.
Việc áp dụng lệnh trừng phạt Nga, các nền kinh tế châu Âu đã hứng chịu những hậu quả không hề nhỏ. Trong ngắn hạn, việc trừng phạt Nga gây tốn kém, chia rẽ, và các nhà lãnh đạo châu Âu đang bắt đầu mong muốn xây dựng lại các mối quan hệ thương mại với Nga. Cộng đồng doanh nghiệp của họ đòi hỏi điều đó, và mức độ tập trung của châu Âu đối với cuộc xung đột ở Ukraine đang suy yếu...
Phía Đức đã bác bỏ ý tưởng sẽ hợp tác với Nga về Syria, nhưng các nước như Hungary, Hy Lạp, và Slovakia đã bày tỏ quan điểm của họ rằng lệnh trừng phạt đối với Nga không có tác dụng. Cơ chế trừng phạt Nga của EU đã được gia hạn vào tháng Giêng năm 2016.
Thậm chí nhiều lo ngại hơn cho phương Tây, đó là những động thái của Putin ở Syria sẽ khuyến khích sự ủng hộ đối với Moskva như một sự thay thế cho Washington và Brussels. Một bộ phận châu Âu, các chính đảng chống EU, trong nhiều năm qua đã chuyển tiếp đi những thông điệp của Nga. Nigel Farage lãnh đạo của Đảng Độc lập Vương quốc Anh và Marine Le Pen lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp đã kêu gọi thành lập một liên minh với Putin để chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo...
Sau những động thái cứng rắn gần đây của Vladimir Putin, Moskva có vẻ giống như một tay chơi mạnh mẽ, đáng tin cậy hơn so với Washington.
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment