Một thời gian dài, Trung Quốc vẫn bị phương Bắc đè nén đến ngộp thở. Do đó một số người lo ngại rằng, sự trỗi dậy trở lại của Nga sẽ tái hiện lại chiếc bóng của nước Nga Sa hoàng hoặc Liên Xô năm xưa, từ đó gây ra cơn ác mộng địa chính trị mới cho Trung Quốc.
Tạp chí Đa chiều vừa có bài bình luận về vấn đề Trung Quốc giữ lập trường gì khi Nga không kích Syria. Đa chiều cho rằng, việc Bắc Kinh “im hơi lặng tiếng” trước sự kiện này đều xuất phát từ những toan tính thực dụng.
Trung Đông giữa hai dòng nước
"Dù là một con chim, cũng sẽ bị đánh chặn" - Sau khi Nga liên tục hai lần "mượn tạm" không phận của Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria, ngày 6/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đưa ra lời tuyên bố cứng rắn với Nga: "Mối quan hệ tích cực của chúng tôi với Nga là điều ai cũng biết. Nhưng nếu Nga mất đi một người bạn như Thổ Nhỹ Kỳ, bên đã hợp tác với họ trong nhiều vấn đề, họ sẽ mất rất nhiều và họ nên biết điều đó".
Báo chí Mỹ thì nhắc nhở tổng thống Obama rằng: Khả năng xảy ra xung đột trực tiếp hoặc nổ ra chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) là rất lớn. Hiện nay, mặc dù Trung Quốc bày tỏ rất ít thái độ về vấn đề Nga không kích Syria, nhưng thông qua Moscow, người ta cũng có thể thấy rõ lập trường của Bắc Kinh.
Tờ Đa chiều cho rằng, các nước Trung Quốc lại một lần nữa đứng về một phía. Có nguồn tin cho thấy, Iraq cũng muốn như Syria, mở cửa chào đón Nga. Hãng Reuters tiết lộ, Nga sẽ xem xét việc "mở rộng phạm vi không kích IS sang Iraq".
Ngày 7/10, Chủ tịch Ủy ban an ninh và Quốc phòng thuộc Quốc hội Iraq Hakim al-Zamili cho biết: "Iraq có thể sẽ đề nghị Nga không kích sào huyệt của các phần tử IS trong hoàn cảnh Nga không kích Syria và gặt hái được thành công". Thậm chí ông Hakim al-Zamili còn cho biết, Iraq hy vọng Nga "đóng vai trò quan trọng hơn Mỹ" trong cuộc chiến truy quét IS.
Máy bay ném bom Su-34 và tiêm kích Su-30SM tối tân của Nga khiến các nhóm phiến quân khiếp đảm
Trước đó, đầu tiên là chính phủ Iraq không đếm xỉa đến việc Mỹ gây sức ép, tiếp tục mở cửa không phận cho máy bay vận tải của Nga. Sau đó, như tờ Financial Times đưa tin, điều khiến Lầu Năm Góc sửng sốt là Nga, Iran, Syria và Iraq đã ký với nhau một hiệp định, bốn nước cùng chia sẻ tình báo liên quan đến các vấn đề truy quét Iraq, trụ sở trao đổi tình báo đặt ở Iraq. Ngoài ra, các quốc gia như Ai Cập, Iran... cũng bày tỏ thái độ ủng hộ đối với việc Nga đưa quân sang không kích Syria.
Trong khi đó, các nước Trung Đông khác như Qatar, Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ... lại đưa ra thông cáo kêu gọi Nga lập tức chấm dứt các hoạt động không kích ở Syria.
Bắc Kinh im hơi lặng tiếng
Sau khi Nga không kích Syria, ngoài lời phát ngôn theo thông lệ của Bộ Ngoại giao, Trung Quốc chỉ một mực im lặng. Nhưng thông qua Nga, có thể chúng ta thấy rõ thái độ của Bắc Kinh. Trung Quốc là biến số lớn nhất trong môi trường chiến lược của Nga. Trước và sau thời điểm Liên Xô giải thể, Trung Quốc "thế cô, giọng yếu", hiện đã trở thành một vùng đất mới của cục diện chiến lược toàn cầu.
Do phải chịu nhiều thiệt thòi sau khi Liên Xô giải thể, người Nga ngày càng thể hiện xu thế bình tĩnh và lý trí khi đánh giá về những khó khăn của đất nước, không còn ôm ảo tưởng về phương Tây. "Không sáng phương Tây, sáng phương Đông" cũng vì thế đã trở thành lựa chọn thực tế của Nga.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga hầu hết đã được coi là một trong điều kiện quan trọng để Nga đối kháng với những rủi ro về mặt chiến lược. Một đất nước không hề nhượng bộ trước Mỹ và phương Tây như Nga đã cung cấp sự ủng hộ quan trọng cho Trung Quốc, Bắc Kinh và Moscow đều cần nhau, dù chỉ mang tính tình thế.
Đa chiều cho rằng, điều đáng nói thứ hai là Trung Quốc có đủ năng lực hỗ trợ Nga trong những thời khắc then chốt và những lĩnh vực then chốt, chỉ là có muốn hay không và tới mức độ nào mà thôi. Trung Quốc cần tôn trọng Nga cao độ, bảo vệ uy tín của tổng thống Putin trong xã hội Nga, tuy nhiên vẫn có giới hạn nhất định.
Trung Quốc hiện đã trở lực lượng kinh tế có sức mạnh trên toàn cầu, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, sự ảnh hưởng về chính trị mà lực lượng này phát huy chủ yếu là gián tiếp. Hiện tại các bên bày tỏ rất nhiều thái độ, Trung Quốc hầu như chỉ im hơi lặng tiếng, nhưng Trung Quốc không đi xa. Bắc Kinh không muốn Nga gục ngã nhưng chắc cũng chẳng thích Nga quá mạnh như thời Liên Xô, thái độ này cả thế giới đều biết rõ.
Nga: Cơn ác mộng địa chính trị mới của Trung Quốc?
Đương nhiên, cũng có một quan điểm cho rằng, Nga đang trỗi dậy, Trung Quốc đang nuôi cọp để rước họa về sau. Trong giai đoạn lịch sử cận đại, Trung Quốc cũng đã từng ngậm đắng nuốt cay trước nước Nga Sa hoàng, sau khi đất nước Trung Quốc mới thành lập, Moscow đã có những giúp đỡ thiết thực đối với Trung Quốc, nhưng một thời gian dài, Trung Quốc vẫn bị phương Bắc đè nén đến ngộp thở. Do đó một số người lo ngại rằng, sự trỗi dậy trở lại của Nga sẽ tái hiện lại chiếc bóng của nước Nga Sa hoàng hoặc Liên Xô năm xưa, từ đó gây ra cơn ác mộng địa chính trị mới cho Trung Quốc.
Đa chiều nhận định, hiện tại có thể thấy, một thời gian tương đối dài tới đây, sức ép chiến lược lớn nhất của Trung Quốc đến từ các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ. Sức ép này vừa ở trên lĩnh vực địa chính trị, vừa được mở rộng sang cấp độ hình thái ý thức và giá trị quan. Đây là ẩn số bất xác định có thể xuất hiện ở mọi nơi mọi lúc, đồng thời cũng là vấn đề then chốt của Trung Quốc trong thế kỷ XXI. Chúng lớn hơn rất nhiều so với biến số khiến người ta lo ngại giữa Trung Quốc và Nga.
Ngoài ra, từ lực lượng và quy mô trỗi dậy của Nga có thể thấy không phải không có giới hạn trên. Rõ ràng Moskva vẫn có lối tư duy "phạm vi thế lực" của thế kỷ cũ, điều này sẽ gây ra những va chạm ở khu vực Trung Á - nơi Trung Quốc đang cố gắng mở rộng phạm vị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Tổ chức hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc và Nga cùng thiết lập, những bất đồng giữa Trung Quốc và Nga sẽ không vượt qua phạm trù bình thường.
Nhìn lại vấn đề Ukraina và Đông Âu, NATO và EU đang vẽ lại bản đồ chính trị bài xích Nga, Nga đã bị hất khỏi phạm vi thế lực ban đầu và vùng đất cũ của Liên xô. Phục hồi lại sự ảnh hưởng tại Đông Âu là thách thức lớn mà Nga sẽ phải đối mặt trong quá trình trỗi dậy.
Sự trỗi dậy của nước Nga trước hết là quá trình cùng phương Tây vẽ lại biên giới phạm vi thế lực tại châu Âu. Ít nhất trong vài thập kỷ tới, Nga sẽ không cấu thành mối đe dọa về chiến lược đối với Trung Quốc. Đối với sự trỗi dậy của Nga, Bắc Kinh sẽ thể hiện thái độ "cứ để tự nhiên", đồng thời giữ vững lợi ích của mình trong quá trình quan hệ với Nga.
Theo Trịnh Thái Bằng - VietTimes.vn
Comments[ 0 ]
Post a Comment