Đoàn không quân 923: Khai thác vũ khí, làm chủ bầu trời

11:55:00 AM |

(HNM) - Sau hơn một năm mới trở lại Trung đoàn Không quân 923 thuộc Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân), cảm nhận đầu tiên là đơn vị có rất nhiều đổi thay. Nhưng ấn tượng nhất là sự xuất hiện của những chiếc máy bay tiêm kích thuộc thế hệ mới nhất: Su30-MK2.
Năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 là quãng thời gian có nhiều biến động đối với Trung đoàn Không quân 923 khi thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận vũ khí, khí tài (VKKT) mới.
Bay huấn luyện của chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân. Ảnh: Ngọc Hà

Hiện đại hóa không quân đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc không chỉ đơn thuần là trang bị máy bay, VKKT hiện đại mà quan trọng hơn hết là nâng cao trình độ, khả năng để làm chủ phương tiện, VKKT. Thực hiện chủ trương của trên, Trung đoàn 923 đã chủ động ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, lập kế hoạch đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật và lực lượng có liên quan. Nhờ đó, lực lượng phi công và các bộ phận kỹ thuật đã làm chủ được VKKT, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) trong tình hình mới.

Lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn 923 luôn xác định nâng cao chất lượng huấn luyện, nâng cao khả năng SSCĐ là nhiệm vụ thường xuyên và cũng là hành động cụ thể làm giàu thêm truyền thống của đơn vị. Để mỗi chiếc Su30-MK2 dũng mãnh làm chủ bầu trời là những nỗ lực của hàng trăm kỹ thuật viên và đội ngũ phi công. Tất cả phi công lái máy bay Su30-MK2 đều là người dày dạn kinh nghiệm đã từng bay nhiều loại máy bay phản lực. Thiếu tá Nguyễn Trường Nam, Chính trị viên phi đội, người đã có 10 năm bay cho biết: "Trong giai đoạn hiện nay, đơn vị đang sử dụng VKKT mới, phi công chúng tôi ý thức rõ ràng trong việc học tập, rèn luyện để làm chủ VKKT một cách hiệu quả nhất. Mỗi phi công luôn hoàn thành tốt các bài tập của mình, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".

Tiếp xúc với cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Trung đoàn Không quân 923 - đơn vị không quân tiêm kích bom đầu tiên của không quân Việt Nam điều dễ nhận thấy từ cán bộ đến chiến sĩ đều quyết tâm tập trung trí tuệ, sức lực thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là khai thác, sử dụng VKKT với hiệu quả cao nhất. Thiếu tá Nguyễn Huy Tuấn, Chính ủy Trung đoàn cho biết: "Thực hiện nhiệm vụ trong tình hình còn nhiều khó khăn, Đảng ủy, chỉ huy đơn vị đã quán triệt phương châm huấn luyện "Cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm". Bởi vậy, 100% phi công có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ SSCĐ cao".

Để có những chuyến bay an toàn, Trung đoàn Không quân 923 đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ và huấn luyện bay trong nhiều điều kiện khác nhau... Những phi công dạn dày kinh nghiệm kèm cặp phi công trẻ, công tác kiểm tra, giúp đỡ của cán bộ cấp trên với cấp dưới và chiến sĩ được duy trì thành nền nếp. 9 tháng đầu năm 2012, Trung đoàn Không quân 923 đã thực hiện hàng nghìn chuyến bay…

Sứ mệnh bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc đang đặt trên đôi cánh những chiếc Su30-MK2 và những người lính trẻ đoàn 923. Yêu Tổ quốc bằng cả trái tim nồng nàn, họ nỗ lực hoàn thành các bài tập trong mọi điều kiện thời tiết nâng cao trình độ, SSCĐ, hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất.

Nguyên Hoa
Read more…

Vấn đề và triển vọng của Biển Đông

7:54:00 PM |

Biển Đông Việt Nam, có rất nhiều vấn đề và ASEAN đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề này. Làm thế nào để những nỗ lực này trở nên có hiệu lực - các câu hỏi sẽ được trả lời trong thời gian tới.

Gần đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã và đang gia tăng những lời chỉ trích đối với các tuyên bố của Hoa Kỳ, trong đó lưu ý và sự hợp lý trong sự tập trung không ngừng của Mỹ đối với tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông Việt Nam, mối đe dọa đang leo thang xa hơn đến cuộc xung đột, nếu người Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm đóng các hòn đảo về tay họ. Trong vài tháng qua, tình hình của các vấn đề tranh chấp lãnh thổ của vùng biển này phần lớn là đang xấu đi. Tiếp theo, có nhiều hơn và nhiều hơn nữa các sự cố xảy ra, các bên đã không đạt được bất kỳ thỏa thuận về vấn đề này. Tình huống khó khăn hiện nay của ASEAN có hai quan điểm - đầu tiên, ASEAN đang trở thành một khu vực trung tâm có thể giải quyết các vấn đề phức tạp như vậy, đó là điều tốt, và thứ hai, làm thế nào và khi nào sẽ mất đi một sự tác động đáng kể về các giải pháp trong vấn đề này, và các vấn đề khác trong khu vực.
Kéo dài và liên tục diễn ra các tranh luận về các đảo tranh chấp ở biển Đông - một cuộc thử nghiệm thành công là khó khăn đối với các nước ASEAN. Thật vậy, sau khi cuộc họp cuối cùng của các nước thành viên của tổ chức này họ đã không thực hiện được ngay cả những tuyên bố cuối cùng, nhiều nhà quan sát đã nghi ngờ trong việc duy trì trong tương lai về năng lực của tổ chức với khu vựcVà điều này không phải là tín hiệu đầu tiên. Kể từ khi các nước trong ASEAN đã không thể hoặc không sẵn sàng đàm phán với các quốc gia hạt nhân để ký Nghị định thư của Hiệp ước Bangkok năm 1995, điều đó có nghĩa là tuyên bố Đông Nam Á, một khu vực tự do sử dụng vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, việc ký kết một thỏa thuận chung, trong khi  đó có một số quy tắc xung quanh quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa lại đang khá ảo tưởng, mặc dù có một số ý tưởng nhất định về ý định của thỏa thuận.
Lý do của sự khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này không phải ít. Nhưng trên hết, có một thực tế rằng không phải tất cả các nước ASEAN đều toàn tâm trong cuộc tranh luận về các vấn đề của khu vực.
Tất nhiên mối quan tâm lớn nhất là bên - những nước yêu cầu bồi thường về những vùng lãnh thổ, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Hơn nữa, Việt Nam và Philippines đóng vai trò tích cực nhất trong tranh chấp, vì họ là nước có vùng biển đặc biệt quan trọng và với các nguồn tài nguyên hydrocarbon có sẵn trong các vùng lãnh thổ tranh chấp.
In-đô-nê-xi-a, cố gắng để chiếm vị trí đứng đầu trong tổ chức, và đang cố gắng để thực hiện các chính sách nhằm giải quyết cuộc xung đột, nhưng cho đến nay vai trò  bình thường hóa tình hình cũng không rõ ràng.
Cam-pu-chia, Lào, Myanmar, Singapore và Thái Lan, hoặc không tham gia vào tranh chấp hoặc có nước lại có lập trường thân Trung Quốc . Và sau đó xác định cuộc xung đột với sắc thái riêng của mình. Vì vậy, trong khi Singapore và là nước sẽ không quan tâm đến điều cuối cùng nước nào sẽ dành được các hòn đảo, mà họ đã và đang rất quan tâm đến việc ngăn ngừa chiến tranh, nó có thể gây thiệt hại thực sự đối với an ninh của các tuyến đường biển. Lào, Campuchia và Thái Lan có một sự lựa chọn là: thực hiện các nỗ lực để bảo đảm khả năng tồn tại của ASEAN và giải quyết vấn đề các quần đảo tranh chấp và chăm chỉ hơn nữa trong việc tiếp tục hợp tác với Trung Quốc.
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin đang hành động tích cực hơn nữa để giữ tổ chức, ngăn chặn sự sụp đổ của khối dưới áp lực lớn từ Trung Quốc. Họ hiểu rằng trong trường hợp của một giải pháp tích cực cho vấn đề này, độ tin cậy của các nước ASEAN sẽ tăng lên đáng kể và nó có thể là một loại đối trọng thực sự đối với Trung Quốc trong khu vực. Ngoài ra, họ sẽ có thể để truyền đạt cho các quốc gia thành viên khác của tổ chức một số sự tự tin trong thực tế là khi ASEAN cũng hành động khối sẽ có thể thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển và thông qua các quyết định quan trọng đối với họ.
Đó là về các nước trong khối ASEAN và làm như thế nào để đến với một quyết định cân bằng chung cuối cùng và nó sẽ phụ thuộc vào số phận của tổ chức và vai trò của nó trong vấn đề biển Đông Việt Nam.
Theo: Tạp chí Hòa Bình và Chính Trị - Nga

Read more…

Bàn cờ thế sự – 1946 Ứng Vạn Biến – Phần 2

7:18:00 PM |

Chúng tôi xin giới thiệu phần thiếp theo Bộ Phim “Bàn cờ thế” của Trung tâm truyền hình VIETTEL thực hiện do bạn đọc Hoàng Sa gửi tới Ban biên tập.
Bàn cờ thế sự
Bàn cờ thế sự
G.TS. Nguyễn Minh Thuyết ( Người dẫn chuyện): Trong kế hoạch của Hồ Chí Minh, từ những thắng lợi bước đầu này Chính phủ sẽ đi tiếp một nước cờ mới đó là tổ chức tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội, ban hành hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền để thế giới phải công nhận Việt Nam là một nước độc lập theo đúng quy chuẩn quốc tế. Thế nhưng, ngày vui ngắn chẳng tày gang, thế cờ chưa kịp xoay chuyển thì biến cố mới đã xảy ra đẩy trận đấu lên một tầm cao mới.
GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết ( Người dẫn chuyện)
GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết ( Người dẫn chuyện)
Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, được sự giúp đỡ của quân Anh và quân Nhật, Pháp chủ động nổ súng đánh chiếm miền nam Việt Nam. Với trang bị tối tân, Pháp từng giành quyền kiểm soát Sài Gòn và các tỉnh lân cận, từng bước thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
Video:
được sự giúp đỡ của quân Anh và quân Nhật, Pháp chủ động nổ súng đánh chiếm miền nam Việt Nam.
Được sự giúp đỡ của quân Anh và quân Nhật, Pháp chủ động nổ súng đánh chiếm miền nam Việt Nam.
Cùng lúc đó, tại miền Bắc, Lữ Hán và Tiêu Văn cũng nhận ra cơ hội của mình nên tăng cường lợi dụng các tổ chức tay sai chống phá chính quyền Hồ Chí Minh. Đồng thời, nhanh chóng kéo quân từ Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng về Hà Nội, nhằm thâu tóm cơ sở kinh tế chính trị của Thủ đô, để gây khó khăn và áp lực hơn nữa cho Chính phủ non trẻ của Hồ chủ tịch. Biết rõ Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, Lữ Hán và bè lũ đã không từ một thủ đoạn nào để phá hoại.
Lữ Hán và Tiêu Văn cũng nhận ra cơ hội của mình nên tăng cường lợi dụng các tổ chức tay sai chống phá chính quyền Hồ Chí Minh. Đồng thời, nhanh chóng kéo quân từ Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng về Hà Nội
Lữ Hán và Tiêu Văn kéo quân từ Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng về Hà Nội
PGS.TS. Phạm Xuân Xanh: Và nó chiếm được một số vùng, một số vùng ở miền Bắc chúng ta không dành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8 mà bọn Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách nó làm chủ được. Như chúng ta đã biết, thế cho nên là nó sử dụng 2 đảng phái đó nó đi cổ động, tuyên truyền, nó ra báo chí để nó tuyên truyền cho các đảng phái mà thân Tưởng. Thì bằng cách đó nó có thể nói rằng là nó quấy nhiễu hay là nó làm nhiễu thông tin của chính phủ Hồ Chí Minh.
Đây là bản đồ hành chính của làng Vũ Xá thuộc địa phận của Ba Đình thời đó, với địa thế như một hòn đảo biệt lập trên hồ Trúc Bạch. Lúc đó chỉ có 2 lối vào chính là 2 cây cầu bé nhỏ nên làng Vũ Xá đã bị đội quân của Lữ Hán cô lập hoàn toàn. Mục đích quân Lữ Hán muốn làm thế là khiến cả làng trở thành lãnh địa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Mọi người dân dù muốn cũng không thể tham dự các hoạt động do Chính phủ phát động. Đây là ngôi đình làng, nơi trước đây bị quân Tưởng chiếm làm trụ sở.
Làng Ngũ Xã
Làng Ngũ Xã
Ông Nguyễn Ngọc Hiến ( Quản lý Đình Ngũ Xã): Ngày xưa, đình của chúng tôi đây thì có ông Từ trông nôm hằng ngày mở cửa, thế mà nó đập cửa, nhảy vào đấy nó chiếm đóng đình này, là một địa điểm. Thứ 2 nữa là số nhà 21 hay 23 Ngũ Xã nó cũng là một địa điểm, cái nhà ấy bị Quốc Dân Đảng chiếm đóng ở đấy. Nó hoành hành như vậy rồi bắt đầu dựng cái cờ gọi là cờ dân chúng nó treo ở đây. Nó bắt dân chúng tôi phải hạ cờ Việt Minh, nhưng nhân dân chúng tôi không hạ, kiên quyết không hạ vì đây là lá cờ Tổ quốc Việt Nam đầu tiên, duy nhất của Hồ Chí Minh về giải phóng, dân tôi theo cụ Hồ Chí Minh.
Nhiều ngôi làng khác khắp miền bắc Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự như làng Ngũ Xá. Đây là cách mà quân Tưởng dùng để ngăn cản người dân tiếp cận với các thông tin tuyên truyền của Đảng cộng sản, ngăn việc đi bầu cử như lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong sắc lệnh ngày mùng 8 tháng 9
PGS.TS. Vũ Như Khôi: Tình thế nó hết sức hiểm nghèo của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào khoảng cuối năm 1945 đầu năm 1946, thì thấy cả 2 mặt. Một mặt là thù trong giặc ngoài, trên đất nước ta tiếng là độc lập nhưng mà nó có gần 30 vạn quân Đế quốc của nhiều nước lắm, gần 20 vạn quân Tưởng, rồi quân Pháp có gần 10 vạn quân Pháp, rồi quân Anh có 2 vạn quân Anh, rồi 6 vạn quân Nhật. Tuy rằng bị tước vũ khí nhưng nó sẵn sàng theo lệnh của Mỹ, Anh để chống phá chúng ta. Thế rồi bọn tay sai ở ngoài Bắc như vậy bọn tay sai ở trong Nam cũng bọn tay sai của Pháp cũng hoạt động rất là mạnh. Nhân cớ đó thì cái bọn phản động trong tôn giáo, trong dân tộc ít người cũng nổi dậy chống chúng ta. Tức là kẻ thù rất là đông và chúng cũng rất là mạnh.
Nhìn trên thế cục, Pháp như quân pháo đang chiểu thẳng vào tướng của Hồ Chí Minh. Còn Tưởng và bè lũ như xe, mã thì đang chiếu từ 4 phương tám hướng. Tình thế ngàn cân treo sợi tóc của Chính Phủ Việt Nam đang đứng trước những lựa chọn và quyết định khó khăn.
Pháp như quân pháo đang chiểu thẳng vào tướng của Hồ Chí Minh. Còn Tưởng và bè lũ như xe, mã thì đang chiếu từ 4 phương tám hướng.
Pháp như quân pháo đang chiểu thẳng vào tướng của Hồ Chí Minh. Còn Tưởng và bè lũ như xe, mã thì đang chiếu từ 4 phương tám hướng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình lại mất nhiều đêm thức trắng để tìm ra kế sách.
1946 Ứng Vạn Biến
Ngôi nhà số 12 phố Ngô Quyền khi đó đã được đổi tên thành Bắc bộ phủ, tại đây đêm nào cũng sáng đèn. Một nhóm những nhà lãnh đạo của Chính Phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa bao gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng liên tục có những họp bàn tìm kế sách.
Ngôi nhà số 12 phố Ngô Quyền khi đó đã được đổi tên thành Bắc bộ phủ, tại đây đêm nào cũng sáng đèn.
Ngôi nhà số 12 phố Ngô Quyền khi đó đã được đổi tên thành Bắc bộ phủ, tại đây đêm nào cũng sáng đèn.
Nhìn vào trận thế 2 bên lúc này Việt Nam không thể chiếu tướng lại đối phương nghĩa là không có cơ đánh thắng, cũng không thể tiếp tục hòa hoãn và nhân nhượng.
Một nước cờ mới được lập, tình thế hiện tại khi Việt Nam buộc phải bắt tay với một bên để củng cố lực lượng, xây dựng và hoàn hiện bộ máy nhà nước, ổn định đời sống nhân dân. Nhưng thật khó khăn khi chọn phải hướng theo bên nào và bỏ bên nào
Một nước cờ mới được lập, tình thế hiện tại khi Việt Nam buộc phải bắt tay với một bên để củng cố lực lượng
Tình thế hiện tại khi Việt Nam buộc phải bắt tay với một bên để củng cố lực lượng
PGS.TS. Vũ Như Khôi: Trong cái điều kiện lực lượng rất là chênh lệch chúng ta không đủ sức để mà cùng một lúc đánh cả Tưởng ở phía Bác và Pháp ở phía Nam. Thì cái hoàn cảnh như vậy thì chúng ta buộc phải là nhân nhượng để hòa hoảng với Tưởng để tập trung lực để đánh Pháp. Bởi vì thực ra ở phía Nam nó thì Quân Pháp nó không những gây hứng ở Sài Gòn Chợ Lớn mà nó còn mở rộng chiếm đóng hầu hết khắp Nam Bộ của chúng ta. Vì thế nguy cơ mất  Nam Bộ  của chúng ta hết sức hiện thực, cho nên chúng ta phải dùng sức của cả dân tộc để chống Pháp ở phía Nam còn phía Bắc giải quyết quân Tưởng, ta sẽ giải quyết từng bước bằng biện pháp chính trị ngoại giao là thuận lợi nhất.
===
Sự nhìn nhận và xử trí của Hồ Chí Minh là nhìn xa trông rộng cho tương lai nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhưng quân đội Tưởng Giới Thạch mà đại diện là  Lư Hãn, Tiêu Văn kia liệu có bằng lòng hòa hoãn với Việt Nam và thực hiện hỏa thuận Hoa – Việt thân thiện hay không ? Làm sao để thuyết phục được đối phương quyết định hòa khi họ đã có cơ hội chiến thắng ?
Đây là căn nhà số 11 phố Mạc Đĩnh Chi, ngày nay nó là dường như đã trở thành phế tích nhưng gần 70 năm trước đây đó là trụ sở làm việc của Lư Hãn. Rất có thể chính tại nơi đây Lư Hãn đã vạch ra nhiều âm mưu dành cho Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam, trong đó có sự việc Mùng 8 tháng 11 năm 1945.
Đây là trích đoạn nội dung bức tối hậu thư mà Lư Hãn gữi Hồ chủ tịch vào mùng 8 tháng 11.
Đây là trích đoạn nội dung bức tối hậu thư mà Lư Hãn gữi Hồ chủ tịch vào mùng 8 tháng 11.
…”Yêu Cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chức ngay lập tức.”
   “Cởi bỏ sự độc tài độc đảng và thành lập một chính phủ mới.”…  
Hành động trắng trợn và lộ liễu này thể hiện rõ mưu đổ lật đổ chính quyền Việt Minh của Quốc Dân Đảng này mà Lư Hãn là người thực thi.
Còn đây là bản thông cáo thiên bố tự ý giải tán của Đảng cộng sản Đông Dương đã được phát đi trên tất cả hệ thống phát thanh và xuất hiện tràn ngập trên các mặt báo trong nước và quốc tế kể từ ngày 11-11-1945.
thong cao
Bản thông cáo thiên bố tự ý giải tán của Đảng cộng sản Đông Dương
Một sự kiến kiến quốc tế cộng sản đều xôn xao, vì đây là điều chưa từng có trong lịch sử. Một đảng vừa dành được chính quyền 70 ngày lại tuyên bố tự giải tán. Lịch sử sau này ghi chép việc giải tán Đảng chính là sự hy sinh chưa từng có trong phong trào cộng sản Cộng sản quốc tế. Đây là định cao của sự nhân nhượng về chính trị, một quyết định phi thường của Hồ Chí Minh khi đó với tư cách là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương. Vì sao trong thời điểm đó, Hồ chủ tịch lại có một quyết định táo bạo như vậy ?
PGS.TS Phạm Xuân Xanh: Giải tán Đảng là một cái giải pháp mà có thể nói là hết sức đau đớn, thế nhưng thực chất nó là Đảng Cộng Sản Đông Dương của chúng ta rút vào bí mật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dân tộc, đặt tổ quốc lên trên tất cả, đặt cái lợi ích và quyền lợi dân tộc lên trên tất cả, cho nên giai cấp, đảng phái lúc bấy giờ là thứ yếu.
Trong một chừng chuẩn mực nào đó, một cái quyết định đau đớn như vậy nó cũng dẫn tới, chúng ta biết là không thỏa mãn trong một cái bộ phận nào đó, nó cũng làm hoài nghi các đảng cộng sản trên thế giới trong đó có Đảng cộng sản Liên xô, Đảng cộng sản Pháp.
PGS.TS Phạm Xuân Xanh
PGS.TS Phạm Xuân Xanh
PGS-TS Lê Mậu Hãn: Tình thế ấy đòi hỏi chúng ta phải sách lược linh hoạt ứng xử, rất là đúng đắn. Sự thực khi ứng xử thế, nó đem lại hệ quả tốt. Ai chả biết Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là cộng sản. Nhưng cái đảng của ông ta tuyên bố giải tán, thế thì nó không có cớ để tập trung chống. Điều đó là cần thiết. Nhưng thực tế là, tình thế đó buộc chúng ta phải rút. Ta đặt, hy sinh trước mắt, cái hy sinh đó không phải là bỏ, mà cái hy sinh đó để bảo vệ mục tiêu mà cách mạng đã giành được. Giữ được quyền Độc lập Tự do.
Sau nhiều suy tính, Hồ Chí Minh đã quyết định đi một nước cờ lùi. Để đưa ra được quyết định này. Hồ Chí Minh đã phải im lặng trước tất cả các hiểu lầm, hy sinh uy tín danh dự cá nhân, Đánh đổi lấy sự thoát hiểm cho vận mệnh của cả dân tộc. Sau quyết định này Lữ Hán và Quốc dân đảng đã chấp nhận thực hiện Hoa – Việt thân thiện cùng Chính phủ Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã phải im lặng trước tất cả các hiểu lầm, hy sinh uy tín danh dự cá nhân, Đánh đổi lấy sự thoát hiểm cho vận mệnh của cả dân tộc.
Với Nước cờ thí pháo, bắt xe. Hồ Chí Minh đã phải im lặng trước tất cả các hiểu lầm, hy sinh uy tín danh dự cá nhân, Đánh đổi lấy sự thoát hiểm cho vận mệnh của cả dân tộc.
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết ( Người dẫn chuyện) : Trong cờ tướng thì tối kỵ là để mất quân, bởi vì sức mạnh tấn công được hình thành bởi sự phối hợp liên hoàn giữa các quân cờ. Nếu một vài quân cờ mất đi, thì hiệu năng kỳ chiến sẽ bị giảm rõ dệt. Do đó khi buộc lòng phải hi sinh một vài quân thì ta phải tính toán làm sao để sự hi sinh đó đem lại một lợi ích lớn hơn.Nước cờ thí pháo, bắt xe mà Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã thi hành năm 1945 chính là một nước cờ như vậy. Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán đó là một nước cờ rất là cao tay, hiệu quả của nó như thế nào và trên thật tế thì diễn biến như thế nào chúng ta sẽ tiếp tục cùng nghiên cứu …
Chỉ đạo nội dung: Đỗ Minh Phương,  Nguyễn Thanh Xuân
Chịu trách nhiệm sản xuất:  Bùi Chí Trung,  Nguyễn Hương Giang
Cố vấn chương trình:  GS.TS.Nguyễn Minh Thuyết,  PGS.TS. Vũ Như Khôi, PGS.TS. Phạm Xuân Xanh, PGS.NGND. Lê Mậu Hãn
Người dẫn chuyện: GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết
Tổ chức sản xuất: Lê Thị Ánh Tuyết
Kịch bản: Vũ Thị Thúy
Biên tập: Nguyễn Phương Nga
Quay phim: Nguyễn Tuấn Ngọc, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Văn Hà
Trợ lý sản xuất: Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Văn Dương,  Nguyễn Hải
Đồ họa:  Trần Khắc Thắng
Đạo diễn: Nguyễn Thế Hoàng Hiệp
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn  
Nhà khách Chính phủ, số 12 Ngô Quyền;  UBND phường Quán Thánh; UBND phường Trần Hưng Đạo; UBND phường Trúc Bạch; UBND xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội; Trung tâm phát thanh – Truyền hình Quân đội; Gia đình bà huệ, số 9B Nguyễn Gia Thiều; Khu tập thể Yên Ninh …  đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành chương trình này
Trong phim có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp.
Trung tâm truyền hình VIETTEL thực hiện tháng 09/2012
Bạn đọc Hoàng Sa gửi cho Ban biên tập từ nguồn trên.
Read more…

Tên lửa bắn xa nhất Việt Nam

6:42:00 PM |

Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Tài liệu Cán cân Quân sự năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.
Dưới đây là bài viết của tác giả Carlyle A. Thayer nói về loại tên lửa Scud của Việt Nam do Dương Lệ Chi dịch:
Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.
Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.
Hồi tháng 5/2012, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 ( theo đó tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud)
Vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg).
Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một [lực lượng] ngăn chặn kẻ thù ngoại bang đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên.
Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam.
Tên lửa khủng có tầm bắn 500 km của Việt Nam
Tên lửa khủng có tầm bắn 500 km của Việt Nam
Trong tháng sau đó khoảng tháng 6-1994, Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên.
Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm Việt Nam để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.
Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.
Bộ đội tên lửa Việt Nam
Bộ đội tên lửa Việt Nam
Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam.
Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km.
Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.
Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.
Read more…

Zorya-Mashproekt sẽ xây dựng nhà máy tuabin khí cho hải quân Việt Nam

6:35:00 PM |



Đoàn đại biểu của Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có chuyến thăm đến công ty Zorya-Mashproekt của Ukraina, nhà máy là nơi sẽ cung cấp cho quân đội Việt Nam những động cơ tua bin khí cho các tàu hải quân của Việt Nam.

Đoàn đại biểu bao gồm các sĩ quan cao cấp quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trương Quang Khánh và Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh.



Hai  bên đã thảo luận các vấn đề trong việc xây dựng các xưởng sửa chữa và phòng thử nghiệm duy tu và sửa chữa tua bin khí cho các tàu hải quân tại Việt Nam, thông tin được đăng tải trên trang web của công ty.

Đoàn đã đến thăm nhà máy sản xuất và lắp ráp, và trực tiếp kiểm tra quá trình kiểm tra thử nghiệm các tua bin khí được thiết kế cho các tàu chiến của hải quân Việt Nam.

Theo: i-mash
Read more…

Không quân VN trước sứ mệnh ngăn chặn các mối đe dọa từ biển

6:08:00 AM |
                                       4 chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam, gồm MiG-21, Su-22, Su-27SK và Su-30MK2V

Theo các chuyên gia phương Tây, mối đe dọa lớn nhất của Việt Nam được xác định từ hướng biển, vì vậy, cả không quân và hải quân đều đang được tích cực mua sắm, trang bị những vũ khí hiện đại




Tạp chí hàng không Air Forces Monthly mới đây có một bài viết về sự phát triển và nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của Không quân Nhân dân Việt Nam.
 
Xin trích dẫn lại một phần nội dung của bài viết về Học thuyết hoạt động và Viễn cảnh tương lai của Không quân Việt Nam do các chuyên gia nước ngoài đánh giá.
 
Học thuyết hành động
 
Không quân Nhân dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ không phận và các vùng biển lân cận. Trong tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra phức tạp, những thách thức mà lực lượng này phải đối mặt là đáng kể. Tuy nhiên, sự hạn chế về các nguồn lực tài chính dẫn đến những chi tiêu, mua sắm chiến đấu cơ mới phải được phân phối một cách cẩn thận.
Để đảm bảo được chiến thuật, cách đánh và tính bí mật, những dữ liệu về số lượng và vị trí các phi đội máy bay không bao giờ được công bố, sơn ký hiệu số hiệu của máy bay được thực hiện theo qui định của lực lượng và không mang ký hiệu riêng nào về đơn vị được biên chế. Do vậy, việc sắp xếp, bố trí máy bay sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với những kẻ thù tiềm năng trong việc dự đoán sức mạnh thật sự về Không quân Nhân dân Việt Nam.
 
Mối đe dọa lớn nhất của Việt Nam được xác định từ hướng biển, vì vậy, cả không quân và hải quân đều đang được tích cực mua sắm, trang bị những vũ khí hiện đại.
Kết quả là, Không quân Việt Nam được trang bị những vũ khí để có thể tối ưu, vô hiệu hóa các mối đe dọa từ biển.

Su-30MK2 đang là chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Không quân Việt Nam
Các máy bay ném bom Su-22 đang được sử dụng với số lượng lớn, nhưng được vũ trang vũ khí chủ yếu là loại tên lửa Kh-25 đã có 30 tuổi đời và không thể tạo ra khả năng ngăn ngừa các mối đe dọa một cách hiệu quả.
Việc cần thiết phải có những vũ khí bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách xa từ bờ biển dẫn tới việc trang bị những chiến đấu cơ đa năng Su-27 và S-30 hiện đại hơn nhiều lần.
Các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 được trang bị hai loại tên lửa chủ lực để đánh biển là Kh-29 và Kh-31, được xem là vũ khí hiệu quả để tấn công các mục tiêu trên biển từ khoảng cách xa và cân bằng những mối đe dọa từ biển.
 

Máy bay C-212 tại Trung đoàn 918
Để có thể tăng cường khả năng tuần tra, giám sát từ xa. Trong năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã đặt mua 3 máy bay tuần thám biển CASA C212-400 từ châu Âu.
Cảnh sát biển là một bộ phận tuần tra biên giới, hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Không quân Nhân dân Việt Nam đang kiểm soát mạng lưới phòng không tích hợp, trong đó bao gồm một vài thê đội được kết nối đường truyền tới hệ thống trao đổi dữ liệu, gồm nhiều radar, trong đó có những dàn radar P-18 được đặt trên khung gầm xe tải Ural.
Các phần tử của hệ thống đều có khả năng cơ động, cho phép mở rộng tầm quan sát trên toàn quốc và có thể phát hiện bất cứ mục tiêu nào xâm phạm.
 
Trong thời bình, hầu hết các hệ thống radar đều được bố trí ở trong hoặc vùng phụ cận của các căn cứ không quân, căn cứ quân sự và kho chứa. Các hệ thống radar được kết nối tới các tổ hợp tên lửa phòng không, trong đó, tổng số có khoảng 3.200 tên lửa phòng không vác vai Igla-S cùng với hệ thống phòng không tầm xa S-300 PMU-1.
Ngoài ra, lực lượng phòng không Việt Nam còn có hàng trăm khẩu đội pháo phòng không cỡ 23 mm, 37 mm và 57 mm.
Những ứng viên cho tương lai
 

Chuyên gia phương Tây cho rằng Su-34 sẽ là một lựa chọn phù hợp để thay thế cho
các phi đội Su-22 đang lão hóa của Việt Nam
 
Theo Air Forces Monthly, tùy thuộc vào kinh phí mua sắm máy bay mới mà Không quân Nhân dân Việt Nam có kế hoạch đầy tham vọng để nâng cấp, bao gồm cả việc triển khai 4 trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi để tăng cường khả năng tác chiến chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước. 
 
Với kế hoạch này, Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng số lượng máy bay chiến đấu Su-27/30 trang bị lên vài chục chiếc, trở thành xương sống trong lực lượng tấn công và phòng thủ của lực lượng, nhưng cũng có thể, nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam có thể có thêm một sản phẩm khác của dòng máy bay Sukhoi là loại tiêm kích bom Su-34.
 

Kh-31 Mod2 và Su-30 sẽ là "cặp đôi hoàn hảo" trong các nhiệm vụ chế áp điện tử
Hiện chưa có thông tin về việc đặt hàng Su-34, nhưng Việt Nam có mong muốn thay thế các phi đội Su-22 lão hóa bằng một loại máy bay tiên tiến như vậy, sẽ tốt hơn khi có một biến thể máy bay tấn công hải quân Su-34 được dành cho xuất khẩu.
 
MiG-21 là loại máy bay chiến đấu đông nhất, sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Việt Nam, trong một khoảng thời gian 5-10 năm nữa, sau đó nó sẽ được thay thế với một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có thể là JAS Gripen 39 của Thụy Điển, loại đang phục vụ trong Lực lượng Không quân Thái Lan.
 

Biên đội Gripen JAS-39 C/D của Hungary


Ban đầu Việt Nam có kế hoạch thay thế loại máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39 bằng loại máy bay mới, đó sẽ là loại Yak-130 của người Nga, và lên kế hoạch mua 12 chiếc Yak-130 trong khoảng thời gian năm 2015 - 2025. Tuy nhiên, các nhân viên đào tạo và huấn luyện bay của Việt Nam đã không hài lòng Yak-130 sau khi thử nghiệm loại này ở Nga trong năm 2011. Do đó, Nga sẽ không có cơ hội cạnh tranh để thực hiện được kế hoạch cung cấp máy bay huấn luyện Yak-130 cho Việt Nam. Trong lĩnh vực này, biến thể nâng cấp của máy bay huấn luyện L-39 là L-159 ALCA có vẻ thích hợp hơn và có khả năng chiến thắng cao hơn.
 
Cũng theo nguồn tin, Việt Nam đang xem xét mua ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong đó, theo các chuyên gia, CASA EC-295 là lựa chọn hợp lý nhất


Theo Thu Phương (ĐVO)


Read more…

Trung Quốc và chiến lược « lãnh địa hóa » Biển Đông

3:29:00 AM |
                                                                        Tướng Daniel Schaeffer tại Hội thảo về Biển Đông ở Paris ngày 16/10/2012.


Nhân cuộc hội thảo về Biển Đông do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức ngày 16/10/2012, Tướng Daniel Schaeffer, một chuyên gia Pháp đã phân tích mưu đồ của Trung Quốc, đang tìm cách "lãnh địa hóa" - sanctuariser - hay độc chiếm Biển Đông. Trả lời RFI, Tướng Schaeffer cho rằng Việt Nam cần phải quốc tế hóa mạnh mẽ hơn hồ sơ này để đối phó với chiến lược của Trung Quốc.
Ngày 16/10/2012, một cuộc hội thảo khoa học về tình hình Biển Đông đã mở ra tại Paris với chủ đề "Biển Đông phải chăng là một không gian khủng hoảng mới ? – Mer de Chine méridionale : nouvel espace de crise ?". Do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức, cuộc hội thảo đã tập hợp được nhiều chuyên gia tên tuổi ở Pháp và châu Âu, cũng nhu thu hút đông đảo những người quan tâm đến dự thính và thảo luận.
Các bài thuyết trình rất đa dạng, đề cập đến các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự, liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Trong số các diễn giả, có ông Daniel Schaeffer, một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á. Bài thuyết trình của tướng Schaeffer đã nêu bật một chiến lược mà theo ông, Trung Quốc đang áp dụng để gọi là sanctuariser, tạm dịch là lãnh địa hóa Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác.
Sau buổi hội thảo, tướng Schaeffer đã đồng ý dành cho RFI một bài phỏng vấn để giải thích rõ hơn về ý muốn chiến lược của Trung Quốc, đã bộc lộ rõ ràng qua việc chính thức tung ra tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - bị gọi là đường lưỡi bò – khoanh vùng lãnh thổ của họ hầu như chiếm trọn vùng Biển Đông, để rồi buộc các nước khác chấp nhận, cho dù đòi hỏi của Trung Quốc bị cho là phi lý.
Trước hết, tướng Schaeffer xác định là chính qua việc quan sát các động thái hoàn toàn không có cơ sở pháp lý của Bắc Kinh liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thực thể mà họ gọi là quần đảo Trung Sa mà ông cho rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa toàn bộ Biển Đông.
"Tôi đã bảo vệ quan điểm này từ hơn một năm nay, ngay từ năm ngoái, nhân Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ III do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Tôi đã có quan điểm này sau khi quan sát cách thức Trung Quốc biện minh cho đường 9 đoạn tại Biển Đông, tức là đường trung tuyến giữa phần mà họ cho là lãnh thổ của họ và phần thuộc chủ quyền các nước khác.
Khi xem xét hoạt động của ngành ngoại giao Trung Quốc, và nhất là các hoạt động trong lãnh vực pháp lý liên quan đến vấn đề quyền trên biển, ta thấy rằng Trung Quốc đã vạch ra chung quanh quần đảo Hoàng Sa những đường cơ sở thẳng, cứ như là đây là một quốc gia quần đảo.
Nhưng dựa vào luật biển, thì điều đó hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào được chấp nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển... Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ nhì liên quan đến Trường Sa.
Khi Trung Quốc phản ứng vào năm ngoái trước công hàm của Philippines gởi đến Liên Hiệp Quốc đề phản đối các đòi hỏi của Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã cho hiểu rõ ý định vạch ra những đường cơ sở thẳng tương tự chung quanh Trường Sa. Tại vì trong công hàm đưa ra để phản bác các đề nghị của Philippines, Trung Quốc cho biết là đối với họ, quần đảo Trường Sa có quyền có lãnh hải, có vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế.
Cho nên, khi ta tính đến các lập luận đó, cũng như lập luận về một số bãi đá như James Shoal, hay một mỏm đá khác nằm phía Nam quần đảo Trường Sa - không thuộc quần đảo này nhưng lại ở bên trong đường 9 đoạn - và khi ta nhìn những sự cố liên quan đến bãi Scarborough, thì tất cả những yếu tố đó đều nhằm mục tiêu « vật thể hóa », tức là cụ thể hóa các đòi hỏi căn cứ theo đường 9 đoạn đó
Thêm vào đó, vào hạ tuần tháng Sáu vừa qua (23/06/2012), tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC đã kêu gọi các tập đoàn quốc tế đấu thầu để cùng với họ thăm dò, khai thác 9 lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế của Việt Nam, nhưng lại thuộc một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho là của họ. Đây là một điều đáng sửng sốt vì 9 lô đó nằm ở ngoài khơi ngang tầm với Đà Nẵng.
Theo tướng Schaeffer, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên cái mà họ gọi là « Trung Sa Quần đảo » còn phi lý hơn nữa.
"Thêm vào đó, nếu đi ngược lên phiá Bắc, ta thấy cái mà Trung Quốc gọi là Trung Sa Quần đảo mà quốc tế quen gọi là bãi Macclesfield. Đây là một bãi ngầm, không bao giờ nổi lên trên mặt nước kể cả khí thủy triều thấp. Dó đó, trong mọi trường hợp, bãi này không có quyền có lãnh hải, và lại càng không có quyền hưởng khu đặc quyền kinh tế. Trung Quốc cũng có đòi hỏi tương tự đối với một bãi ngầm khác là Truro Shoal.
Do việc bãi Truro, cũng như bãi Macclesfield, đều không thể có được một vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải, cho nên Trung Quốc đã gộp hai thực thể này với bãi ngầm Scarborough nằm về phía Philippines, và gọi tập hợp đó là « quần đảo Trung Sa, một loại quần đảo hoàn toàn tưởng tượng không hơn không kém.
Chung quanh đó hiện giờ họ chưa vẽ đường cơ sở thẳng nào, cũng chưa nói đến khả năng đó, nhưng ta có thể suy đoán về việc đó dựa vào những gì xẩy ra trước đây. Giữa quần đảo Hoàng Sa và cái gọi là Trung Sa rất có thể có một sự liên tục về mặt pháp lý, điều đó sẽ cho phép Trung Quốc vạch một đường cấm bược tàu chiến đi qua khu vực phải dừng lại.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc hiện đang áp dụng ở vùng đặc khu kinh tế của họ những quy định dùng cho vùng lãnh hải trên vấn đề quyền qua lại một cách vô hại của tàu chiến, có nghĩa là tức là mỗi khi đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc, tàu chiến các nước khác phải xin phép. Phải nói thêm là không chỉ có Trung Quốc, mà Việt Nam, Indonesia cũng áp dụng quy tắc như vậy.
Vấn đề là Trung Quốc lại muốn áp dụng quy tắc kể trên cho vùng biển bên trong đường 9 đoạn được họ coi là vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó có nghĩa là khi muốn thì Trung Quốc có thể cấm tất cả các tàu chiến nước ngoài vượt qua đường lưỡi bò đó.
Cho đến nay, các nhà quan sát đã nói rất nhiều về mục tiêu kinh tế của Trung Quốc trong việc tìm cách độc chiếm Biển Đông, tức là để chiếm đoạt nguồn dầu khí được cho là dồi dào trong khu vực. Tuy nhiên, như tướng Schaeffer đã phân tích ở trên, vấn đề quân sự là một nhân tố tối quan trọng. Và việc lãnh địa hóa Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hạm đội tàu ngầm của họ một cách an toàn hơn, dự phòng khi phải tấn công vào Mỹ. Ông giải thích :
"Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy ở Tam Á (phía Nam đảo Hải Nam) có căn cứ hải quân nơi Trung Quốc đặt các tàu ngầm phóng tên lửa của họ
Giữa căn cứ Tam Á này và vùng sâu đầu tiên ở Biển Đông, nơi mà các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc có thể tuần tra một cách yên ổn, là một khoảng cách dài 430 cây số. Bất kỳ một phi cơ trinh sát nào cũng có thể phát hiện ra tầu ngầm Trung Quốc khi các con tàu này rời cảng và đến nơi tuần tra hay đi xa hơn nữa, ra Thái Binh Dương, lúc các con tàu này đi qua eo biển giữa đảo Luzon của Philippines và vùng phía Nam Đài Loan.
Hơn nữa tàu ngầm loại Tấn (Jin), tức là tàu nguyên tứ phóng tên lửa thế hệ hai hiện nay của Trung Quốc lại rất ồn, do đó rất dễ phát hiện. Cho nên cũng dễ hiểu lý do tại sao Trung Quốc muốn biến cả vùng này thành một lãnh địa của riêng họ.
Ngoài ra, dù muốn hay không, dù có nêu rõ hay không, mục tiêu của Trung Quốc không phải tấn công Mỹ mà là tự bảo vệ mình trước Mỹ, mà muốn tự bảo vệ đối với Mỹ, thì phải làm sao để có thể đưa tàu ngầm của họ đến được nơi mà mục tiêu Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng đi từ tầu ngầm của họ. Hiện nay, hoả tiễn Cự Lãng (Julang) của Trung Quốc chỉ có tấm bắn 8000 cây số, chưa có khả năng bắn đến Mỹ từ Biển Đông…
Nhìn chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông, Trung Quốc cũng không thể chuyển dịch căn cứ tàu ngầm lên phía Bắc, vì Biển Hoa Đông có một thềm lục địa chạy dài đến tận hố Okinawa, không xa bờ biển Nhật Bản lắm, do dó tầu ngầm Trung Quốc khó có thể che giấu hành tung.
Tóm lại nơi kín đáo nhất, hay ít lộ liễu nhất, đối với tàu ngầm Trung Quốc chính là ở phiá Nam, nơi mà họ đang đặt căn cứ Tam Á.
Đấy là tất cả những lý do khiến tôi cho là Trung Quốc muốn lãnh địa hóa, tức là độc chiếm vùng Biển Đông.
Theo tướng Schaeffer, ông không phải là chuyên gia duy nhất nghĩ rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông. Hiện nay có nhà phân tích đã so sánh chiến lược Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông với chủ trương Liên Xô trước đây, thiết lập “tiền đồn” tại vùng biển Okhostsk và Barents; người khác thì nói là Trung Quốc đang thực hiện học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải làm gì trước chiến lược đó của Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang ở trên tuyến đầu. Theo tướng Schaeffer, trong lãnh vực chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam không lẻ loi, và cần phải vận động, từ khối ASEAN cho đến các nước khác
"Theo tôi thì trước tiên hết Việt Nam không đơn độc. Giờ này thì cả Việt Nam lẫn Philippines đang ở trên tuyến đầu, sắp tới đây tôi cho rằng sẽ đến lượt Indonesia và Malaysia. Vấn đề theo tôi trước hết là giữa các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á cần phải có một sự đoàn kết, phải thu hút sự chú ý của quốc tế trên thực tế là các đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp chút nào với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cần phải thu hút sự chú ý không chỉ của Hoa Kỳ - nhưng Hoa Kỳ dư biết chuyện này rồi – mà cả của các nước khác trong vùng như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí cả các nước châu Mỹ La tinh nữa vì lẽ Biển Đông là một vùng có rất nhiều tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng đi qua, và nếu bị Trung Quốc ngăn chặn thì rất phiền.
Dĩ nhiên là Trung Quốc lúc nào cũng thề thốt là họ sẽ không bao giờ ngăn cấm lưu thông hàng hải vân…vân, nhưng mà khi một nước nào có quyền thống trị trên một khu vực, thì ngay cả khi có những lời hứa ngon ngọt, một ngày nào đó mà họ không thích nữa thì họ hoàn toàn có thể cấm tàu bè nước khác qua lại.
Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin tưởng vào các cam kết đó của Trung Quốc, cho dù suy cho cùng họ không có lợi lộc gì về mặt kinh tế khi cấm lưu thông hàng hải trên Biển Đông, nhưng điều đó không cấm cản ta đưa ra những giả thuyết, và trong một số trường hợp, giả thuyết về tình huống tệ hại nhất…
Tóm lại, cộng đồng quốc tế cần được hiểu là một ngày nào đó, nếu xảy ra sự cố trong vùng đó, thì không chỉ các nước trong vùng gặp vấn đề, mà tất cả các nước có giao thương với khu vực sẽ bị khó khăn.
Do đó cần phải thuyết phục Trung Quốc cho bằng được là họ phải chấp nhận thương thảo vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trên cơ sở Luật biển quốc tế. Nếu cần thì phải đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, cho dù phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục hồ sơ – một số người đã nêu ra vấn đề này, nhưng theo tôi thì tranh chấp Biển Đông đã kéo dài cả 60 năm nay rồi, cho nên năm, mười năm chẳng thấm vào đâu…
Theo tướng Schaeffer, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực quốc tế hóa vấn đề. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn chống lại điều này vì biết rõ rằng mình bị đuối lý trong lãnh vực pháp lý. Trong những ngày qua, học giả Trung Quốc và Đài Loan loan báo ý định hợp lực với nhau để nghiên cứu cơ sở pháp lý của tấm bản đồ lưỡi bò. Trả lời câu hỏi của RFI về điểm này, tướng Schaeffer không hề ngạc nhiên vì theo ông, trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan cùng chung một chiến tuyến :
"Rõ ràng là khi bị tấn công trên vấn đề pháp lý của đường 9 đoạn thì họ phải tìm mọi cách để biện minh. Ở đây tôi rất tâm đắc với câu hỏi của ông vì cho đến nay, khi nói đến tranh chấp Biển Đông, báo chí quốc tế thường liệt kê Đài Loan và các nước Đông Nam Á trong phe những nước chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Thế nhưng, trong trường hợp Biển Đông, Đài Loan hoàn toàn không đứng về phía các nước Đông Nam Á mà là về phía Trung Quốc, Do đó, trong vấn đề này, phải nói rõ là Đài Loan và Trung Quốc cùng đứng chung chiến tuyến trong cuộc chiến bảo vệ đường 9 điểm !

Trọng Nghĩa -RFI
Read more…

Phân biệt tàu hộ vệ tên lửa Tarantul và Molniya của hải quân Việt Nam

11:34:00 AM |

Molniya và Tarantul thuộc dự án 1241 (NATO gọi là loại Tarantul) là loại tàu mang tên lửa tốc độ cao, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong các vùng nước nông ven biển, với tốc độ hỏa lực cao, là những ưu điểm của loại tàu tên lửa trên.



Dự án 1241 đã được bắt đầu vào thời kỳ cuối của Liên Xô vào những năm 1970, để thay thế các tàu mang tên lửa tốc độ cao đã lỗi thời loại Osa ( Ong bắp cày).

Năm 1978, con tàu đầu tiên thuộc dự án này đã được hoàn thành và chuyển giao cho Hải quân Liên Xô thử nghiệm và đánh giá.

Phiên bản này được trang bị với 4 ống phóng tên lửa P-15 Termit phạm vi hiệu quả 40km, 1 pháo hạm 76.2mm là  AK-176 ở phía trước và hai súng AK-630 ở phía sau.


Các biến thể đã được xác định của dự án 1241 khá nhiều. Nga, với mỗi lần cải tiến nhỏ được được thực hiện nó lại được mang cái tên khác nhưng hình dáng bên ngoài không thay đổi nhiều. Đây là lý do tại sao nhiều người khá khó khăn để phân biệt Molniya và Tarantul.

Biến thể khác đã được phát triển của dự án 1241 bao gồm loại 1241.1M/MR (NATO gọi là Tarantul III) được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu loại Monolith, radar này bám sát mục tiêu hiệu quả ở phạm vi 120 km, phạm vi tìm kiếm lên đến 500 km với một chế độ thụ động.

Biến thể mới được thay thế loại tên lửa  P-15 bằng loại tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit, phạm vi 120 km, thay thế động cơ CODOG (kết hợp diesel tua bin khí) cho động cơ CODAG (động cơ kết hợp diesel gas)


Dự án 1241 RE là phiên bản xuất khẩu của Dự án 1241, (NATO gọi là Tarantul-II), với các biến thể khác nhau phục vụ cho Hải quân Liên Xô và thay loại radar tìm kiếm mục tiêu Monolith lắp đặt phía trên buồng điều khiển, cho loại radar tìm kiếm mục tiêu Garpun-Bal (NATO gọi là Plank Shave ) ở trên cùng của cột buồm.

Radar vị trí lắp đặt radar Monolith được thay thế cho radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel điều khiển hỏa lực cho pháo hạm AK-176 và súng AK-630.


Dự án 1241 RE tàu chiến được trang bị vũ khí với 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit, trang bị ít hơn so với các biến thể của Nga, 1 pháo hạm AK-176 nòng 76.2 mm, 2 pháo AK-630, tên lửa phòng không tầm thấp Igla.

Trong bức ảnh, phiên bản Dự án 1241,8 Molniya xuất khẩu sang Ấn Độ, pháo hạm AK-176 phía trước  được thay thế bởi pháo OTO 76mm SRGM của Pháp.

Hải quân nhân dân Việt Nam đã đặt hàng loại tàu chiến này tàu từ năm 1999, với bốn tàu đã được chuyển giao vào đầu những năm 2000. Hiện nay, Việt Nam sẽ tự đóng tàu với sự giúp đỡ và chuyển giao công nghệ từ Nga. Ít nhất 6 đơn vị tàu tên lửa Tarantul đang được phục vụ trong lực lượng  Hải quân nhân dân Việt Nam.

Nga ngoài tên gọi Molniya nó còn được gọi là “Sấm sét”. Phiên bản này còn được gọi là Dự án 1241,1 Molniya, 1241.1/1241.8 là cùng một dự án, lý do cho các tên khác nhau là do nó được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác nhau .


Dự án 1241,1 là một biến thể cho lực lượng Hải quân Nga chỉ có một chiếc tàu này được đưa vào sử dụng trong lược lượng Hải quân Nga.

Dự án 1241,8 được dành riêng cho các biến thể xuất khẩu. Đặc biệt, biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ pháo hạm AK-176 được thay thế bằng pháo OTO SRGM nòng 76mm của Pháp, radar tìm kiếm mục tiêu được đặt trong mái vòm ở trên đầu cột buồm. Việt Nam nhận được các tàu thuộc dự án 1241,8 đều sử dụng của các hệ thống điều khiển điện tử và vũ khí từ Nga.


Tàu hộ tống tên lửa Molniya với 4x4 SSM Uran E phạm vi hỏa lực 130 km (ảnh: giaoduc, ttvnol)

Giữa Molniya và Tarantul có nhiều sự khác biệt dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, cấu trúc thượng tầng Molniya được chia thành 3 cấp, 3 loại khác nhau của việc bố trí lắp đặt radar.

Thứ nhất, hệ thống radar điều khiển khỏa lực cho tên lửa diệt tàu loại Garpun-Bal-E được đặt phía trên buồng chỉ huy (trong khi dự án 1241 RE Tarantul, radar nằm trên đỉnh cột buồm), tiếp theo là các hệ thống điều khiển hỏa lực Vympel MR-123 radar pháo hạm AK-176 và súng AK-630, và trên cột buồm đặt các radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 positiv-E (lưu ý tàu tên lửa dự án 1241 RE Tarantul không có loại radar).


Vũ khí của Molniya mạnh hơn Tarantul, Molniya được trang bị lên đến 16  tên lửa Kh-35 Uran-E (NATO gọ là  SS-N-25 tầm hiệu quả 130 km, với bốn tên lửa mỗi cụm .



Dự án 1241,8 Molniya pháo hạm được trang bị loại AK-176M nòng 76,2 mm, 2 hai súng AK-630M, tên lửa đối không, Igla-1M, (trong vũ khí Nga, chữ M được sử dụng là ký hiệu cho các biến thẻ vũ khí được hiện đại hóa).

Hệ thống động cơ của hai con tàu đều giống nhau đều được sử dụng động cơ CODOG (kết hợp diesel tua bin khí). Lượng choán nước của Molniya nhiều hơn một chút so với Tarantul do mang nhiều tên lửa hơn (550 tấn so với 490 tấn).


Nhìn chung, khả năng chiến đấu của Molniya là cao hơn so với Tarantul. Hải quân nhân dân Việt Nam đang có 2 tàu tên lửa Molniya trong biên chế, ngoài 10 chiếc đang được xây dựng theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Nga đóng tại Việt Nam.

Đối với người Việt Nam gọi là Tarantul chỉ dành cho Dự án 1241 RE, với Nga Dự án 1241,8 là một biến thể riêng của Molniya, việc sử dụng các tên cho mỗi biến thể là rất quan trọng để giúp người đọc nhận ra sự khác biệt giữa hai loại tàu chiến.

Theo: Asian Defence

Read more…

Không cần “giải pháp Đặng Tiểu Bình” ở biển Đông

9:18:00 PM |

Yang Razali Kassim - một nghiên cứu sinh cao cấp của Học viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Trường Đại học Tổng hợp công nghệ Nanyang (Nam Dương -Singapore)- khẳng định sự cần thiết phải có Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) nhằm xoa dịu những tuyên bố lãnh hải.

Việc chuyển từ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) sang COC là cấp thiết nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng trên biển Đông- tờ The Nation đăng các bài viết của Yang Razali Kassim cho hay.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thể hiện mong muốn sớm đạt được COC trên biển Đông. Tinh thần này đã từng được thể hiện trong thông cáo chung giữa lãnh đạo Việt Nam và Singapore nhân chuyến thăm Singapore gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Sự cấp thiết về việc bắt đầu phải đàm phán về COC cũng đã được thể hiện ở từng nước ASEAN, kể từ khi khối này khôi phục được một phần uy tín bằng Nguyên tắc 6 điểm hôm 26.7- sau thất bại tại Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 45 ở Phnom Penh không ra được thông cáo chung về tranh chấp trên biển Đông.

Dự thảo COC- từng được ASEAN thảo luận tại Phnom Penh- phải được đưa ra đàm phán với Trung Quốc và phải được chuẩn bị sẵn vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới. Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp nhau trước và sau đó sẽ có các cuộc gặp thượng đỉnh với các đối tác Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng 5 cường quốc khác- trong đó có Mỹ.

Những bên tham gia chủ chốt này có quyền lợi trong một khu vực có những căng thẳng liên tiếp về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông. Những người theo chủ nghĩa dân tộc bài Nhật tại Trung Quốc đang đe dọa đẩy nhanh tới một cuộc đối đầu giữa hai quốc gia láng giềng này xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á sắp tới vì thế sẽ là những cuộc gặp quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo khu vực trong năm. Chúng sẽ có ảnh hưởng tới hòa bình khu vực và sự hình thành kiến trúc an ninh của không chỉ với Đông Á, mà còn cả khu vực rộng lớn hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Với khoảng thời gian chỉ còn hơn một tháng, thì việc thúc đẩy tiến trình COC để sẵn sàng cho đàm phán ít nhất là về khuôn khổ là điều quan trọng. Nếu có thể thực hiện được, một COC có khả năng cũng sẽ trở thành một khuôn mẫu cho việc giải quyết tranh chấp trên biển Hoa Đông. Mỹ- trong khi vẫn tuyên bố trung lập- đã khuyến cáo về một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu có sự tính toán sai lầm xung quanh tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang trở nên ngày càng căng thẳng. Không cần phải nói, những lời bóng gió giống nhau đằng sau sự vội vàng gần đây của ASEAN về COC là vì biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc- với tư cách là một bên tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ ở cả hai vùng biển và là một bên then chốt trong COC với ASEAN- dường như lại không vội vã. Trong chuyến thăm Jakarta- một phần trong hành trình khu vực gần đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện DOC. Nhưng vào thời điểm hiện nay, việc làm này nên "dựa trên cơ sở của sự nhất trí" để tiến tới "thông qua COC". Ông này cũng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ tiếp cận COC "khi thời điểm chín muồi."

Nói một cách khác, cho dù ASEAN có nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên biển Đông thì họ cũng vẫn chưa có được sự đồng tình của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trước khi COC được thỏa thuận, Bắc Kinh vẫn còn muốn tập trung vào thực hiện DOC - là một bước quan trọng trước khi có COC. Rõ ràng việc đàm phán COC là rất khó khăn vì sẽ bị kéo dài. Trong khi ASEAN và các bên khác muốn thúc đẩy việc này, đặc biệt là khi căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng, thì Trung Quốc dường như lại có ý định chờ một cơ hội khác

Không giống như DOC, COC được cho là có sự ràng buộc. Nhưng liệu nó có cần phải như vậy khi chưa có sự chắc chắn. ASEAN đã đề xuất các nhân tố then chốt để phản ánh các nguyên tắc chính trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế; và các cơ chế cho việc giải quyết tranh chấp và giám sát việc thực hiện COC. Cho tới nay, các nhân tố then chốt này đã được chuyển cho phía Trung Quốc xem xét.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tham gia ở điểm nào trong việc soạn thảo COC? Ngày 4.4, phía Philippines đã nói rằng chỉ có các thành viên ASEAN mới được tham gia soạn thảo. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa có một chiến thuật khác, cho biết cần có trao đổi liên tục thông qua khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc trước khi ASEAN có được lập trường cuối cùng.

Theo Trung Quốc, tranh chấp trên biển Đông nên được đưa ra chỉ trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc (ASEAN+1). Nói một cách khác, việc soạn thảo COC nhất thiết phải có sự nhất trí của Bắc Kinh. Công thức của Ngoại trưởng Marty về sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình soạn thảo như vậy là một sự thỏa hiệp: Nó cho phép ASEAN có khoảng trống của riêng mình để thảo luận về những gì là quan trọng có thể ảnh hưởng tới các nước thành viên có tuyên bố chủ quyền, trong khi vẫn tiến hành trao đổi với Trung Quốc như một bên đàm phán.

Như biện pháp xây dựng lòng tin, một COC khu vực phù hợp với địa chiến lược của Trung Quốc. Cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình từng đưa ra công thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ: Các bên tranh chấp nên gác lại các tuyên bố của mình cho tới khi có được một giải pháp và trong khi vẫn cùng phát triển các khu vực tranh chấp. Nếu Bắc Kinh thực hiện cái gọi là "giải pháp Đặng Tiểu Bình", việc cùng phát triển sẽ là một trong những nhân tố then chốt trong dự thảo của Trung Quốc về COC.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nó sẽ được các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền chấp nhận. Trong khi ''công thức của Đặng Tiểu Bình'' là thực dụng, tranh chấp cơ bản về chủ quyền vẫn sẽ theo cách này. Trên thực tế, một số nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể ưu tiên cách tiếp cận "phát triển trước, giải quyết sau". Nhưng họ sợ rằng, việc chấp nhận như vậy có thể là ngụ ý công nhận tuyên bố của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp (?).

Nhưng dù sao, việc chuyển từ DOC sang giai đoạn COC vẫn là điều quan trọng nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng gần đây trên biển Đông. Thực tế, nó có thể cũng có ảnh hưởng tới những căng thẳng ở phía bắc trên biển Hoa Đông- nơi người ta kêu gọi cần có những ''cái đầu lạnh''.
Theo Vietnam+
Read more…