Philippines sẽ nhận hai tàu chiến từ Hoa Kỳ. Đài Loan trang bị cho các tàu ngầm tên lửa mới cũng của Mỹ. Việt Nam tích cực và rộng rãi kỷ niệm 40 năm trận hải chiến với Trung Quốc và đòi trả lại quần đảo Hoàng Sa đã mất vào khi ấy. Những sự kiện lần lượt diễn ra trong bối cảnh sự bất bình gay gắt của Manila, Hà Nội và Đài Bắc trước những qui định về đánh bắt cá được Trung Quốc áp đặt trong vùng biển Hoa Nam /Biển Đông/ nhiều tranh chấp.
Sáng 15/1, tại Quân cảng Lữ đoàn Tàu ngầm 189, Căn cứ Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tiếp nhận tàu ngầm HQ-182 Hà Nội - Ảnh QĐND
Hôm thứ Tư tuần này, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Emmanuel Bautista cho biết, hai chiến thuyền mới sẽ được Philippines tiếp nhận theo hiệp định công bố hồi tháng 12 năm 2013 về viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. Trị giá thỏa thuận này tương đương 40 triệu đô la. Cũng trong năm nay, Đài Loan sẽ nhận lô tên lửa Harpoon của Mỹ để bổ sung cơ số đạn cho tàu khu trục và máy bay chiến đấu F-16. Các tên lửa này cũng đang được trang bị cho hai tàu ngầm của Đài Loan đang đóng tại Hà Lan.
Tiến trình diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines và Đài Loan phát sinh căng thẳng mới. Các nước này bác bỏ việc Bắc Kinh yêu cầu phải xin phép khai thác hải sản trong vùng Biển Đông, là khu vực có nhiều tranh cãi. Việt Nam cũng phản đối dữ dội qui định mới của Trung Quốc về đánh bắt cá biển, được áp dụng từ ngày 1 tháng Giêng năm 2014. Các vùng biển mà Việt nam có kỳ vọng chủ quyền cũng lọt vào khu vực bị Trung Quốc khoanh vùng. Hà Nội coi yêu sách của Bắc Kinh là mối đe dọa cho sự toàn vẹn lãnh thổ và vi phạm thô bạo chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Spratly /Trường Sa/ và Parasel /Hoàng Sa/.
Vào những ngày này, Việt Nam tổ chức những hoạt động đánh dấu 40 năm cuộc hải chiến với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyên viên Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện HLKH Nga) đã nhắc lại một số chi tiết:
“Ngày 15 tháng Giêng 1974, các “ngư dân” Trung Quốc “đổ bộ” lên các đảo của Hoàng Sa, khi đó do quân lực Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát. Họ cắm cờ Trung Quốc và xây dựng cơ sở. Chính quyền Nam Việt Nam phái đội bảo vệ biển tới trục xuất các "ngư dân" và nhổ bỏ cờ Trung Quốc. Nhưng đến ngày 17 tháng Giêng, tàu chiến và lính thủy đánh bộ Trung Quốc lại được điều tới khu vực xung đột. Ngày 19 tháng Giêng, lực lượng này bắt đầu bắn phá các đảo. Lực lượng phòng thủ trên đảo nhanh chóng bị đè bẹp vì tương quan không cân bằng, lợi thế lớn thuộc về phía Trung Quốc. Ngày 20 tháng Giêng năm 1974, Bắc Kinh thiết lập sự kiểm soát trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.”
Hiện nay, Hoàng Sa thuộc khu vực thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Những ngày này, người Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng đòi lại quần đảo. Căng thẳng gia tăng. Chuyên viên Dmitry Mosyakov không loại trừ rằng, đụng độ chớp nhoáng bốn mươi năm trước đây lúc này có thể biến thành cuộc chiến qui mô lớn, nếu các cơ chế hòa giải hiện hữu không hoạt động.
Chuyên gia Alexander Larin Viện Nghiên cứu Viễn Đông thì cho rằng, đã có những chuyển biến có lợi mang tính thỏa hiệp trong quan điểm của Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam trên biển.
Bằng chứng là gần đây Bắc Kinh và Hà Nội quyết định lập nhóm làm việc nghiên cứu Biển Đông. Trung Quốc chưa hề có cơ chế tương tự với Philippines, Malaysia và Brunei, là các nước cũng bị cuốn vào cuộc xung đột trên Biển Đông:
“Trung Quốc nhận thấy tình hình không có lợi. Các quốc gia nhỏ hơn bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc sẽ dùng tới sức mạnh quân sự. Ngày càng tăng thái độ bất bình với chính sách của Bắc Kinh. Trung Quốc đi đến kết luận, nên từ bỏ luận đề “không nhượng bộ bất cứ ai” và hành động linh hoạt hơn. Trung Quốc đề xuất công thức thắng lợi chung như chìa khóa giải quyết các xung đột lãnh thổ. Các cuộc đàm phán với Việt Nam đã được thực hiện trên cơ sở này. Đó là cách tiếp cận đúng đắn và rất hiệu quả. Bản chất của cách làm là sự thỏa hiệp. Là một điều đáng hoan nghênh.”
Dù thế nào đi nữa, như Philippines, vào những ngày này Việt Nam đang phô nắm đấm với Trung Quốc. Thời điểm trùng với việc Mỹ phê phán mạnh mẽ qui định đánh cá mới của Trung Quốc. Bắc Kinh tế nhị khuyến cáo Washington không nên đánh tín hiệu sai lệch và khiêu khích tình hình trong khu vực không liên quan đến Mỹ.
Vietnamese.ruvr.ru
Comments[ 0 ]
Post a Comment