Chuyến công du 4 ngày (từ 6/1) tới Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera được dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm. Bởi trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng AK.Antony và lãnh đạo Ấn Độ, ông Itsunori Onodera sẽ đề cập tới tình hình an ninh khu vực đang gia tăng, nhất là giữa Tokyo và Bắc Kinh tại biển Hoa Đông.
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Trong khi đó, 2 tàu hải giám của cảnh sát biển Trung Quốc vừa xâm nhập quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (5/1) và đã neo đậu ở khu vực này 8 ngày liên tiếp. Năm 2013, tàu Trung Quốc đã xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư tổng cộng 53 lần. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân vừa phủ nhận nửa vời việc Bắc Kinh sẽ thu hẹp 7 quân khu xuống 5 quân khu và được tổ chức theo kiểu liên hợp chỉ huy hải - lục - không quân, cùng tên lửa chiến lược trên địa bàn đóng quân của mình.Khả năng khai hỏaNgày 3/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, quân đội Trung Quốc đang lên phương án cải cách, rút từ 7 quân khu xuống 5 quân khu và thành lập 5 Bộ Tư lệnh có quyền điều hành, chỉ huy lực lượng hải - lục - không quân và tên lửa chiến lược. Theo đó, cải cách 3 quân khu Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu thành 3 khu vực quân sự tương ứng với phạm vi tác chiến ở Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông. 4 quân khu còn lại (Bắc Kinh, Thẩm Dương, Lan Châu, Thành Đô) sẽ được tổ chức thành 2 quân khu.Ngoài ra, Bắc Kinh còn giảm quân số từ 2,3 triệu xuống còn 2 triệu, chủ yếu giảm lục quân để tập trung đầu tư cho hải quân, không quân và tên lửa chiến lược. Theo tờ China Daily, hệ thống chỉ huy tác chiến chung nhấn mạnh sẽ giúp quân đội phản ứng nhanh chóng với sự việc bất ngờ.Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc đang tổ chức lại lực lượng vũ trang nhằm đáp ứng nhanh hơn với tình huống khủng hoảng. Đây là bước chuyển từ chiến lược quân sự phòng thủ sang tăng tính cơ động và tác chiến nhanh hơn, là động thái nhằm đối phó với liên minh Nhật - Mỹ, cũng như tăng cường khả năng tấn công, kiểm soát không phận và hải phận ở Biển Đông và biển Hoa Đông.Theo giới quân sự, cải cách là cần thiết, nhất là khi tranh chấp lãnh thổ căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông đã tạo ra thách thức mới cho quân đội Trung Quốc. Bởi Tư lệnh các quân khu không đủ thẩm quyền điều động lực lượng hải quân, không quân trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel gặp người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera
Ngày 3/1, tờ Daily Mail của Anh nhận định, một cuộc chiến tranh giữa các nước lớn trong thế kỷ XXI sẽ có sức công phá khủng khiếp, chưa từng thấy bởi được tiến hành bằng các loại vũ khí công nghệ cao nhất. Đồng thời cảnh báo, căng thẳng giữa Tokyo, Washington và Bắc Kinh đã gia tăng trong nhiều năm qua và một hành động nhầm lẫn có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh cũng gia tăng theo.Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện, nhưng theo Daily Mail, lịch sử thế giới đã chứng minh, rằng các quốc gia tạo ra lực lượng vũ trang hùng mạnh với những vũ khí đắt tiền thì sớm hay muộn cũng sẽ cảm thấy “ngứa ngáy” muốn sử dụng chúng.Giáo sư Peter Dutton đến từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cũng cho rằng, những căng thẳng ngày càng tăng tại Châu Á - Thái Bình Dương đang tạo ra các vết nứt trong trật tự toàn cầu. Giới quân sự Mỹ nhận định, mối quan tâm chính và kéo dài của quân đội Mỹ là Trung Quốc khi Bắc Kinh đang tái định hình lại trật tự quân sự ở châu Á. Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington Amitai Etzioni cho rằng, có những dấu hiệu ngày càng tăng và Mỹ - Trung đang ở bên miệng hố va chạm.Tờ Giải phóng quân của Quân đội Trung Quốc khẳng định, năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân của Nhật Bản tương đương với Mỹ. Bởi 6 cơ sở tái xử lý nguyên liệu hạt nhân của Nhật Bản có khả năng sản xuất 9 tấn plutonium/năm khiến Tokyo có thể sản xuất 2.000 vũ khí hạt nhân. Do đó, Trung Quốc cần nâng cao năng lực hạt nhân cũng như tăng cường nghiên cứu chiến lược hạt nhân của các nước láng giềng. Cũng theo tờ Giải phóng quân, Trung Quốc quan ngại về việc Mỹ và Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng hải quân ở Châu Á - Thái Bình Dươngtrong tương lai. Đồng thời dự đoán, các cường quốc quân sự sẽ đặt trọng tâm tăng cường phát triển lực lượng hải quântrong năm 2014.Bao giờ Tokyo - Bắc Kinh hòa giải?Ngày 4/1, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã chỉ trích chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh việc ông Shinzo Abe phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự xuống cấp trong quan hệ Nhật - Trung. Trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (tối 4/1), Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng thúc giục Tokyo cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, sau chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới ngôi đền Yasukuni.Trước đó (2/1), Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã thúc giục Nhật Bản giải quyết những khúc mắc ngoại giao với Trung Quốc và Hàn Quốc liên quan đến chuyến thăm đền Yasukuni hôm 26/12/2013 của Thủ tướng Shinzo Abe. Tuy bày tỏ thất vọng về việc ông Shinzo Abe viếng đền Yasukuni, nhưng Washington lại coi việc Thủ tướng Nhật Bản tới đây chỉ là “nhân vật có lập trường khác biệt”.Ngày 2/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng bình luận, sau khi Thủ tướng Shinzo Abe thăm đền Yasukuni đã làm phức tạp thêm việc xử lý một số vấn đề gai góc trong khu vực, đồng thời đẩy Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan. Cũng trong ngày 2/1, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se một lần nữa chỉ trích việc các chính trị gia Nhật Bản viếng thăm đền Yasukuni. Ngày 1/1, Đài NHK dẫn tuyên bố của Tokyo khẳng định sẽ kiên trì giải thích với Trung Quốc và Hàn Quốc về chuyến viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe.“Chính phủ Nhật Bản có thể sụp đổ vì Thủ tướng Shinzo Abe thăm đền Yasukuni” là nhận định của ông Jiro Honzawa, học giả nghiên cứu về Nhật Bản, từng hộ tống Thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1979. Học giả Jiro Honzawa dự đoán, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ còn tới thăm đền Yasukuni và điều này sẽ gia tăng ác cảm của công chúng đối với ông.Ngày 1/1, tờ Sankei Shimbun đăng phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe, theo đó đến năm 2020 (sau khi Tokyo tổ chức Thế Vận hội Olympic), Nhật Bản sẽ sửa đổi hiến pháp hòa bình (bản hiến pháp do Mỹ chắp bút, trong đó giới hạn hoạt động của quân đội Nhật Bản chỉ ở mức phòng vệ) và việc này được coi là hành động chọc tức Trung Quốc. Sau khi lên cầm quyền (tháng 12/2012), ông Shinzo Abe nhiều lần nói rằng, bản hiến pháp hiện nay cần phải xem xét lại, sửa đổi lại cho thích hợp với sự thay đổi của tình hình bởi nó được viết ra cách đây hơn 6 thập niên.Theo Đài NHK, Chính phủ Nhật Bản sẽ họp cấp bộ trưởng đầu tiên trong tháng 1 để thảo luận về dự luật giám sát vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Cuộc họp này sẽ do Bộ trưởng Chính sách biển và Các vấn đề lãnh thổ Yamamoto Ichita chủ trì. Đây là nỗ lực phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển của Nhật Bản, trong đó có cả methan hydrate (còn gọi là băng cháy).Ai muốn làm chủ Châu Á - Thái Bình Dương?Ngày 2/1, Đài NHK cho biết, Washington đã thể hiện sự sẵn sàng theo đuổi đến cùng cam kết chuyển hướng trọng tâm chiến lược tới Châu Á - Thái Bình Dương. Để hiện thực hóa kế hoạch này, Mỹ đã đẩy nhanh các nỗ lực cơ cấu lại lực lượng quân sự trong khu vực và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do với các đối tác xuyên Thái Bình Dương. Chuyến công du châu Á trong tháng 4 sắp tới của Tổng thống Barack Obama là minh chứng cho nhận định kể trên.Trong bài viết trên tờ Huffington Post, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel nhấn mạnh, an ninh và thịnh vượng của Mỹ gắn liền với sự phát triển hòa bình ở Châu Á - Thái Bình Dương. Việc Ngoại trưởng John Kerry thăm châu Á 4 lần trong 9 tháng năm 2013 là minh chứng cho tuyên bố kể trên. Trong khi đó, Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, chiến lược của Hải quân Mỹ trong giai đoạn 2014-2018 sẽ tăng cường lực lượng Hải quân Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Tàu hải giám Trung Quốc
Theo tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản, hiện không có điểm nóng nào quan trọng hơn biển Hoa Đông. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu kinh tế hiện đại Hàn Quốc công bố “10 xu thế lớn toàn cầu năm 2014”, theo đó cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và vị thế “cảnh sát thế giới” của Mỹ yếu đi một cách tương đối, năm 2014, tranh chấp khu vực xoay quanh lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước trên thế giới có xu hướng gia tăng.Tờ Yomiuri Shimbun cho biết, từ năm 2015, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ triển khai máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk ở căn cứ không quân Misawa thuộc tỉnh Aomori để tăng cường giám sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và toàn bộ các cụm đảo tây nam. Còn không quân Mỹ cũng có kế hoạch triển khai máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk ở căn cứ Misawa, Nhật Bản từ năm 2014.Ngày 3/1, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn trang mạng “Đài tiếng nói nước Nga” đưa tin, chuyên gia quân sự Vasilii Cashin (Vasily Kashin) thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, 2013 đã trở thành năm có sự thay đổi to lớn trong chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh tới việc thực hiện tham vọng trở thành cường quốc quân sự trên thế giới. Và trong một số năm tới, những thành quả cải cách này sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt tới tình hình chính trị và quân sự toàn cầu.Cũng theo chuyên gia quân sự Vasilii Cashin, Trung Quốc có khả năng tấn công phi hạt nhân ồ ạt, phủ đầu bằng vũ khí tấn công chính xác cao vào các cơ sở hạ tầng giao thông và mục tiêu quân sự của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, làm giảm tốc độ triển khai nhanh lực lượng quân sự Mỹ tới chiến trường. Do đó, để áp chế Trung Quốc, Mỹ phải tái cơ cấu lực lượng toàn cầu.Bởi Mỹ tuy đã chuyển trọng tâm chiến lược tới Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng Washington lại không thể tập kết được một lực lượng lớn như NATO đã từng duy trì ở đây trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Việc Trung Quốc sở hữu một lượng lớn vũ khí phi hạt nhân như tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có độ chính xác cao, Mỹ cũng phải đầu tư lớn cho lực lượng hải - không quân để bảo vệ các hệ thống phòng thủ tên lửa và tiêu diệt các hệ thống tên lửa cơ động của đối phương.
“Đi đêm có ngày gặp ma”Ngày 2/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn thông tin của tờ Mainichi Shimbum cho biết, một phái đoàn cấp cao quân đội Trung Quốc từng trao đổi với quan chức Nhật Bản mặc cả việc Bắc Kinh sẽ thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông đầu năm 2010. Theo đó, ADIZ Bắc Kinh trao cho Nhật Bản xem khi đó gần giống với phiên bản ADIZ Trung Quốc tuyên bố áp đặt ở biển Hoa Đông từ 23/11/2013. Ngày 3/1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định, sự tương đồng trong giáo dục và quan trọng hơn là các mục tiêu kinh tế giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tạo ra lối thoát cho xung đột đang leo thang giữa Bắc Kinh và Tokyo sau khi ông Shinzo Abe viếng đền Yasukuni, ông Tập Cận Bình thúc đẩy “giấc mơ Trung Quốc” và “phục hưng dân tộc Trung Hoa”.Tờ Tân Kinh báo cho rằng, việc Trung Quốc lần đầu tiên bay thử máy bay trực thăng thông dụng nội địa Z-20 (tác chiến đột kích, ứng phó với xung đột đảo, đá ngầm) cùng máy bay chiến đấu JH-7B (phối hợp tác chiến với tàu sân bay, là vũ khí lợi hại phòng thủ biển gần) cho thấy, Bắc Kinh đang tập trung phát triển máy bay cho hướng biển.Sáng 31/12/2013, tàu hộ vệ tên lửa Type 056 (được trang bị 4 tên lửa chống hạm C-803 với tầm bắn tối đa lên đến 200km, cùng pháo AK-176M, tên lửa phòng không FL-3000N) thứ 9 mang số hiệu 586 Cát An đã chính thức được biên chế cho Hạm đội Đông Hải, Trung Quốc. Dự kiến, Trung Quốc sẽ đóng tổng cộng 50 tàu loại này để thay thế các tàu Type-053 thế hệ cũ và trở thành loại tàu chiến nòng cốt để bảo vệ các khu vực biển ven bờ của Trung Quốc.Theo Đài Truyền hình Thâm Quyến, Trung Quốc, sau khi hải quân được trang bị tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr (4 chiếc theo hợp đồng trị giá 315 triệu USD), Bắc Kinh sẽ rút ngắn thời gian tiến quân ra quần đảo Điếu Ngư/Sensaku, cũng như quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông, tàu đổ bộ lớp Zubr sẽ đóng vai trò quyết định do tốc độ siêu nhanh và kích thước lớn - gấp 3 lần tàu tuần tra được trang bị bởi Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Ngày 3/1, tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin, tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã có khu thương mại “tương tự như Vương Phủ Tỉnh (một trong những phố mua sắm nổi tiếng nhất ở thủ đô Bắc Kinh). Trước đó (1/1), Trung Quốc đã ngang nhiên tổ chức lễ thượng cờ tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đây là hành động phi pháp mới cần lên án.
Bởi kể từ 1/1/2014, Trung Quốc bắt đầu triển khai cái gọi là đợt huấn luyện chấp pháp, xử phạt tàu đánh bắt phi pháp với sự tham gia của 14 thuyền và 190 nhân viên. Và đối tượng đánh bắt phi pháp sẽ bị phạt 5.000 NDT, bị tịch thu thiết bị. Cùng ngày, Trung Quốc cho công bố wesbite của cái gọi là “chính quyền Thành phố Tam Sa” và phát hành “nhật báo Tam Sa”. “Thị trưởng Tam Sa” Tiêu Kiệt ngang nhiên tuyên bố, năm 2014 sẽ là “cơ hội để phát triển xây dựng thành phố”.
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
PetroTimes
Comments[ 0 ]
Post a Comment