Theo ý kiến của một vị tướng cao cấp quân đội Trung Quốc cho biết, những cuộc xung đột vũ trang trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển của Trung Quốc sẽ là một cơ hội tốt để kiểm tra sức mạnh "cấp tiến" của quân đội Trung Quốc. Trong khi đó các nhà phân tích và các nhân vật quân sự khác của Bắc Kinh lại biện minh rằng ý kiến đó là "sai lầm" và nó "không phải là chủ trương chính sách" của Bắc Kinh.
Năm 1988 Trung Quốc chiếm đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
năm 1994 TQ lắp đặt hệ thống radar, nay lắp đặt mạng điện thoại di động.
Tướng Lưu Á Châu (Liu Yazhou, 刘亚洲), Chính uỷ Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa, Cha ông là một sĩ quan cao cấp trong quân đội và cha vợ là Lý Tiên Niệm (Li Xiannian, 李先念) một trong các vị “bát tiên” của Trung Quốc và đã là Chủ tịch của Trung Quốc (18/06/1983 – 08/04/1988) dưới thời Đặng Tiểu Bình.
Tướng Lưu Á Châu cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí, rằng bằng cách "nắm bắt lấy cơ hội" này quân đội (Trung Quốc) có thể sẽ biến thành một sức mạnh quyền lực hiện đại ngang tầm với Hoa Kỳ.
Trước đó ông cũng đã cho rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ có được vị trí chiến lược (trên thế giới) nếu chỉ dựa vào sự giàu có. “Một quốc gia chỉ chú tâm đến sức mạnh của đồng tiền là một quốc gia lạc hậu và ngu dốt,” ông viết. “Điều chúng ta có thể tin vào là sức mạnh của sự thật. "Ở những khu vực biên giới, nơi quân đội (Trung Quốc) của chúng tôi đã giành được chiến thắng thì nơi đó hòa bình và ổn định hơn, nhưng những nơi chúng tôi đã thể hiện sự hèn nhát thì lại có tranh chấp nhiều hơn nữa."
Các nhà phân tích cho biết ý tưởng "cấp tiến"của ông Lưu có thể đã phản ánh đúng mưu đồ của một số nhà lãnh đạo PLA trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng họ lại đi ngược lại với những chiến lược của chính phủ và rằng các cuộc xung đột sẽ gây nên những tổn hại cho các lợi ích lâu dài của quốc gia.
"Ý kiến của ông Lưu chỉ phản ánh cho quan điểm của ông ấy hay là toan tính của một số quan chức quân sự cấp cao (Trung Quốc), và ý kiến đó không phải là đường lối của quân đội Trung Quốc", Trung tướng Từ Quang Vũ (Xu Guangyu 徐光宇) vị tướng về hưu và là nhà nghiên cứu chiến lược quân sự của TQ cho biết.
Trong khi đó ông Antony Wong Dong, Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế Ma Cao cho biết rằng, ý kiến của ông Lưu là nhằm để biện minh cho các hoạt động quân sự táo bạo của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, từ khi Bắc Kinh tuyên bố vùng xác lập khu vực nhận dạng phòng không tại đây vào năm ngoái.
"Ý kiến của ông Lưu chắc chắn là nhằm mục đích để làm hài lòng Chủ tịch Tập Cận Bình, như việc ông Tập Cận Bình cũng cần thể hiện rằng vùng ADIZ trên biển Hoa Đông đang được quân đội thực thi," ông cho biết.
Ông Lưu cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng, Trung Quốc đã không tham gia vào cuộc chiến tranh cơ giới nào từ sau cuộc chiến ngăn năm 1979 với Việt Nam. Trong khi quân đội Hoa Kỳ đã chỉ huy và thực hiện nhiều chiến dịch phức tạp trong những thập kỷ gần đây. Lưu cho biết rằng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, PLA đã chiến đấu với quân đội Mỹ tại Hàn Quốc trong những năm 1950, một cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ vào năm 1962, một trận chiến với Liên Xô về chủ quyền của đảo Zhenbao (đảo Damansky) vào năm 1969 và cuộc xung đột với Việt Nam vào năm 1979.
Lưu cho biết, hiện nay quân đội Trung Quốc đã có "một cơ hội chiến lược" để tăng cường khả năng quân sự của mình và để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng biển Đông và Nam Trung Quốc, nơi mà Trung Quốc có các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và các nước châu Á khác.
Lý kiệt ( Li Jie, 李杰) thuộc Học viện Hải quân Trung Quốc cho biết, lập luận của ông Lưu về việc quân đội Trung Quốc có thể đã mang lại hoà bình và ổn định trên khu vực biên giới là sai lầm. "An ninh biên giới của Trung Quốc không dựa vào sức mạnh quân sự. Chúng tôi có hơn 20 quốc gia láng giềng và chỉ có một vài nước xúc tiến chống lại chúng ta. Hầu hết các khu vực biên giới của chúng ta đã có được sự hòa bình trong nhiều thập kỷ," ông nói.
Ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), giám đốc Viện nghiên cứu về sức mạnh hải quân và chính sách quốc phòng tại Thượng Hải cũng không đồng ý với đánh giá của ông Lưu.
"Chiến thắng của quân đội Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh với Liên Xô trước đây, Việt Nam và Ấn Độ là một thất bại trong việc mang lại một nền hòa bình thực sự cho Trung Quốc. Yếu tố chính năm ở các cuộc đàm phán chính trị và ngoại giao, những kết quả đó mới đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của Trung Quốc trong những thập kỷ qua."
Cựu bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Andrew Yang Nien-dzu cho biết, cuộc phỏng vấn của ông Lưu là nhằm kích động tinh thần lực lượn quân đội Trung Quốc và khuyến khích họ phải trải qua các bài tập cường độ cao hơn và tiến hành cải cách quân sự, đó là tất cả các yêu cầu của Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền kiểm soát quân đội vào năm 2012.
Ý kiến của ông Lưu không có nghĩa là "Bắc Kinh sẽ ngay lập tức có những hành động quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, vì điều này không phù hợp với chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia", Yang cho biết.
SCMP
Comments[ 0 ]
Post a Comment