Nhật Bản, Ấn Độ đang có những bước hợp tác chặt chẽ về kinh tế, quân sự, hứa hẹn tiến xa hơn mối quan hệ đối tác song phương.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo năm 2013
Nhật Bản - Ấn Độ siết chặt gọng kìm
Vừa qua bắt đầu từ ngày 25/1/2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bắt đầu chuyến thăm 3 ngày Ấn Độ. Đây là lần thứ hai, người đứng đầu Nhật Bản có chuyến thăm và làm việc tại Ấn Độ.
Tờ Người lao động dẫn nguồn tin từ báo The Times of India khẳng định chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Abe gửi đi một loạt tín hiệu mới đến nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi đó, diễn biến chuyến thăm chắc chắn sẽ được Bắc Kinh theo dõi sát sao bởi Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh cãi gay gắt vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tại biển Hoa Đông.
Nhật Bản, nhất là Thủ tướng Abe, từ lâu muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ để trở thành đối trọng trước một Trung Quốc đang trỗi dậy ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bên cạnh đó, sự hiện diện của ông Abe tại cuộc diễu binh nhân ngày Quốc khánh Ấn Độ (26/1).
Hành động ông Shinzo Abe đến dự lễ duyệt binh của Ấn Độ đã được báo giới quốc tế đánh giá là tín hiệu cho thấy nước Nhật đang theo đuổi chủ nghĩa hòa bình và có thể thoải mái trước bất kỳ sự biểu dương sức mạnh quân sự nào.
Cuộc họp cấp cao giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Manmohan Singh diễn ra ngày 25/1 (giờ địa phương) là một truyền thống trong suốt một thập kỷ qua và là dấu hiệu của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Ấn - Nhật. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin, hai bên dự kiến đánh giá lại tất cả khía cạnh trong mối quan hệ song phương, đồng thời thảo luận những vấn đề quan tâm trong khu vực. Những vấn đề liên quan đến Trung Quốc chắc chắn là nội dung không thể thiếu trong cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo này.
Bên cạnh đó, theo đài CNN, Thủ tướng Abe và Thủ tướng Singh dự kiến bàn về vấn đề đầu tư và hỗ trợ cho dự án hành lang công nghiệp Delhi - Mumbai cũng như các dự án hạ tầng khác nữa, chẳng hạn như hệ thống xe điện ngầm Mumbai. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhiệt tình trong việc chào bán thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn ShinMaywa US-2 độc đáo cho lực lượng phòng vệ Ấn Độ.
Diễu binh Ấn Độ nhân kỷ niệm Quốc khánh năm 2013
Có thể thấy, khi mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng thắt chặt từ kinh tế cho đến hợp tác quân sự, Nhật Bản và Ấn Độ đang sẵn sàng chung lưng đấu cật với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình trước một sức mạnh đang trỗi dậy và đầy tham vọng là Trung Quốc.Ấn Độ vàNhật Bản dường như đang bắt tay để trở thành hai gọng của chiếc kìm kẹp chặt Trung Quốc vào giữa. Bởi hơn ai hết, là láng giềng của Trung Quốc và thường xuyên có những tranh chấp về lãnh thổ, Ấn Độ hiểu rằng họ sẽ gặp rất nhiều phức tạp khi Trung Quốc có được sự trỗi dậy tự do.Trung Quốc tiếp tục leo thang đơn phươngViệc Nhật Bản và Ấn Độ xích lại gần nhau đề phòng Trung Quốc không phải là không có nguyên do. Tờ Thanh Niên dẫn nguồn tin từ Truyền thông nhà nước Trung Quốc theo phát ngôn viên không quân Shen Jinke nói rằng nhiều loại máy bay quân sự Trung Quốc gần đây đã tiến hành tuần tra bên trong ADIZ được Bắc Kinh công bố hồi tháng 11/2013.Ông Shen nói các máy bay Trung Quốc đã xác định một số máy bay quân sự nước ngoài, và đưa ra những cảnh báo. Ông Shen không cho biết đó là những máy bay nào cũng như thời điểm cuộc tuần tra được tiến hành.
Trung Quốc sẵn sàng sử dụng máy bay chiến đấu để bảo vệ vùng nhận diện phòng không tự lậpMỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác coi việc Trung Quốc công bố ADIZ trên biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013 là động thái mang tính khiêu khích, và cho biết sẽ phớt lờ yêu cầu của Trung Quốc (các máy bay nước ngoài phải trình báo kế hoạch bay, cung cấp thông tin nhận dạng và tuân thủ các chỉ dẫn của Trung Quốc).Bắc Kinh đã khẳng định sẽ thực thi “những biện pháp không được xác định” chống lại những máy bay “cứng đầu”.Ông Shen ngày 24/1 đã lập lại quan điểm của Trung Quốc rằng nước này có quyền lập ADIZ như Nhật, Mỹ và các nước khác nhằm bảo vệ bờ biển trước nguy cơ xâm nhập “mang tính thù địch” từ bên ngoài. Theo ông này, ADIZ của Trung Quốc “chỉ đơn thuần là một biện pháp phòng thủ vốn tuân theo tập quán quốc tế”.ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc được xem là nhằm chủ yếu vào các chuyến bay quân sự của Nhật và Mỹ, và việc công bố ADIZ diễn ra sau hơn một năm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật liên quan đến quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.Ngoài ra, Trung Quốc cũng vừa công bố kế hoạch đóng nhiều chiến hạm có sức giãn nước lớn từ 3.500 đến 6.000 tấn để bổ xung sức mạnh cho lực lượng tuần duyên, đủ sức để “thực thi pháp luật trên biển” của Trung Quốc, và đối chọi với lực lượng tuần duyên Nhật Bản.
Nguyên Minh - Báo Đất Việt
Comments[ 0 ]
Post a Comment