Trung Quốc chuẩn bị xây dựng đường băng trên biển Đông
Wednesday, May 14, 2014
Trung Quốc có thể bắt đầu xây dựng đường băng trên quần đảo Nam Sa đang tranh chấp (tức quần đảo Trường Sa).
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose, Trung Quốc chiếm giữ rạn san hô Johnson trên quần đảo này và bắt đầu tập kết vật liệu xây dựng ở đó. Theo ông, tính chính xác hoạt động của phía Trung Quốc được xác nhận bởi kết quả điều tra của Hải quân Philippines.
Nếu thông tin được xác nhận, đây sẽ là đường băng sân bay đầu tiên của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Philippines và Đài Loan đã có các đầu cầu hàng không với khả năng hỗ trợ tranh chấp trong khu vực này. Trong cuộc tranh chấp đối với quần đảo không có người ở và các rạn san hô giàu dầu mỏ và khí đốt còn có Brunei, Việt Nam và Malaysia tham gia.
Gần đây, Bắc Kinh và Manila đã tấn công lẫn nhau. Tàu tuần tra Trung Quốc đã cố gắng mặc dù không thành công để ngăn chặn tàu Philippines canh giữ một trong những bãi cát ngầm tranh chấp. Còn Philippines thì bắt giữ 11 ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt rùa biển trong khu vực thuộc Philippines.
Dù thế nào đi nữa, mỗi bên cáo buộc đối thủ đã có hành vi hung hăng. Trong khi đó, chiến lược của Bắc Kinh rõ ràng là đang thay đổi. Trước đó, họ thông báo tuyên bố của mình, nhưng bây giờ họ thực hiện các tuyên bố đó. Trung Quốc nổi lên từ bóng tối, họ tích lũy nguồn lực tài chính rất lớn và nâng cao nền kinh tế, tăng cường lực lượng vũ trang. Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Alexander Larin nói:
“Thật khó để nói tình hình sẽ phát triển như thế nào. Rõ ràng là Trung Quốc đang thực hiện một số quyết định về đường lối và làm trầm trọng thêm mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, mặc dù trên thực tế nước này có quan hệ thương mại và kinh tế rất gần gũi với với các quốc gia láng giềng. Về chính trị, hoạt động của Trung Quốc dựa trên tình hữu nghị với họ. Lãnh đạo Trung Quốc đi thăm các nước ASEAN và được hoan nghênh. Dường như phát triển các mối quan hệ gần gũi, nhưng ở Biển Đông Trung Quốc có một chính sách nghiêm ngặt. Nó sẽ kết thúc ra sao, rất khó để dự đoán. Trong khi đó, rõ ràng là không thể thuyết phục Trung Quốc một cách thành công.”
Trong cuộc chiến vì lợi ích của mình trong Biển Đông, Trung Quốc chiến đấu trên hai mặt trận. Trong những ngày gần đây, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thăm dò dầu khí gần quần đảo mà người Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Mỗi bên kéo đến khu vực này hàng chục tàu chiến. Trong các vụ đụng độ vũ khí không được sử dụng. Tuy nhiên, có những người bị thương, bao gồm cả do sử dụng vòi rồng công suất mạnh.
Tình hình càng thêm căng thẳng khi diễn ra cuộc biểu tình ở một số khu công nghiệp miền Nam Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc. Ngày 13 tháng Năm, hơn 15 000 công nhân làm việc trong các công ty Trung Quốc đã xuống đường chống hoạt động khảo sát của Trung Quốc trong biển Đông.
Đó là các cuộc biểu tình lớn nhất tại Việt Nam trong giai đoạn xung đột với Trung Quốc trong vấn đề biển đảo. Những người biểu tình đã gây thiệt hại cho cả doanh nhân Đài Loan. Trong các cuộc bạo loạn nhà máy thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Đài Loan bị đập phá, ít nhất có hai doanh nhân Đài Loan bị thương. Người biểu tình gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một số công ty Đài Loan, vì họ nhầm tưởng rằng các nhà máy có tên ghi bằng chữ tượng hình là của Trung Quốc.
Cần lưu ý rằng những hoạt động này diễn ra một ngày sau khi Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc của mình đối với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc họp báo ở Washington với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Shanmugam Kasivisvanathanom. Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị kêu gọi Washington có thái độ "khách quan và công bằng" đối với tình huống xung quanh giàn khoan của Trung Quốc.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment