Mỹ quay lại khu vực Đông Nam Á
Thursday, May 1, 2014
Chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kết thúc tại Manila.
Một vài giờ trước khi ông Obama đến Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gasmin và Đại sứ Mỹ Philip Goldberg đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự trong thời hạn mười năm. Thỏa thuận liên quan đến việc triển khai quân đội Mỹ tại Philippines, cũng như bố trí tại đó các lực lượng hàng không và hải quân của Hoa Kỳ. Tài liệu không nêu rõ số lượng quân Mỹ sẽ được triển khai. Theo Bộ Quốc phòng Philippines, điều đó sẽ phụ thuộc vào các hoạt động quân sự chung của hai nước. Thời gian lưu trú của các đơn vị quân đội Mỹ tại quốc đảo cũng không được nêu cụ thể, nhưng nhấn mạnh là chỉ là tạm thời và điều đó không mâu thuẫn với Hiến pháp Philippines. Các chuyên gia cho rằng người Mỹ có thể sử dụng các căn cứ cũ là Subic Bay và Clark Field mà họ đã buộc phải rời bỏ năm 1992.
Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông Dmitry Mosyakov cho rằng thỏa thuận về việc nối lại sự hiện diện của Mỹ ở Philippines là một bước tiến lớn trong quan hệ song phương:
“Xung đột gay gắt nhất trong những năm gần đây ở Biển Đông liên quan với Philippines. Một thời gian dài người Mỹ không muổn thể hiện sự quan tâm của mình trong vấn đề này. Hôm nay, đồng ý mang quân trở lại Philippines, Mỹ đang trở thành người tham gia trực tiếp trong các trò chơi lớn ở Đông Nam Á. Washington cần sự hiện diện của lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ ở Philippines để tránh bị thiệt thòi trong trường hợp tình hình ở biển Hoa Nam và Biển Đông xấu đi. Nếu tính đến việc xây dựng căn cứ mới của Mỹ tại Úc, gia tăng hiện diện của Mỹ ở Philippines cho thấy Mỹ đang trở lại khu vực Thái Bình Dương.”
Chuyến thăm của tổng thống Obama đến khu vực Thái Bình Dương nhằm mục đích cho thế giới thấy rằng, đối với Hoa Kỳ, khu vực này chiếm vị trí đầu tiên, châu Âu và các sự kiện ở Ukraine khôngthể khiến cho Mỹ lơ là các vấn đề trong khu vực. Một mục tiêu khác là hỗ trợ các đồng minh. Đối với Philippines - đồng minh chính của Mỹ ở Đông Nam Á, sự hỗ trợ này là cụ thể nhất. Và mặc dù Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ không có mục đích "kiềm chế Bắc Kinh" và quan tâm đến Trung Quốc hùng mạnh và "có trách nhiệm", nhưng ông ta khó mà đánh lừa được ai đó. Ông Dmitry Mosyakov nói:
“Tổng thống Obama nói về một nước Trung Quốc hùng mạnh và có trách nhiệm. Nhưng khi ông ta gửi quân đến Philippines, hỗ trợ Nhật Bản trong quá trình chống Trung Quốc, công nhận quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) là một phần không tách rời của lãnh thổ Nhật Bản và là đối tượng chịu sự bảo vệ của Mỹ, khi có thái độ đồng tình với kế hoạch tái quân bị Nhật Bản, tất cả lời nói của ông ta mâu thuẫn với việc làm và thể hiện quyết tâm chống Trung Quốc ở Đông Á.”
Một mặt Hoa Kỳ không quan tâm đến sự suy giảm quan hệ với Trung Quốc - mối quan hệ giữa hai quốc gia quá mạnh mẽ và đa dạng. Mặt khác, lợi ích của Trung Quốc trái ngược với ý định của Hoa Kỳ là muốn chiếm vai trò hàng đầu ở Thái Bình Dương. Tình hình phức tạp này dẫn đến gia tăng căng thẳng trong khu vực Đông Á và đưa khu vực này tới bờ vực xung đột nghiêm trọng, chuyên gia Nga nhận xét.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment